- Ôn tập bốn phép tính đã học trong phạm vi 100 000.
- Luyện tính nhẩm, tính giá trị của biểu thức số, tìm thành phần chưa biết trong phép tính.
Củng cố bài toán có liên quan đến rút về đơn vị.(Giảm tải cột a)
- Các em tính cẩn thận, chính xác và trình bày sạch đẹp.
102 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1222 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 1-4 - Hoàng Thị Búp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i dung nào ?
- Phần mở đầu và kết thúc của 1 bức thư có tác dụng gì?
HĐ3: Thực hành
Đề bài: Em hãy viết thư cho một người thân ở xa để thăm hỏi và kể lại thành tích học tập của em trong năm qua.
- GV theo dõi, giúp đỡ thêm HS yếu
-Chấm một số bài – Hướng dẫn học sinh chữa bài
* HS khá giỏi: Chú ý sử dụng lời văn mạch lạc , ND sâu sắc hơn.
HĐ4: Củng cố –Dặn dò
- GV nhận xét - hệ thống kiến thức
Học sinh trả lời
-Học sinh làm bài vào vở
- 1 HS làm ở phiếu
- HS chữa bài- lưu ý ND viết, cách dùng từ đặt câu
Học sinh ghi nhớ.
*********************************
Thứ sáu Ngày soạn : / / /2009
Ngày dạy: / / /2009
TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN
I. MỤC TIÊU:
-Thực hành tưởng tượng và tạo lập một cốt truyện đơn giản theo gợi ý khi đã cho sẵn nhân vật, chủ đề câu chuyện.
- Hiểu nội dung ý nghĩa truyện .
- Giáo dục HS tính trung thực, thật thà trong cuộc sống hàng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
- Một tờ phiếu khổ to kẻ bảng đã điền nội dung trả lời câu hỏi ở bài tập 2 làm mẫu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A Bài cũ:
- Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi: Thế nào là cốt truyện? Cốt truyện thường có những phần nào?
- Gọi 1 em lên bảng kể lại truyện Cây khế.
* GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới: * Giới thiệu bài
HĐ1 Hướng dẫn HS xây dựng cốt truyện
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- Phân tích đề: Gạch chân dưới những từ ngữ: ba nhân vật, bà mẹ ốm, người con, bà tiên.
? Muốn xây dựng cốt truyện cần chú ý đến điều gì?
GV: Khi xây dựng cốt truyện các em chỉ cần ghi vắn tắt các sự việc chính. Mỗi sự việc chỉ cần ghi lại bằng một câu.
- GV yêu cầu HS chọn chủ đề.
- Gọi HS đọc gợi ý 1.
- Gọi HS đọc gợi ý 2.
- HS làm việc cá nhân , đọc thầm và trả lời câu hỏi theo đề tài mình chọn.
- Kể chuyện trong nhóm.
+ Yêu cầu HS kể trong nhóm theo tình huống mình chọn dựa vào các câu hỏi gợi ý.
- Kể trước lớp.
- Gọi HS tham gia thi kể. Gọi lần lượt 1 em kể theo tình huống 1 và 1 em kể theo tình huống 2.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
- Nhận xét, cho điểm HS.
HĐ 2: Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
-2 HS thực hiện
- 2 HS đọc đề bài.
- Gạch chân yêu cầu chính.
- Muốn xây dựng cốt truyện cần chú ý đến lí do xảy ra câu chuyện, diễn biến câu chuyện, kết thúc câu chuyện.
- Hs tự do phát biểu chủ đề mình lựa chọn.
- 2 HS đọc thành tiếng.
- HS làm cá nhân
- 2 HS đọc thành tiếng.
- Trả lời.
+ Kể chuyện trong nhóm. 1 HS kể các em khác lắng nghe, bổ sung góp ý cho bạn.
- 8 – 10 HS thi kể.
- Nhận xét.
- Tìm ra bạn kể hay nhất,
ÔN TIẾNG VIỆT: LUYỆN VIẾT
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh viết đúng và đẹp Bài 2 ở vở Luyện chữ đẹp
- Rèn kỹ năng viết đúng và trình bày rõ ràng cho học sinh.
