Giáo án Lớp 2 Tuần 1- 4

I. Mục tiêu

 - Nhận biết được các số có 1 chữ số, các số có 2 chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có 1 chữ số; Số lớn nhất, số bé nhất có 2 chữ số; Số liền trước, số liền sau.

 - Biết đếm, đọc, viết các số đến 100. Bài tập cần làm 1,2,3

- Giúp học sinh ham thích học môn

II. Đồ dùng dạy học

 - Bảng phụ ghi sẵn BT1a

 - Bảng nhóm.

 

 

doc123 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1478 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 1- 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
́ nhân lên hát, múa, kể chuyện. TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI CƠ QUAN TIÊU HÓA I)Mục tiêu - Nhận biết các cơ quan tiêu hóa trong cơ thể con người - Nêu được tên và chỉ được vị trí các bộ phận chính của cơ quan tiêu hóa trên tranh vẽ và mô hình. - Giáo dục ý thức ăn uống điều độ, giữ gìn sức khỏe II)Đồ dùng dạy học -Tranh minh họa SGK III)Hoạt động dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1)Ổn định lớp: 1’ 2)Kiểm tra bài cũ: 2’ -Câu hỏi: +Để xương và cơ phát triển tốt ta cần phải làm gì? -Nhận xét ghi điểm. 3)Bài mới: 32’ a)Giới thiệu bài: -Làm mẫu +Nhập khẩu:tay phải đưa lên miệng(như đưa thức ăn vào miệng). +Vận chuyển:tay trái để dưới cổ rồi kéo dần xuống ngực(thể hiện đường đi của thức ăn). +Chế biến:2 bàn tay để dưới bụng làm động tác nhào trộn -Hô khẩu hiệu cho HS làm động tác. +Qua trò chơi em học được điều gì? =>Kết luận:Trò chơi cho ta biết được về cơ quan tiêu hóa. -Ghi tên bài *Hoạt động 1;Quan sát và chỉ đường đi của thức ăn trên sơ đồ. -Làm việc theo cặp câu hỏi: +Thức ăn sau khi vào miệng được nhai nuốt rồi đi đâu? =>Kết luận:Thức ăn vào miệng rồi xuống thực quản,dạ dày,ruột non và biến thành chất bổ dưỡng.Ở ruột non các chất bổ dưỡng được thấm vào máu đi nuôi cơ thể,các chất cặn bả được đưa xuống ruột già và thải ra ngoài. *Hoạt động 2:Quan sát và nhận biết các cơ quan tiêu hóa trên sơ đồ. -Thức ăn vào miệng rồi đưa xuống thực quản,dạ dày…và biến thành chất bổ dưỡng đi nuôi cơ thể.Quá trình tham gia tiêu hóa còn có các dịch tiêu hóa như:tuyến nước bọt tiết ra nước bọt,mật do gan tiết ra,dịch tụy do tụy tiết ra.Ngoài ra còn có các dịch tiêu hóa khác.Nhìn vào sơ đồ ta thấy có gan,túi mật(chứa mật) và tụy. -HS quan sát hình 2 SGK và chỉ đâu là tuyến nước bọt,gan,túi mật,tụy. =>Kết luận:Cơ quan tiêu gồm có:miệng,thực quản,dạ dày,ruột non,ruột già và các tuyến tiêu hóa như tuyến nước bọt,gan,tụy. 4)Củng cố dặn dò: 2’ -GDHS:Giữ gìn và bảo vệ cơ quan tiêu hóa sạch sẽ,như xúc miệng trước và sau khi ăn,ngủ dậy. -Nhận xét tiết học -Về nhà