I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: HS biết cách làm đèn lồng.
Kỹ năng: Làm được đèn lồng bằng giấy.
Thái độ: HS hứng thú, yêu thích giờ học thủ công.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Mẫu đèn lồng. Quy trình làm đèn lồng. Giấy thủ công, kéo, hồ dán, bút chì, thước kẻ
HS: Giấy thủ công, keo, bút màu.
47 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2550 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 Kì 2 Tuần 32, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ự vẽ hình vào vở.
Ị Nhận xét, tuyên dương nhóm làm đúng nhiều nhất.
4. Củng cố – Dặn dò (1’)
Tổng kết giờ học, yêu cầu HS về ôn bài.
Chuẩn bị: Tự kiểm tra.
Hát
2 HS lên bảng làm bài, cả lớp sửa bài ở vở bài tập.
1 HS nhắc lại.
2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 cột, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
HS nhắc lại.
Bài toán yêu cầu chúng ta tìm x.
HS nêu.
4 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
300 + x = 800
x = 800 – 30
x = 500
x + 700 = 1000
x = 1000 - 700
x = 300
700 – x = 400
x = 700 - 400
x = 300
x – 600 = 100
x = 100 + 600
x = 700
HS quan sát.
Chiếc thuyền gồm 2 hình tam giác và 1 hình tứ giác ghép lại với nhau.
Hình tứ giác tạo thành thân của chiếc thuyền, 2 hình tam giác là 2 cánh buồm.
Máy bay gồm 3 hình tứ giác và 1 hình tam giác ghép lại với nhau.
Máy bay gồm 3 hình tứ giác tạo thành thân của máy bay. Hình tam giác tạo thành đuôi của máy bay.
TIẾT 64 Chính tả
TIẾNG CHỔI TRE
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Nghe viết đúng, đẹp đoạn từ Những đêm đông … em nghe.
2. Kỹ năng: Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt l/n; it/ich.
3. Thái độ: Ham thích môn học.
II. CHUẨN BỊ
GV: Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 2.
HS: Vở.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Chuyện quả bầu
Gọi 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào nháp theo GV đọc.
Nhận xét, ghi điểm HS.
3. Bài mới: Tiếng chổi tre
Giờ Chính tả hôm nay lớp mình sẽ viết bài tập đọc Tiếng chổi tre và làm các bài tập Ị Ghi tựa.
v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả (22’)
Phương pháp: Trực quan, hỏi đáp, giảng giải, thực hành
Yêu cầu HS đọc thuộc lòng đoạn cần viết.
Đoạn thơ nói về ai ?
Công việc của chị lao công vất vả như thế nào ?
Qua đoạn thơ, em hiểu điều gì ?
Bài thơ thuộc thể thơ gì ?
Những chữ đầu dòng thơ viết như thế nào ?
Hãy nêu những từ khó viết có trong bài ?
GV cùng HS phân tích những từ trên.
GV đọc vài từ cho HS viết vào bảng con, 2 HS lên bảng viết vào bảng lớp.
GV đọc bài cho HS viết.
Yêu cầu HS soát lỗi
GV tến hành chấm bài.
v Hoạt động 2: Luyện tập (5’)
Phương pháp: Thực hành, thi đua.
* Bài 2:
Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm.
Gọi HS làm bài trên bảng lớp, nhận xét, chữa bài và cho điểm HS.
* Bài 3:
Gọi HS đọc yêu cầu.
Chia lớp mình 2 nhóm. Yêu cầu HS tìm các từ theo hình thức tiếp sức.
Ị Nhận xét, tuyên dương các nhóm tìm nhanh và đúng.
4. Củng cố – Dặn dò (1’)
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà làm lại bài tập vào vở.
Chuẩn bị:Bóp nát quả cam.
Hát.
3 HS lên bảng viết các từ sau:
vội vàng, vất vả, ra vào, ngắn dài, quàng dây, nguệch ngoạc.
3 đến 5 HS đọc.
Chị lao công.
Chị phải làm việc vào những đêm hè, những đêm đông giá rét.
Chị lao công làm công việc có ích cho xã hội, chúng ta phải biết yêu quý, giúp đỡ chị.
Thuộc thể thơ tự do.
Chữ đầu dòng thơ phải viết hoa và cách vào 3 ô.
lặng ngắt, quét rác, gió rét, như đồng, đi về
HS đọc và viết các từ bên.
HS viết bài.
HS đổi chéo vở kiểm tra lỗi.
HS lắng nghe nhận xét của GV.
Tự làm bài theo yêu cầu:
a) Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
b) Vườn nhà em trồng toàn mít.
Mùa trái chín, mít lúc lỉu trên cây như đàn lợn con. Những chú chim chích tinh nghịch nhảy lích rích trong kẽ lá. Chị em em tíu tít ra vườn. Ngồi ăn những múi mít đọng mật dưới gốc cây thật là thích.
2 HS đọc yêu cầu.
HS lên làm theo hình thức tiếp sức.
a) lo lắng – no nê
lâu la – cà phê nâu
con la – quả na
cái lá – ná thun
lề đường – thợ nề…
b) bịt mắt – bịch thóc
thít chặt – thích quá
chít tay – chim chích
khụt khịt – khúc khíc
TIẾT 64 Thể dục
TIẾT 64
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức :
_ Tiếp tục ôn Chuyền cầu theo nhóm hai người.
_ Ôn trò chơi Ném bóng trúng đích.
2. Kỹ năng :
_ Yêu cầu biết cách chơi và tham gia tương đối chủ động.
_ Yêu cầu nâng cao khả năng đón và chuyền cầu chính xác.
3. Thái độ:
_ Trật tự không xô đẩy.
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN.
_ Sân trường rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ, an toàn.
_ Còi, bóng và vật đích.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nội dung
Định lượng
Tổ chức luyện tập
1. Phần mở đầu :
_ GV tập hợp lớp phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
_ Đứng tại chỗ, vỗ tay và hát.
_ Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên.
_ Đi thường theo vòng tròn hít thở sâu.
_ Ôn động tác vươn thơ, tay, chân, toàn thân, nhảy.
2. Phần cơ bản :
_ Ôn “Chuyền cầu” theo nhóm 2 người
_ Ôn trò chơi Ném bóng trúng đích
3. Phần kết thúc :
_ Đi đều theo 4 hàng dọc.
_ Tập một số động tác thả lỏng.
_ GV và HS hệ thống bài.
_ GV nhận xét giờ học, giao bài tập về nhà.
8’
1’
2’
2’
1’
2’
20’
10’
10’
5’
1’
1’
2’
1’
_ Theo đội hình hàng ngang.
_ Theo đội hình hàng dọc.
_ Theo đội hình vòng tròn.
_ GV chia tổ tập, từng tổ thi để chọn đôi giỏi nhất, sau dó thi chọn đôi vô địch lớp.
_ GV nêu tên trò chơi và nhắc lại cách chơi. Cho HS chơi dưới sự điều khiển thống nhất bằng khẩu lệnh của GV hoặc của cán sự lớp.
_ Theo đội hình hàng dọc.
_ Về tập chơi cho quen.
TIẾT 32 Tập làm văn
ĐÁP LỜI TỪ CHỐI. ĐỌC SỔ LIÊN LẠC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết đáp lời từ chối của người khác trong các tình huống giao tiếp với thái độ lịch sự, nhã nhặn.
2. Kỹ năng: Biết kể lại chính xác nội dung một trang trong sổ liên lạc của mình.
3. Thái độ: Ham thích môn học.
II. CHUẨN BỊ
GV: Sổ liên lạc từng HS.
HS: Vở.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Đáp lời khen ngợi. Tả ngắn về Bác Hồ
Gọi HS đọc bài văn viết về Bác Hồ.
Nhận xét, ghi điểm từng HS.
3. Bài mới: Đáp lời từ chối. Đọc sổ liên lạc
Tuần trước các con đã biết đáp lại lời khen ngợi. Giờ học hôm nay các con sẽ học cách đáp lời từ chối sao cho lịch sự. Sau đó, các em sẽ kể lại một trang trong sổ liên lạc của mình. Ị Ghi tựa.
v Hoạt động 1: Đáp lời từ chối (10’)
Phương pháp: Trực quan, giảng giải, thực hành
* Bài 1:
Gọi HS đọc yêu cầu.
Bạn nam áo tím nói gì với bạn nam áo xanh ?
Bạn kia trả lời thế nào ?
Lúc đó, bạn áo tím đáp lại thế nào ?
