1. Kiến thức:
- HS đọc trơn được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
- Đọc phân biệt được lời của các nhân vật trong truyện.
2. Kỹ năng:
- Hiểu ý nghĩa các từ mới trong truyện: Nguyên, ngang ngược, thuyền rồng, bệ kiến, vương hầu.
- Biết được sự kiện lịch sự và các danh nhân anh hùng được nhắc đến trong truyện.
- Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi Trần Quốc Toản, một thiếu niên anh hùng tuổi nhỏ, chí lớn, giàu lòng căm thù giặc.
3. Thái độ: Ham thích mÔn học.
43 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1844 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 Kì 2 Tuần 33, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à làm tiếp bài tập 3.
Chuẩn bị: Người làm đồ chơi.
Hát
2 HS lên bảng viết.
HS dưới lớp viết vào nháp.
- 1 HS nhắc lại.
Theo dõi.
2 HS đọc bài, cả lớp theo dõi bài.
Chú bé liên lạc là Lượm.
Chú bé loắt choắt, đeo chiếc xắc, xinh xinh, chân đi nhanh, đầu nghênh nghênh, đội ca lô lệch và luÔn huýt sáo.
Đoạn thơ có 2 khổ.
Viết để cách 1 dòng.
4 chữ.
Viết lùi vào 3 ô.
3 HS lên bảng viết.
HS dưới lớp viết bảng con.
Đọc yêu cầu của bài tập.
Mỗi phần 3 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào Vở Bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.
a) hoa sen; xen kẽ
ngày xưa; say sưa
cư xử; lịch sử
b) con kiến, kín mít
cơm chín, chiến đấu
kim tiêm, trái tim
Thi tìm tiếng theo yêu cầu.
Hoạt động trong nhóm.
a. cây si/ xi đánh giầy
so sánh/ xo vai
cây sung/ xung phong
dòng sông/ xông lên …
b. gỗ lim/ liêm khiết
nhịn ăn/ tím nhiệm
xin việc/ chả xiên …
TIẾT 66 Thể dục
TIẾT 66
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức :
_ Tiếp tục ôn Chuyền cầu theo nhóm hai người.
_ Ôn trò chơi Con cóc là cậu ông trời.
2. Kỹ năng :
_ Yêu cầu biết cách chơi và tham gia tương đối chủ động.
_ Yêu cầu nâng cao khả năng đón và chuyền cầu chính xác.
3. Thái độ:
_ Trật tự không xô đẩy.
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN.
_ Sân trường rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ, an toàn.
_ Còi, bóng và vật đích.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nội dung
Định lượng
Tổ chức luyện tập
1. Phần mở đầu :
_ GV tập hợp lớp phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
_ Đứng tại chỗ, vỗ tay và hát.
_ Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên.
_ Đi thường theo vòng tròn hít thở sâu.
_ Ôn động tác vươn thơ, tay, chân, toàn thân, nhảy.
2. Phần cơ bản :
_ Ôn “Chuyền cầu” theo nhóm 2 người
_ Ôn trò chơi Con cóc là cậu ông trời.
3. Phần kết thúc :
_ Đi đều theo 4 hàng dọc.
_ Tập một số động tác thả lỏng.
_ GV và HS hệ thống bài.
_ GV nhận xét giờ học, giao bài tập về nhà.
8’
1’
2’
2’
1’
2’
20’
10’
10’
5’
1’
1’
2’
1’
_ Theo đội hình hàng ngang.
_ Theo đội hình hàng dọc.
_ Theo đội hình vòng tròn.
_ GV chia tổ tập, từng tổ thi để chọn đôi giỏi nhất, sau dó thi chọn đôi vô địch lớp.
_ GV nêu tên trò chơi và nhắc lại cách chơi. Cho HS chơi dưới sự điều khiển thống nhất bằng khẩu lệnh của GV hoặc của cán sự lớp.
_ Theo đội hình hàng dọc.
_ Về tập chơi cho quen.
TIẾT 33 Tập làm văn
ĐÁP LỜI AN ỦI
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức: Biết đáp lại các lời an ủi trong các trường hợp giao tiếp.
2.Kỹ năng: Biết viết một đoạn văn ngắn kể về một việc tốt của em hoặc của bạn em.
3.Thái độ: Theo dõi, nhận xét, đánh giá bài của bạn.
