I.Mục tiêu:
- Biết đếm, đọc, viết các số đến 100.
- Nhận biết được các số có một chữ số, các số có hai chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có một chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có hai chữ số; số liền trước, số liền sau.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ kẻ ô vuông (BT2 SGK)
21 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1184 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 1 - Trần Thị Định Năm học 2013-2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nối tiếp từng đoạn trong bài Có công mài sắt có ngày nên kim
-GV nhận xét và ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (2’)
2. Luyện đọc (17’)
a. GV đọc mẫu:
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ
+ Đọc từng câu:
- HS đọc nối tiếp nhau từng câu trong mỗi đoạn.
- GV uốn nắn tư thế đọc, đọc đúng cho các em.
-GV ghi bảng : tự thuật, quê quán, nơi ở hiện nay.
-HS đọc từ khó.
+ Đọc từng đoạn trước lớp:
-GV chia bài thành 2 đoạn: Đoạn 1: Từ đầu cho đến quê quán; Đoạn 2: Quê quán đến hết
-GV treo bảng phụ và hướng dẫn cách đọc.
.Họ tên // Bùi Thanh Hà . //
.Nam, nữ // nữ
- GV hướng dẫn ngắt nghỉ đúng chổ.
- HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn trong bài.
- GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
+ Đọc từng đoạn trong nhóm.
Các nhóm (2 người) luôn phiên nhau đọc.
+ Thi đọc giữa các nhóm.
+ GV cùng HS các nhóm nhận xét.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:(10’)
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
? Em biết gì về bạn Thanh Hà
? Nhờ đâu mà em biết về bạn Thanh Hà như vậy (nhờ bản tự thuật)
?Hãy cho biết họ và tên em
-HS thực hành từng cặp một
-Một số HS lên bảng trình bày.
4.Luyện đọc lại bài (10’)
-3 HS đọc lại bài.
-GV cùng SH nhận xét.
7.Củng cố,dặn dò: (2’)
-GV nhận xét giờ học.
-Về nhà xem bài sau.
-------------------------------------
Tự nhiên và xã hội
Cơ quan vận động
I.Mục tiêu:
-Nhận ra cơ quan vận động gồm có bộ xương và hệ cơ.
-Nhận ra sự phối hợp của cơ và xương trong các cử động của cơ thể.
-HS khá, giỏi nêu được ví dụ sự phối hợp cử động của cơ và xương.
-Nêu tên và chỉ được vị trí các bộ phận chính của cơ quan vận động trên tranh vẽ hoặc mụ hỡnh.
II.Đồ dùng:
Tranh
III.Hoạt động dạy-học:
Khởi động:(3’).
-Cho lớp hát bài: Con công hay múa
2.Bài mới(28’)
1.Giới thiệu bài(2’) : Nhờ đâu mầcm các em có thểmúa , nhún chân.... Chúng ta tìm hiểu qua bài Cơ quan vận động.
Hoạt động1:Làm một số cử động.(7’)
+Mục tiêu: HS biết được những bộ phận nào của cơ thể phải cử động khi thực hiện một số động tác như : giơ tay, quay cổ , nghiêng đầu.....
*Cách tiến hành
Bước 1:Làm việc theo nhóm nhỏ.
GVcho HS mở SGK trang 4 và quan sát tranh 1,2,3,4.Và làm theo một số động tác như bạn nhỏ đã làm.
Bước 2:Làm việc cả lớp
-Cả lớp làm lại các động tác do cán sự lớp điều khiển.
?Trong các động tác các em vừa làm , bộ phận nào của cơ thể đã cử động
-HS trả lời
*Gv kết luận :Để thực hiện các động tác trên thì đầu, mình, tay, chân phải cử động.
Hoạt động 2:Nhận biết cơ quan vận động :(15’)
Mục tiêu: -Biết xương và cơ là cơ quan vận động
-HS nêu được vai trò của xương và cơ
Bước 1:
-HS nắm cổ tay, bàn tay của mình và trả lời cau hỏi
?Dưới lớp da của cơ thể có gi(xương và bắp thịt(cơ))
Bước 2:
-HS thực hành cử động: ngón tay , bàn tay... và trả lời câu hỏi
? Nhờ đâu mà các bộ phận đó cử động được
GVkết luận: Nhờ sự phối hợp hoạt động của xương và cơ mà cơ thể cử động được.
Bước 3: HS quan sát hình 5,6 chỉ và nói tên các cơ quan vận động của cơ thể
-HS thực hành nêu
-GV kết luận: Xương và cơ là các cơ quan vận động của cơ thể
Hoạt động 3:Trò chơi “Vật tay”(5’)
-GV hướng dẫn cách chơi :
-HS chơi theo cặp .
GV cùng HS theo dỏi
-GV kết luận: Trò chơi cho chúng ta thấy tay cứng và tay khoẻ là biểu hiện cơ quan vận động của bạn đó khoẻ. Muốn cơ quan vận động khoẻ chúng ta cần chăm chỉ thể dục và ham thích vận động
-HS làm bài tập ở VBT
Hoạt động nối tiếp: Về nhà nhờ tập thể dục.
