/ MỤC TIÊU:
• HS tập quan sát, nhận xét hình dáng, đặc điểm của khuôn mặt người.
• HS biết cách vẽ chân dung đơn giản.
• HS vẽ được một chân dung theo ý thích.
II/ CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy – học:
GIÁO VIÊN HỌC SINH
- Một số tranh, ảnh chân dung khác nhau. - Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ.
- Một số bài vẽ chân dung của HS. - Bút chì, tẩy, màu vẽ.
- Hình minh họa các bước vẽ.
2. Phương pháp dạy – học:
Phương pháp trực quan, quan sát, vấn đáp, gợi mở, luyện tập.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
3 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 848 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 2 môn Mĩ thuật - Tuần 10 - Tiết 10 - Bài 10: Vẽ tranh: Đề tài tranh chân dung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng Giáo dục & Đào tạo Huyện Châu Thành
Trường Tiểu học “A” Tân Phú
Bài 10: Vẽ tranh
&
Môn: Mĩ thuật
Tiết 10, Lớp 2, Tuần 10
Ngày dạy: 17/10/2011
I/ MỤC TIÊU:
HS tập quan sát, nhận xét hình dáng, đặc điểm của khuôn mặt người.
HS biết cách vẽ chân dung đơn giản.
HS vẽ được một chân dung theo ý thích.
II/ CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy – học:
GIÁO VIÊN HỌC SINH
- Một số tranh, ảnh chân dung khác nhau. - Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ.
- Một số bài vẽ chân dung của HS. - Bút chì, tẩy, màu vẽ.
- Hình minh họa các bước vẽ.
2. Phương pháp dạy – học:
Phương pháp trực quan, quan sát, vấn đáp, gợi mở, luyện tập.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
A. Ổn định lớp:
B. Kiểm tra dụng cụ học tập của HS, bài tập tiết trước.
C. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
Bài 10: Vẽ tranh
ĐỀ TÀI CHÂN DUNG
Giới thiệu bài: cho HS chơi một trò chơi vui. Chia lớp thành 3 nhóm. Mỗi nhóm cử đại diện lên bảng liệt kê ra các bộ phận trên khuôn mặt người có chữ cái đầu là chữ “M”. Trong thời gian 1 phút đội nào liệt kê được nhiều bộ phận có chữ “M” thì thắng cuộc.
HS tham gia trò chơi.
GV nhận xét trò chơi và tuyên dương đội thắng cuộc.
HS lắng nghe.
GV dẫn vào bài mới.
GV ghi tựa bài lên bảng.
I. Tìm hiểu về tranh chân dung:
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về tranh chân dung.
GV treo một số tranh chân dung khác nhau và đặt câu hỏi:
HS quan sát.
- Tranh chân dung người ta vẽ phần nào là chủ yếu?
- Vẽ khuôn mặt người là chủ yếu.
- Khuôn mặt người thường có dạng những hình gì?
- Hình trái xoan,vuông chữ điền,
- Hãy kể tên các bộ phận chính trên khuôn mặt người?
- Mắt, mũi, miệng,
- Mắt, mũi, miệng, của mọi người có giống nhau không?
- Không giống nhau: có người mắt to, mắt nhỏ, miệng rộng, miệng hẹp,
- Vẽ tranh chân dung ngoài khuôn mặt ra còn có thể vẽ gì nữa?
- Có thể vẽ thêm cổ, vai, một phần thân hoặc toàn thân,
GV nhận xét, chốt lại và bổ sung:
Tranh chân dung thường vẽ khuôn mặt người là chủ yếu, thể hiện đặc điểm riêng của từng người.
HS lắng nghe.
- Hãy miêu tả hình dáng khuôn mặt người mà em định vẽ? (Ông, ba, cha, mẹ, bạn bè,)
HS miêu tả.
II. Cách vẽ chân dung:
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn cách vẽ chân dung.
GV treo hình minh họa các bước vẽ lên bảng và hướng dẫn HS cách vẽ:
v Nhớ lại khuôn mặt người định vẽ.
v Vẽ khái quát khuôn mặt, tóc, vai (có thể vẽ chính diện hoặc vẽ nghiêng).
v Vẽ chi tiết: mắt, mũi, miệng,
v Vẽ màu.
Vẽ màu ở các bộ phận lớn trước (khuôn mặt, áo, tóc, nền xung quanh).
Sau đó vẽ màu các chi tiết.
HS trật tự lắng nghe GV hướng dẫn cách vẽ.
III. Thực hành:
HOẠT ĐỘNG 3: Thực hành
Cho HS xem các bài vẽ chân dung có bố cục đẹp và chưa đẹp để HS rút kinh nghiệm trước khi làm bài tập.
GV gợi ý HS chọn vẽ những người thân trong gia đình như: ông, bà, cha, mẹ hay bạn bè, thầy cô,
Nhắc nhở HS làm bài đúng phương pháp.
Góp ý để HS chỉnh sửa bài tốt hơn.
Giúp đỡ những HS còn lúng túng chưa biết cách vẽ.
HS trật tự làm bài tập.
HOẠT ĐỘNG 4: Nhận xét, đánh giá.
GV chọn một số bài đạt và chưa đạt để nhận xét cùng HS.
- Bố cục tranh như thế nào?
HS trả lời theo cảm nghĩ.
- Hình vẽ đẹp chưa?
- Màu sắc ra sao?
GV nhận xét, chốt lại và tuyên dương những bài vẽ tốt, đồng thời khuyến khích những HS chưa hoàn thành bài vẽ.
HS lắng nghe.
Dặn dò:
Về nhà xem trước bài 11 để chuẩn bị cho tiết học sau.
HS về nhà làm theo yêu cầu GV.
RÚT KINH NGHIỆM
BGH PHÊ DUYỆT TỔ TRƯỞNG PHÊ DUYỆT Tân Phú ngày.tháng.năm 2011
Người soạn
Nguyễn Thanh Nhàn
File đính kèm:
- Bài 10 - De tai tranh chan dung.doc