Khi bạn áo tím hỏi mượn bạn áo xanh quyển truyện thì bạn áo xanh nói Xin lỗi. Tớ chưa đọc xong.
Đây là một lời từ chối, bạn áo tím đã đáp lại lời từ chối một cách rất lịch sự Thế thì tớ mượn sau vậy.
Yêu cầu HS suy nghĩ để tìm lời đáp khác cho bạn HS áo tím.
Gọi HS thực hành đóng lại tình huống trên trước lớp.
Ị Nhận xét, tuyên dương HS nói tốt.
* Bài 2:
Gọi HS đọc yêu cầu và đọc các tình huống của bài.
Gọi 2 HS lên làm mẫu với tình huống 1.
Với mỗi tình huống GV gọi từ 3 đến 5 HS lên thực hành. Khuyến khích, tuyên dương các em nói bằng lời của mình.
Ị Nhận xét, tuyên dương nhóm đáp hay.
v Hoạt động 2: Đọc sổ liên lạc (10’)
Phương pháp: Trực quan, giảng giải, thực hành
* Bài 3:
Gọi HS đọc yêu cầu.
Yêu cầu HS tự tìm một trang sổ liên lạc mà mình thích nhất, đọc thầm và nói lại theo nội dung:
+ Lời ghi nhận xét của thầy cô.
+ Ngày tháng ghi.
+ Suy nghĩ của con, việc con sẽ làm sau khi đọc xong trang sổ đó.
Ị Nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố – Dặn dò (1’)
Nhận xét tiết học.
Dặn HS luôn tỏ ra lịch sự, văn minh trong mọi tình huống giao tiếp.
Chuẩn bị: Đáp lời an ủi. Kể chuyện được chứng kiến.
Hát.
3 đến 5 HS đọc bài làm của mình.
1 HS nhắc lại.
Đọc yêu cầu của bài.
Bạn nói: Cho tớ mượn truyện với!
Bạn trả lời: Xin lỗi. Tớ chưa đọc xong.
Bạn đáp: Thế thì tớ mượn sau vậy.
Suy nghĩ và tiếp nối nhau phát biểu ý kiến: Khi nào cậu đọc xong, tớ sẽ mượn vậy./ Hôm sau cậu cho tớ mượn nhé./…
3 cặp HS thực hành.
1 HS đọc yêu cầu, 3 HS đọc tình huống.
HS 1: Cho mình mượn quyển truyện với.
HS 2: Truyện này tớ cũng đi mượn.
HS 1: Vậy à! Đọc xong cậu kể lại cho tớ nghe nhé.
Tình huống a:
Thật tiếc quá! Thế à? Đọc xong bạn kể cho tớ nghe nhé./ Không sao, cậu đọc xong cho tớ mượn nhé./…
Tình huống b:
Con sẽ cố gắng vậy./ Bố sẽ gợi ý cho con nhé./ Con sẽ vẽ cho thật đẹp./…
Tình huống c:
Vâng, con sẽ ở nhà./ Lần sau, mẹ cho con đi với nhé./…
Đọc yêu cầu trong SGK.
HS tự làm việc.
5 đến 7 HS được nói theo nội dung và suy nghĩ của mình.
TIẾT 160 Toán
KIỂM TRA
I. MỤC TIÊU
Kiến thức: Củng cố về phép cộng, trừ, nhân, chia và các dạng toán đã học.
Kĩ năng: Rèn HS thực hành tính nhanh, đúng.
Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác.
II. CHUẨN BỊ
GV: Đề bài kiểm tra.
HS: Vở
III. ĐỀ KIỂM TRA:
" Bài 1: Tính nhẩm: (3 điểm)
90 + 30 = 900 – 700 =
675 + 310 = 1000 – 300 =
3 x 5 = 20 : 5 =
4 x 2 = 300 + 300 =
" Bài 2: Đặt tính rồi tính: ( 2 điểm)
a) 45 + 35 b) 62 – 17
c) 867 – 432 d) 246 + 513
" Bài 3: Tính: ( 2 điểm)
a) 2 x 2 x 5 b) 30 : 3 + 25
" Bài 4: Giải toán (3 điểm)
Một trại hè có 475 học sinh nam và 510 học sinh nữ. Hỏi trại hè đó có tất cả bao nhiêu học sinh?
File đính kèm:
- GAK2 TUAN 32.doc