• HS hiểu một vài nét về đặc điểm của tranh dân gian Việt Nam.
• HS chỉ ra hình ảnh và màu sắc trên tranh mà em yêu thích.
II/ CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy – học:
GIÁO VIÊN HỌC SINH
- Tranh Phú quý, Gà mái (tranh to). - Sưu tầm tranh dân gian (trên sách, báo).
- Sưu tầm thêm một số tranh dân gian có khổ to - Sưu tầm các bài vẽ của các bạn năm trước.
(Lợn nái, Chăn trâu, Gà đại cát, ).
2. Phương pháp dạy – học:
Phương pháp trực quan, quan sát, vấn đáp, gợi mở, luyện tập.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
A. Ổn định lớp:
3 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1485 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 2 môn Mĩ thuật - Tuần 17 - Tiết 17 - Bài 17: Thường thức mĩ thuật: Xem tranh dân gian phú quý, gà mái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng Giáo dục & Đào tạo Huyện Châu Thành
Trường Tiểu học “A” Tân Phú
Bài 17: Thường thức mĩ thuật
(Tranh dân gian Đông Hồ)
&
Môn: Mĩ thuật
Tiết 17, Lớp 2, Tuần 17
Ngày dạy: 12/12/2011
I/ MỤC TIÊU:
HS hiểu một vài nét về đặc điểm của tranh dân gian Việt Nam.
HS chỉ ra hình ảnh và màu sắc trên tranh mà em yêu thích.
II/ CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy – học:
GIÁO VIÊN HỌC SINH
- Tranh Phú quý, Gà mái (tranh to). - Sưu tầm tranh dân gian (trên sách, báo).
- Sưu tầm thêm một số tranh dân gian có khổ to - Sưu tầm các bài vẽ của các bạn năm trước.
(Lợn nái, Chăn trâu, Gà đại cát,).
2. Phương pháp dạy – học:
Phương pháp trực quan, quan sát, vấn đáp, gợi mở, luyện tập.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
A. Ổn định lớp:
B. Kiểm tra dụng cụ học tập của HS, bài tập tiết trước.
C. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
Bài 17: Thường thức mĩ thuật
XEM TRANH DÂN GIAN PHÚ QUÝ, GÀ MÁI
Giới thiệu bài:
GV dẫn vào bài.
GV ghi tựa bài lên bảng.
I. Giới thiệu sơ lược về tranh dân gian:
HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu sơ lược về tranh dân gian.
GV giới thiệu một số tranh dân gian đã chuẩn bị và gợi ý để HS nhận biết:
HS quan sát.
- Tên tranh là gì?
- HS trả lời theo sự quan sát.
- Các hình ảnh trong tranh?
- Những màu sắc trong tranh như thế nào?
GV nhận xét và chốt lại:
Ø Tranh dân gian Đông Hồ có từ lâu đời, thường được treo vào dịp Tết nên còn gọi là tranh Tết.
Ø Tranh do các nghệ nhân làng Đông Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh sáng tác. Nghệ nhân khắc hình vẽ (khắc bản nét, bản mảng màu) trên mặt gỗ rồi mới in màu bằng phương pháp thủ công (in bằng tay).
Ø Tranh dân gian đẹp ở bố cục (cách sắp xếp hình vẽ), ở màu sắc và đường nét.
HS lắng nghe.
II. Xem tranh:
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn xem tranh.
1) Tranh Phú quý:
GV cho HS xem bức tranh Phú quý ở BĐDH và đặt câu hỏi gợi ý HS:
HS quan sát.
- Tranh có những hình ảnh nào?
- Em bé và con vịt.
- Hình ảnh chính trong bức tranh là hình ảnh nào?
- Em bé.
- Hình ảnh em bé được vẽ như thế nào (nét mặt, màu da,)?
- Nét mặt em bé vui tươi, màu da trắng hồng,
- Trên người em bé con có thêm những chi tiết gì?
- Vòng cổ, vòng tay, phía trước ngực mặc một chiếc yếm đẹp.
GV nhận xét và bổ sung thêm:
Những hình ảnh trên gợi cho thấy em bé trong tranh rất bụ bẫm, khỏe mạnh.
HS lắng nghe.
- Ngoài hình ảnh em bé trong tranh còn có hình ảnh nào khác?
- Con vịt, hoa sen, chữ,
- Hình ảnh con vịt được vẽ như thế nào?
- Con vịt to béo, đang vươn cổ lên.
- Màu sắc của những hình ảnh này như thế nào?
- Rất tươi sáng và rực rỡ: màu đỏ đậm ở bông sen, ở cánh và mỏ vịt, màu xanh ở lá sen, ở cánh vịt, mình con vịt màu trắng,
GV nhận xét, chốt lại và nhấn mạnh:
Tranh phú quý nói lên ước vọng của người nông dân về cuộc sống: mong cho con cái khỏe mạnh, gia đình no đủ, giàu sang, phú quý.
HS lắng nghe.
2) Tranh Gà mái:
GV cho HS xem tranh Gà mái ở bộ BĐDH và đặt một số câu hỏi:
HS quan sát.
- Trong tranh hình ảnh nào nổi bật nhất?
- Gà mẹ và đàn con.
- Hình ảnh đàn gà được vẽ như thế nào?
- Gà mẹ to khỏe, vừa bắt được mồi cho con. Đàn gà con mỗi con một dáng vẻ: con chạy, con đứng, con trên lưng mẹ,
- Những màu nào có trong tranh?
- Xanh, đỏ, vàng, da, cam,
GV nhận xét và chốt lại:
Tranh Gà mái vẽ cảnh đàn gà con đang quây quần quanh gà mẹ. Gà mẹ tìm được mồi cho con, thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đàn con. Bức tranh nói lên sự yên vui của “gia đình” nhà gà, cũng là mong muốn cuộc sống đầm ấm, no đủ của người nông dân.
HS lắng nghe.
HOẠT ĐỘNG 3: Nhận xét, đánh giá.
GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS tích cực phát biểu.
HS lắng nghe.
Dặn dò:
Về nhà sưu tầm thêm tranh dân gian.
Không được vẽ màu trước ở nhà vào tranh ở bài 18.
HS về nhà làm theo yêu cầu GV.
RÚT KINH NGHIỆM
...
...
...
...
...
...
BGH PHÊ DUYỆT TỔ TRƯỞNG PHÊ DUYỆT Tân Phú, ngày.tháng.năm 2011
Người soạn
Nguyễn Thanh Nhàn
File đính kèm:
- Bai 17 - Xem tranh dan gian phu quy, ga mai.doc