xem lại bài -Xem bài mới -Ăn uống đầy đủ,làm việc vừa sức,ngồi học ngay ngắn,tập thể dục thường xuyên. -HS chơi trò chơi:Chế biến thức ăn. -HS thực hành chơi:khi chơi em nào sai sẽ bị phạt. -Nhắc lại -Làm việc theo cặp -HS quan sát tranh và đọc chú thích. -HS chỉ miệng,thực quản,dạ dày,ruột non,ruột già,hậu môn trên sơ đồ và thảo luận -Miệng ,thực quản,dạ dày,ruột non,ruột già,hậu môn. -HS phát biểu cơ quan tiêu hóa gồm những bộ phân nào? -Kể tên cơ quan tiêu hóa -Nhắc lại tựa bài -Kể tên các cơ quan tiêu hóa ĐẠO ĐỨC GỌN GÀNG,NGĂN NẮP I)Mục tiêu -Biết cần phải giữ gọn gàng,ngăn nắp chỗ học,chỗ chơi như thế nào. -Nêu được lợi ích của việc giữ gọn gàng,ngăn nắp chỗ học,chỗ chơi. - Giáo dục ý thức giữ gìn gọn gàng,ngăn nắp chỗ học,chỗ chơi II)Đồ dùng dạy học -Tranh minh họa trong VBT -Phiếu thảo luận nhóm HĐ2 III)Hoạt động dạy học Tiết 1 HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1)Ổn định lớp: 1’ 2)Kiểm tra bài cũ:2’ -Nhận xét ghi điểm 3)Bài mới:32’ a)Giới thiệu bài: Gọn gàng,ngăn nắp. -Ghi tên bài *Hoạt động 2:Hoạt cảnh đồ dùng để ở đâu? Kịch bản -Dương đang chơi bi thì Trung gọi. -Dương ơi đi học thôi! -Dương đợi tí!Tớ lấy cặp sách đã. -Dương loay hoay nhưng không thấy. -Trung(vẻ sốt ruột) sao lâu thế?Thế cặp sách của ai trên bệ cửa sổ kia? -Dương(vỗ vào đầu) .À tớ quên,vội đi đá bóng,tớ để tạm đấy. -Dương(mở cặp sách)sách toán đâu rồi?Hôm qua tớ vừa làm BT cơ mà. -Cả hai loay hoay tìm quanh nhà và hú gọi: Sách ơi,sách ở đâu?Sách ời,hãy lên một tiếng đi. -Trung(giơ 2 tay)các bạn ơi!Chúng mình nên khuyên Dương thế nào đây? -Chia lớp thành 3 nhóm và giao việc. +Vì sao bạn Dương lại không tìm thấy cặp và sách vở? +Qua hoạt cảnh trên em rút ra điều gì? =>Kết luận:Tính bừa bãi của Dương khiến nhà cửa lộn xộn,làm mất nhiều thời gian tìm kiếm sách,vở,đồ dùng khi cần đến.Do đó,các em nên rèn luyện thói quen gọn gàng,ngăn nắp trong sinh hoạt. *Hoạt động 2:Nhận xét nội dung -Phân nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm:Nhân xét nơi học và sinh hoạt của các bạn trong mỗi tranh đã gọn gàng,ngăn nắp chưa?Vì sao? Nhóm 1:Đến giờ ngủ trưa,trong lớp học bán trú,các bạn đang xếp dép thành đôi trước khi lên giường Tuấn đang treo mũ lên giá Nhóm 2:Nga đang ngồi học trước bàn học,cạnh Nga xung quanh bàn và sàn nhà,nhiều sách vở,đồ chơi giày,dép vứt lung tung. Nhóm 3:Quân đang ngồi học trong góc học tập:Em xếp sách vở vào cặp theo vào theo thời gian biểu,xếp gọn sách vở đồ dùng trên mặt bàn. Nhóm 4:Trong lớp 2A,bàn ghế để lệch lạc.Nhiều giấy vụn trên sàn nhà.Hộp phấn để trên ghế ngồi của cô giáo. =>Kết luận:Nơi học,sinh hoạt