- Giáo dục cho các em ý thức giữ vở sạch, viết
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Bài cũ: Kiểm tra viếùt bài ở nhà của HS- chấm điểm, nhận xét
2. Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài:
HĐ2: Tìm hiểu nội dung đoạn viết:
- Yêu cầu học sinh đọc bài.
? Nội dung chính của bài?
HĐ3: Hướng dẫn viết bài:
? Trong bài em thấy từ nào khó viết?
- Hướng dẫn học sinh phân tích các từ mà các em tìm được.
- Hướng dẫn học sinh viết một số từ khó vào bảng con( chú ý các chữ viết hoa, viết liền nét, có nét phu…ï)
- Lưu ý học sinh nhận xét kiểu chữ viết, khoảng cách , trình bày….
- Hướng dẫn học sinh viết đúng kiểu chữ, chú ý tư thế ngồi viết, cách đặt vở, cầm bút...
- Chấm một số bài & hướng dẫn chữa lỗi.
HĐ4: Tổ chức trò chơi:Thi viết đúng chính tả
HĐ5:Củng cố dặn dò:
- Dặn dò về nhà – Nhận xét giờ học.
Học sinh theo dõi
-2 HS đọc bài viết
-Học sinh nêu nội dung chính của bài.
Học sinh tự tìm các từ khó viết trong bài
Học sinh viết bảng con
HS nhận xét
Học sinh viết bài vào vở.
Học sinh tự chữa lỗi của mình
HS tham gia chơi
Nhận xét kết quả, công bố người viết đẹp nhất
Học sinh ghi nhớ.
TOÁN: GIÂY, THẾ KỈ
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS làm quen với đơn vị đo thời gian : giây, thế kỉ.
- Nắm được mối quan hệ giữa giây và phút, giữa năm và thế kỉ.
- Ứng dụng được trong cuộc sống hàng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Một chiếc đồng hồ thật, loại có cả 3 kim giờ, phút, giây và có các vạch chia theo từng phút.
- GV vẽ sẵn trục thờ gian như SGK lên bảng phụ .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Bài cũ:- Gọi 3 em lên bảng làm bài tập.
Điền số thích hợp vào chỗ trống :
9 yến 3kg = ……………g
97kg 9dag = ……………….dag
3tấn 3tạ = ………………….kg
- GV nhận xét cho điểm HS.
B. Bài mới: Giới thiệu bài.
HĐ1 Giới thiệu giây và thế kỉ.
- GV cho HS quan sát đồng hồ thật, yêu cầu HS chỉ kim giờ và kim phút trên đồng hồ
? Khoảng thời gian kim giờ đi từ một số nào đó (VD từ số 1) đến số liền ngay sau (VD số 2) là bao nhiêu giờ?
?Khoảng thời gian kim phút đi từ một vạch đến liền vạch ngay sau đó là bao nhiêu phút?
- Một giờ bằng bao nhiêu phút?
- GV chỉ chiếc kim còn lại trên mặt đồng hồ và hỏi: Bạn nào biết kim thứ ba này là kim chỉ gì?
- GV: Chiếc kim thứ ba trên mặt đồng hồ là kim giây. Khoảng thời gian kim giây đi từ một vạch đến vạch liền sau đó trên mặt đồng hồ là một giây.
- GV yêu cầu HS quan sát trên mặt đồng hồ để biết khi kim phút đi được từ vạch này sang vạch kế tiếp thì kim giây chạy từ đâu đến đâu?
- Một vòng trên mặt đồng hồ là 60 vạch, vậy khi kim phút chạy được 1 phút thì kim giây chạy được 60 giây.
- GV viết lên bảng : 1phút = 60giây.
*- GV: Để tìm những khoảng thời gian dài hàng trăm năm, người ta dùng đơn vị đo thời gian là thế kỉ. 1 thế kỉ dài bằng 100 năm.
- GV treo hình vẽ trục thời gian như SGK lên bảng và tiếp tục giới thiệu:
+ Đây được gọi là trục thời gian. Trên trục thời gian, 100 năm hay 1 thế kỉ được biểu diễn là khoảng cách giữa 2 vạch dài liền nhau.