Xem trước bài Bộ xương
Toán
Luyện tập
I.Mục tiêu:
-Biết cộng nhẩm số tròn chục có hai chữ số.
-Biết tên gọi các thành phần và kết quả của phép cộng.
-Biết thực hiện phép cộng các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100.
-Biết giải bài toán bằng một phép cộng.
Bài 2: Cột 1,3 dành HS khỏ, giỏi
II.Hoạt động dạy học: (28’)
1.Bài cũ: (5’)
?Tiết trước ta học bài gì(Số hạng - tổng)
25 + 14 = 39 nêu thành phần của phép cộng đó
-HS trả lời, GV nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: Củng cố lại kiến thức về cộng, trừ không nhớ và gọi tên các thành phần trong phép cộng.
b.Thực hành:
Bài 1: Tính
-HS đọc yêu cầu
+
?32 gọi là gì trong phép cộng trên
?42 gọi là gì trong phép cộng trên
?76 gọi là gì
-HS trả lời.
-GV nhận xét.
Bài 2:HS nêu yêu cầu: Tính nhẩm (Cột 1, 3 dành HS khỏ, giỏi)
-HS trả lời kết quả.
.50 + 10 + 20 tính nhẩm là :5 chục cộng 1 chục bằng 6 chục, 6 chục cộng 2 chục bằng 8 chục, vậy 50 + 10 + 20 = 80
-HS làm từng cột
.50 + 10 + 20 = 80
.50 + 30 = 80
-HS nêu nhận xét:
Bài 3: Đặt tính rồi tính tổng, biết số các số hạng là (Bài b dành HS khỏ, giỏi)
a) 43 và 25 b)20 và 68 c)5 và 21
-HS nêu cách đặt và cách thực hiện: khi đặt tính hàng chục thẳng hàng chục, đơn vị thẳng đơn vị. thực hện từ phải sang trái.
-GV nhắc lại
-HS làm vào vở, 1 SH lên bảng làm
+
-GV cùng HS nhận xét.
Bài 4:HS đọc bài toán và phân tích bài toán
?bài toán cho biết gì
?Bài toán hỏi gì
?Muốn biết số học sinh có trong thư viện ta làm phép tính gì
-HS giải vào vở, 1 HS lên làm bảng phụ
Bài giải
Số học đang ở trong thư viện có là:
25 + 32 = 57 (học sinh)
Đáp số: 57 học sinh
-HS cùng GV chữa bài
-GV chấm bài và nhận xét.
Bài 5: Điền số thích hợp vào ô trống (Dành cho HS khá, giỏi)
+
?Ta diền số nào vào ô trống để có kết quả như là 77
-HS trả lời
? Vì sao lại là số 5 (Vì 2 + 5 bằng 7)
3.Củng cố, dặn dò: (3’)
-HS nhắc lại nội dung bài học
-GV nhận xét giừo học.
-Về xem trước bài sau
----------------------------------------
Thứ 6 ngày 27 tháng 8năm 2010
Chính tả (Nghe viết )
(Cô Minh dạy)
=======***=======
Tập làm văn
Tự giới thiệu : Câu và bài
I.Mục tiêu:
-Biết nghe và trả lời đúng những câu hỏi về bản thân (BT1); nói một vài thông tin đã biết vè một bạn (BT2).
-HS khá, giỏi bước đầu biết kể lại nội dung của 4 bức tranh (BT3) thành một câu chuyện ngắn.
II.Đồ dùng :Tranh minh hoạ ở SGK .
III.Hoạt động dạy học :
A.Mở đầu :(5’)
-Giới thiệu về tiết học.
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài :(2’)
b.Hướng dẫn làm bài tập (25’)
Bài 1:miệng
-HS thảo luận nhóm đôi về một số câu hỏi về bạn bè
-1 HS hỏi , 1 HS trả lời
-VD: Tên bạn là gì?.
Tên tôi là Nam.
-Lớp cùng GV nhận xét.
Bài2:(miệng):
-Nói lại những điều em biết về bạn
-HS lần lượt đứng dậy nói trước lớp
-GV nhận xét.
Bái 3:(miệng)
-1HS đọc yêu cầu
-HS quan sát tranh SGK :
+Kể lại sự việc của từng tranh
+Kể lại toàn bộ câu chuyện
-GV gợi ý: Ta có thể dùng từ đặt câu, kể 1 sự việc , củng có thể dùng câu để tạo thành bài, kể một câu chuyện.
-GV nhận xét
3.Củng cố, dặn dò:(2’)
-HS nhắc lại nội dung tiết học
-GV nhận xét giờ học.
--------------------------------
Toán
Đề xi mét
I:Mục tiêu:
-Biết đề xi mét là một đơn vị đo độ dài ; tên gọi , kí hiệu của nó; biết quan hệ giữa dm và cm, ghi nhớ 1dm = 10cm.
-Nhận biết được độ lớn của đơn vị đo dm; so sánh độ dài đoạn thẳng trong trường hợp đơn giản; thực hiện phép cộng, trừ các số đo độ dài có đơn vị đo là đề –xi- mét.