của các bạn trong tranh 1,3 là gọn gàng,ngăn nắp.Nơi học và sinh hoạt của các bạn trong tranh 2,4 là chưa gọn gàng,ngăn nắp vì đồ dùng sách vở để không đúng nơi quy định *Hoạt động 3:Bày tỏ thái độ. -Tình huống 1:Bố mẹ xếp cho Nga một góc học tập riêng,nhưng mọi người trong gia đình thường để đồ dùng lên bàn học của Nga.Theo em,Nga cần làm gì để giữ cho góc học tập luôn gọn gàng,ngăn nắp. =>Kết luận:Nga nên bày tỏ ý kiến,yêu cầu mọi người trong gia đình để đồ dùng đúng nơi quy định. 4)Củng cố - dặn dò: 2’ +Góc học tập của các em cần sắp xếp như thế nào? -GDHS:Học tập,sinh hoạt cần phải sắp xếp dồ dùng của mình cho gọn gàng,ngăn nắp và nên xem thời khóa biểu để học bài và chuẩn bị sách vở trước khi đến trường. -Nhận xét tiết học -Về nhà xem lại bài -Xem bài mới -HS nhắc lại tựa bài -HS HTL ghi nhớ -Nhắc lại -Các nhóm trình bày -Thảo luận sau khi hoạt cảnh.-Thảo luận -Vì bạn Dương để không gọn gàng,ngăn nắp -Cần phải gọn gàng,ngăn nắp chỗ học. -Các nhóm thảo luận. -Báo cáo -HS thảo luận -HS trình bày -Thảo luận -Trình bày -Nhắc tên bài -Cần sắp xếp gọn gàng,ngăn nắp TUẦN 3 Thứ hai ngày 24 tháng 9 năm 2012 TOÁN KIỂM TRA I)Mục tiêu - Kiểm tra các kiến thứ về: đọc,viết số có hai chữ số;viết số liền trước,số liền sau. -Kĩ năng thực hiện phép cộng,trừ không nhớ trong phạm vi 100. -Giải bài toán bằng một phép tính đã học. Viết số đo độ dài . - Giáo dục ý thức ham học toán II) Hoạt động dạy và học 1. Giáo viên chép đề lên bảng: ( không chép đáp án) 1)Viết các số a)Từ 70 đến 80: 70,71,72,73,74,75,76,77,78,79,80. b)Từ 68 đến 74: 68,69,70,71,72,73,74. 2. a)Số liền trước của 61: 60 b)Số liền sau của 99: 100 3)Tính 42 84 60 66 5 + - + - + 56 31 25 16 23 98 53 85 50 28 4)Mai và Hoa làm được 36 bông hoa,riêng Hoa làm được 16 bông hoa.Hỏi Mai làm được bao nhiêu bông hoa? Bài giải Số bông hoa Mai làm được là: 36 – 16 = 20(bông hoa) Đáp số : 20 bông hoa. 5)Số? 1 dm = 10cm 20 cm = 2 dm 2. Học sinh làm bài. 3. Thu bài, chấm điểm theo biểu điểm: Bài 1: 3 điểm(mỗi số đúng là 1/6 điểm) Bài 2: 1 điểm(mỗi số đúng 0,5 điểm) Bài 3: 2,5 điểm(mỗi số đúng 0,5 điểm) Bài 4: 2,5 điểm(phép tính 1 điểm Lời giải 1 điểm Đáp số 0,5 điểm Bài 5: 1 điểm(viết đúng mỗi số 0,5 điểm) Thông báo kết quả đánh giá Rút kinh nghiệm với học sinh TẬP ĐỌC BẠN CỦA NAI NHỎ I)Mục đích yêu cầu -Hiểu ý nghĩa câu chuyện:Người bạn đáng tin cậy là người sẵn lòng cứu người,giúp người. -Đọc đúng,rõ ràng toàn bài;biết đọc liền mạch các từ,cụm từ trong câu;ngắt nghỉ hơi đúng và rõ ràng. Trả lời được các câu hỏi trong SGK - Giáo dục ý thức biết giúp đỡ bạn bè, tạo lòng tin trong quan hệ với bạn bè. II)Đồ dùng dạy học -Tranh minh họa SGK -Bảng phụ ghi sẵn câu văn cần luyện đọc III)Hoạt động dạy học Tiết 1 HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1)Ổn định lớp: 1’ 2)Kiểm tra bài cũ: 2’ +Các vật và con vật xung quanh làm những việc gì? +Bài văn giúp em hiểu điều gì? -Nhận xét ghi điểm 3)Bài mới: 33’ a)Giới thiệu bài và chủ điểm. +Tranh vẽ gì? Bài tập đọc mở đầu cho chủ điểm có tên gọi là:Bạn của Nai Nhỏ. -Ghi tên bài b)Luyện đọc *Đọc mẫu -Lời Nai Nhỏ hồn nhiên,ngây thơ;lời cha Nai Nhỏ lúc đầu lo ngại,sau vui vẻ,hài lòng. *Luyện đọc,kết hợp giải nghĩa từ -Đọc câu:HS tiếp nối nhau luyện đọc câu. -Đọc từ khó:ngăn cản,hích vai,thật khỏe,hung dữ,đang rình,nhanh trí,thông minh,nhanh nhẹn,hung ác,đuổi bắt,đôi gạc.Kết hợp giải nghĩa các từ ở mục chú giải,giải thích thêm từ:rình(nấp ở một chỗ kín để theo dõi hoặc để chờ bắt). -Đọc đoạn: -Đọc ngắt nghỉ,nhấn giọng. Sói sắp tóm được Dê Non/thì bạn con đã kịp lao tới,/dùng đôi gạc chắc khỏe/húc Sói ngã ngửa.// Con trai bé bỏng của cha,/con có một người bạn như thế/thì cha không phải lo lắng một chút nào nữa.// -Nhận xét tuyên dương -HS nhắc lại tên bài -HS đọc bài trả lời câu hỏi:Các vật:đồng hồ,cành đào -Con vật:gà trống,tu hú. -Mọi người,mọi vật đều làm việc,làm việc mang lại niềm vui -HS quan sát tranh SGK và trả lời câu hỏi: -Nhắc lại -Luyện đọc câu -Luyện đọc từ khó -Luyện đọc đoạn -Luyện đọc ngắt nghỉ -Luyện đọc nhóm -Thi đọc nhóm TIẾT 2 HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS c)Hướng dẫn tìm hiểu bài *Câu 1:Nai Nhỏ xin phép cha đi đâu? -Cha Nai Nhỏ nói gì? *Câu 2:Nai Nhỏ kể cho cha nghe những hành động nào của bạn mình? *Câu 3:Mỗi hành động của bạn Nai Nhỏ nói lên một điểm tốt của bạn ấy.Em thích điểm nào? =>Khẳng định:đặc điểm:dám liều mình vì người khác.Là đặc điểm của một người dũng cảm,tốt bụng. *Câu 4:Theo em người bạn tốt là người bạn như thế nào? =>Phân tích: Người sẵn sàng giúp đỡ người khác,dám liều mình cứu người là người bạn tốt,đáng tin cậy.Chính vì vậy cha Nai nhỏ yên tâm về bạn của con,khi biết bạn con dám lao tới cứu Dê Non. d)Luyện đọc lại -Nhận xét tuyên dương 4)Củng cố - dặn dò: 3’ -GDHS:Thật thà,trung thực và sẵn lòng giúp đỡ mọi người trong mọi hoàn cảnh khó khăn. -Nhận xét tiết học Về nhà luyện đọc lại bài -Đi chơi xa cùng bạn -Cha không ngăn cản con nhưng con hãy kể cho cha nghe về bạn của con -Hành động 1:Lấy vai hích …chặn ngang lối đi. -Hành động 2:Nhanh trí kéo Nai Nhỏ…bụi cây -Hành động 3:Lao vào gã Sói … cứu Dê Non. -Phát biểu -Phát biểu -Nhắc lại tên bài

File đính kèm:

  • docgiao an lop hai tuan 1den tuan 4.doc
Giáo án liên quan