+ GV hướng dẫn HS cách tính mốc các thế kỉ ( cứ 100 năm là 1 thế kỉ)
- GV vừa giới thiệu vừa chỉ trên trục thời gian. Sau đó hỏi:
+ Năm 1879 là ở thế kỉ nào?
+ Năm 1945 là ở thế kỉ nào?
+ Em sinh vào năm nào? Năm đó ở vào thế kỉ thứ bao nhiêu?
+ Năm 2005 ở thế kỉ nào? Chúng ta đang sống ở thế kỉ thứ bao nhiêu? Thế kỉ này tính từ năm nào đến năm nào?
- GV giới thiệu: Để ghi thế kỉ thứ mấy người ta dùng chữ số La Mã. Ví dụ thế kỉ thứ mười ghi là X, thế kỉ thứ mười lăm ghi là XV.
- GV yêu cầu HS ghi thế kỉ 19,20,21 bằng chữ số La Mã.
HĐ2 Luyện tập – thực hành.
Bài 1 HS làm - củng cố mối quan hệ giữa phút và giây; thế kỉ và năm.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2: Làm miệng- Lưu ý HS trả lời đầy đủ
Bài 3 :
- GV nhắc HS khi muốn tính khoảng thời gian dài bao lâu chúng ta thực hiện phép trừ hai điểm thời gian cho nhau.
- GV chữa bài cho điểm HS.
HĐ 3: Củng cố, dặn dò:
- GV tổng kết giờ học, dặn HS chưa hoàn thành hết bài về nhà tiếp tục làm những bài còn lại .
3 HS thực hiện - nhận xét
- HS quan sát và chỉ theo yêu cầu.
- Là 1 giờ.
- Là 1 phút.
- 1 giờ bằng 60 phút.
- HS nêu.
- Kim giây chạy được đúng một vòng.
- HS đọc : 1phút = 60 giây.
- HS nghe và nhắc lại.
1 thế kỉ = 100 năm.
- HS theo dõi và nhắc lại.
- Thế kỉ thứ 19.
- Thế kỉ thứ 20
- HS trả lời.
- Thế kỉ 21. Tính từ năm 2001 đến năm 2100.
- HS ghi ra nháp một số thế kỉ bằng chữ số La Mã.
- HS viết : XIX, XX, XXI- 3 em lên bảng làm, cả lớp làm bài vào SGK.
- HS làm bài. Sửa bài
-HS trả lời miệng
- HS làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
HS lắng nghe.
SHTT: SINH HOẠT ĐỘI
I. MỤC TIÊU:
- Đánh giá các hoạt động tuần qua, đề ra kế hoạch tuần tới.
- HS có thói quen mạnh dạn , tự tin trước tập thể.
- GDHS ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể.
II. TIẾN TRÌNH SINH HOẠT
1. Tổ chức vui chơi, ca hát
2. Đánh giá các hoạt động trong tuần :
- Chi đội trưởng đánh giá, các tổ nhận xét
- GV bổ sung, tuyên dương , nhắc nhở 1 số em
+Đi học chuyên cần
+ Các em có tư tưởng đạo đức tốt. Có tinh thần giúp đỡ bạn.
+ Có ý thức xây dựng tập thể lớp. Cán bộ lớp tích cực, quản lí lớp tốt.
+ Các em có ý thức học tập tốt,hoàn thành bài trước khi đến lớp.
+ Cần duy trì tốt thói quen rèn chữ hàng ngày.
* Tuy nhiên vẫn còn một số em còn lười học, không chịu học bài ở nhà
+Tham gia sinh hoạt đội đầy đủ.
3 Kế hoạch hoạt động tuần 5:
- Tiếp tục duy trì nề nếp của lớp : chuyên cần , học tập, sinh hoạt, rèn chữ viết.
- Tiếp tục thu nộp các khoản tiền theo quy định của nhà trường.
- Các bạn học yếu cần cố gắng
- Kiểm tra vở viết của 2 tổ : Tổ 1 và tổ 3.
- Tích cực tham gia sinh hoạt Sao , đội theo yêu cầu của Đội.
- Lập danh sách học sinh nộp BHYT về trường .
- Vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
- Hoàn thành kế hoạch lao động
- Trồng và chăm sóc hoa
******************************
File đính kèm:
- Bup tuan 1 - T4.doc