-Bài 3 dành HS khỏ, giỏi
II:Đồ dùng :
-Thước có vạch chia cm
III:Hoạt động dạy -học
1:Bài cũ :(5’)
-GV chấm vở bài tập của HS
-GV nhận xét
2 :Bài mới:(28)
a.Giới thiệu-đơn vị đo độ dài đề xi mét (dm)
-Yêu cầu học sinh đo độ dài băng giấy dài 10cm
? Băng giấy dài mấy cm mét?(10cm)
-Giáo viên :10cm còn gọi là 1dm.và viết đề xi mét
-Đề xi mét viết tắt là dm viết bảng dm
10cm=1dm
1dm=10cm
-Gọi HS nêu lại
-Hướng dẫn HS nhận biết dm , 2dm, 3dm,trên thước thẳng .
b.Thực hành:
Bài 1:Hướng dẫn HS quan sát hình vẽ SGK rồi trả lời từng câu hỏi (miệng)
-Độ dài đoạn thẳng AB lớn hơn 1 dm
-HS nhận xét, GV nhận xét
Bài 2:HS nêu yêu cầu :Tính(Theo mẫu)
-GV làm mẫu
a.1dm+1dm=2dm
b.8dm - 2dm = 6 dm
-Học sinh làm vào vở ô li.
8dm + 2 dm = ... 16dm - 2 dm = ....
-HS làm bài ,GV theo dỏi hướng dẫn HS không được viết thiếu tên đơn vị kết quả tính.
Bài3:GVnhắc lại yêu cầu đề bài (Dành cho HS khá, giỏi)
-HS trả lời miệng
+Đoạn thẳng AB dài khoảng 9 cm.
+Đoạn thẳng MN dài khoảng 11 cm.
-GV chấm và nhận xét
4.Củng cố,dặn dò:(2’)
-HS nhắc lại cách tính
-GVnhận xét giờ học
=======***========
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I.Mục tiêu:
-Nêu kế hoạch trong tuần và bầu cán sự lớp, nội quy của lớp
-Kế hoạch tuần tới.
-Làm vệ sinh lớp học.
II.Hoạt động dạy học:
1Kế hoạch:(10’)
-Bầu tổ trưởng tổ phó , lớp trưởng
-Nêu các công việc trong tuần
+Về nề nếp :Phải đi học đầy đủ, đúng giờ
+Về học tập :Các em có đầy đủ sách, vở đồ dùng học tập theo quy định.
2.Kế hoạch tới:(5’)
-Tiếp tục duy trì nề nếp.
-Học tập :Dành nhiều điểm tốt.
-Vệ sinh luôn sạch sẽ.
3.Làm vệ sinh lớp học :(15’)
-HS quét dọn lớp học, quét vàng nhện, Lau bàn ghế .
-GV nhận xét .
Ngày hôm qua đâu rồi?
I.Mục tiêu :
-HS nghe viết đúng khổ thơ cuối của bài thơ “Ngày hôm qua đâu rồi”
-Trình bày đúng các khổ thơ 5 chữ (Chữ đầu dòng cách lề vở 3 ô)
-Làm đúng các bài điền các chữ cái vào ô trống theo tên chữ.
-Học thuộc 10 chữ cái tiếp theo.
III.Đồ dùng:
-Bảng phụ kẻ sẳn bài tập 2.
III.Hoạt động dạy học :
1.Bài cũ :(3’)
-HS viết bảng con,2 HS lên bảng viết :huy hiệu, tiếng nói.
-HS và Gv nhận xét .
2.Bài mới :
a.Giới thiệu bài :(2’)
b.Hướng dẫn nghe –viết (20’)
*Hướng dẫn chuẩn bị :
-GV đọc khổ thơ cuối bài thơ “Ngày hôm qua đâu rồi?”.
-HS đọc bài viết ở SGK
-GV nêu câu hỏi,HS trả lời.
?Khổ thơ là lời nói của ai nói với ai (Bố nói với con)
?Bố nói với con điều gì
-Hướng dẫn HS nhận xét :
?Mỗi dòng thơ có mấy chữ (5 chữ )
?Các con chữ đầu của mỗi dòng thơ viết thế nào (viết hoa )
-HS viết bảng con :ngày, vẫn, vở.
-HS lấy vở ra viết .
-GV hướng dẫn cách trình bày:Khi viết các lùi vào 3ô tính từ ngoài lề vào.
-GV đọc, HS viết bài .
-GV đọc thong thả để HS khảo bài
-GV chấm bài và nhận xét .
c.Hướng dẫn Hs làm bài tập :(7’)
Bài 2b: Chọn chữ trong ngoặc điền vào chỗ trống
(bảng , bàn): cây ..., cái .......
(thang, than): hòn ......., cái......
-HS làm vào vở
-GV cùng HS nhận xét.
Bài 3: (miệng)
-HS xem bảng ở SGK và nêu tên chữ cái , học thuộc lòng bảng chữ cái đã học
.GV chữa bài .
3.Củng cố, dặn dò:(2’)
-GV nhận xét giờ học .
File đính kèm:
- Tuan 1 nam hoc 20132014.doc