II. CHUẨN BỊ
GV: Tranh minh hoạ bài tập 1. Các tình huống viết vào giấy khổ nhỏ.
HS: Vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Đáp lời từ chối
Gọi HS lên bảng thực hành hỏi đáp lời từ chối theo các tình huống trong bài tập 2, SGK trang 132.
Gọi một số HS nói lại nội dung 1 trang trong sổ liên lạc của em.
Nhận xét, cho điểm HS nói tốt.
3. Bài mới : Đáp lời an ủi
Trong cuộc sống không phải lúc nào chúng ta cũng gặp chuyện vui. Nếu người khác gặp chuyện buồn, điều không hay, chúng ta phải biết nói lời an ủi và khi chúng ta buồn có người an ủi, động viên ta phải biết đáp lại. Đó là một việc rất tốt. Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách đáp lại lời an ủi, động viên của người khác. ® Ghi tựa.
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài (25’)
* Phương pháp: Trực quan, quan sát, giảng giải, thực hành
* Bài 1
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Treo tranh minh họa và hỏi: Tranh vẽ những ai? Họ đang làm gì?
Khi thấy bạn mình bị ốm, bạn áo hồng đã nói gì?
Lời nói của bạn áo hồng là một lời an ủi. Khi nhận được lời an ủi này, bạn HS bị ốm đã nói thế nào?
Khuyến khích các em nói lời đáp khác thay cho lời của bạn HS bị ốm.
Khen những HS nói tốt.
* Bài 2
Bài yêu cầu chúng ta làmgì?
Yêu cầu 1 HS đọc các tình huống trong bài.
Yêu cầu HS nhắc lại tình huống a.
Hãy tưởng tượng con là bạn HS trong tình huống này. Vậy khi được cô giáo động viên như thế, con sẽ đáp lại lời cô thế nào?
Gọi 2 HS lên bảng đóng vai thể hiện lại tình huống này. Sau đó, yêu cầu HS thảo luận theo cặp để tìm lời đáp lại cho từng tình huống.
Gọi 1 số cặp HS trình bày trước lớp.
Yêu cầu HS nhận xét bài của các bạn trình bày trước lớp.
Nhận xét các em nói tốt.
* Bài 3
Gọi HS đọc yêu cầu.
Hằng ngày các con đã làm rất nhiều việc tốt như: bế em, quét nhà, cho bạn mượn bút … Bây giờ các con hãy kể lại cho các bạn cùng nghe nhé.
Yêu cầu HS tự làm bài theo hướng dẫn:
+ Việc tốt của em (hoặc bạn em) là việc gì?
+ Việc đó diễn ra lúc nào?
+ Em (bạn em) đã làm việc ấy ntn? (Kể rõ hành động, việc làm cụ thể để làm rõ việc tốt).
+ Kết quả của việc làm đó?
+ Em (bạn em) cảm thấy thế nào sau khi làm việc đó.
Gọi HS trình bày .
Nhận xét, cho điểm HS.
4. Củng cố – Dặn dò (1’)
Nhận xét tiết học.
Dặn HS luôn biết đáp lại lời an ủi một cách lịch sự.
Chuẩn bị: Kể ngắn về người thân.
Hát
3 HS thực hành trước lớp.
Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 1 HS nhắc lại.
Đọc yêu cầu của bài.
Tranh vẽ hai bạn HS. 1 bạn đang bị ốm nằm trên giường, 1 bạn đến thăm bạn bị ốm.
Bạn nói: Đừng buồn. Bạn sắp khỏi rồi.
Bạn nói: Cảm ơn bạn.
HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến: Bạn tốt quá./ Cảm ơn bạn đã chia xẻ với mình./ Có bạn đến thăm mình cũng đỡ nhiều rồi, cảm ơn bạn./…
Bài yêu cầu chúng ta nói lời đáp cho một số trường hợp nhận lời an ủi.
1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
Em buồn vì điểm kiểm tra không tốt. Cô giáo an ủi: “Đừng buồn. Nếu cố gắng hơn, em sẽ được điểm tốt.”
HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến: Con xin cảm ơn cô./ Con cảm ơn cô ạ. Lần sau con sẽ cố gắng nhiều hơn./ Con cảm ơn cô. Nhất định lần sau con sẽ cố gắng./…
b) Cảm ơn bạn./ Có bạn chia xẻ mình thấy cũng đỡ tiếc rồi./ Cảm ơn bạn, nhưng mình nghĩ là nó sẽ biết đường tìm về nhà./ Nó khÔn lắm, mình rất nhớ nó./…
c) Cảm ơn bà, cháu cũng mong là ngày mai nó sẽ về./ Nếu ngày mai nó về thì thích lắm bà nhỉ./ Cảm ơn bà ạ./…
Viết một đoạn văn ngắn (3, 4 câu) kể một việc tốt của em hoặc của bạn em.
HS suy nghĩ về việc tốt mà mình sẽ kể.
5 HS kể lại việc tốt của mình.
TIẾT 165 Toán
ÔN TẬP VỀ PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức: Giúp HS:
Thực hành tính trong các bảng nhân, bảng chia đã học.
Nhận biết một phần ba số lượng thông qua hình minh hoạ.
2.Kỹ năng: Giải bài toán bằng một phép tính nhân.
Tìm số bị chia, thừa số.
3.Thái độ: Ham thích học toán.
II. CHUẨN BỊ
GV: Bảng phụ, phấn màu.
HS: Vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Ôn tập về phép cộng và phép trừ.
Sửa bài 4, 5.
GV nhận xét.
3. Bài mới
* Hôm nay, chúng ta tiếp tục ôn tập về phép nhân và phép chia ® Ghi tựa.
v Hoạt động 1: Hướng dẫn Ôn tập (25’)
* Phương pháp: Trực quan, quan sát, giảng giải, thực hành, thi đua
* Bài 1:
Nêu yêu cầu của bài tập, sau đó cho HS tự làm bài.
Yêu cầu HS làm tiếp phần b.
Yêu cầu HS nêu cách tính nhẩm của từng con tính.
Nhận xét bài làm của HS.
* Bài 2:
Nêu yêu cầu của bài và cho HS tự làm bài.
Yêu cầu HS nêu cách thực hiện của từng biểu thức trong bài.
Nhận xét bài của HS và cho điểm.
* Bài 3:
Gọi 1 HS đọc đề bài.
HS lớp 2A xếp thành mấy hàng?
Mỗi hàng có bao nhiêu HS?
Vậy để biết tất cả lớp có bao nhiêu HS ta làm như thế nào ?
Tại sao lại thực hiện phép nhân 3 x 8?
Chữa bài và cho điểm HS.
* Bài 4:
Yêu cầu HS đọc đề bài.
Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời.
Vì sao em biết được điều đó?
Hình b đã khoanh vào một phần mấy số hình tròn, vì sao em biết điều đó?
* Bài 5:
Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
Yêu cầu HS tự làm bài và nêu cách làm của mình.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Tổng kết tiết học và giao các bài tập bổ trợ kiến thức cho HS.
Chuẩn bị: Ôn tập về phép nhân và phép chia (tt).
Hát
HS sửa bài, bạn nhận xét.
- 1 HS nhắc lại.
Làm bài vào vở bài tập. 16 HS nối tiếp nhau đọc bài làm phần a của mình trước lớp, mỗi HS chỉ đọc 1 con tính.
4 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
4 HS vừa lên bảng lần lượt trả lời.
2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
HS lớp 2A xếp thành 8 hàng, mỗi hàng có 3 HS. Hỏi lớp 2A có bao nhiêu HS?
Xếp thành 8 hàng.
Mỗi hàng có 3 HS.
Ta thực hiện phép tính nhân 3x8.
Vì có tất cả 8 hàng, mỗi hàng có 3 HS, như vậy 3 được lấy 8 lần nên ta thực hiện phép tính nhân 3 x 8.
Giải
Số HS của lớp 2A là:
3 x 8 = 24 (HS)
Đáp số: 24 HS.
Hình nào được khoanh vào một phần ba số hình tròn?
Hình a đã được khoanh vào một phần ba số hình tròn.
Vì hình a có tất cả 12 hình tròn, đã khoanh vào 4 hình tròn.
Hình b đã khoanh vào một tư số hình tròn, vì hình b có tất cả 12 hình tròn, đã khoanh vào 3 hình tròn.
Tìm x.
Nhắc lại cách tìm số bị chia, thừa số.
File đính kèm:
- GAK2 TUAN 33.doc