Bài 22: p - ph nh
A. Mục đích, yêu cầu:
- Học sinh đọc viết được: p- ph, nh, phố xá, nhà lá; từ và câu ứng dụng.
- Học sinh viết được: p- ph, nh, phố xá, nhà lá.
- Luyện nói từ 2- 3 câu theo chủ đề: chợ, phố, thị xã.
*) HSKG: Đọc trơn toàn bài.
B. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.
C. Các hoạt động dạy học:
80 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1246 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 1 tuần 6 đến 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gày.
- Yêu cầu hs nhớ và kể lại những việc mà mình đã làm vệ sinh cá nhân trong ngày.
- Dành 2 phút để học sinh nhớ lại.
- Goị học sinh trả lời.
- Kết luận: Nhắc lại các việc vệ sinh cá nhân nên làm hàng ngày để học sinh khắc sâu và có ý thức thực hiện.
Hoạt động của hs
- Hs theo dõi.
- Cả lớp chơi.
- Vài hs nêu.
- Hs nêu.
- Vài hs nêu.
- Vài hs nêu ý kiến.
- Hs nhận xét.
- Hs kể theo nhóm 4.
- Vài hs kể trước lớp.
3. Củng cố- dặn dò:
- Gv nêu lại sự cần thiết của việc giữ gìn vệ sinh thân thể.
- Gv nhận xét giờ học.
- Về nhà thường xuyên thực hiện vệ sinh cá nhân để đảm bảo sức khỏe cho học tập và vui chơi.
Thủ công
Bài 7: Xé, dán hình con gà con (Tiết 1)
A- Mục tiêu: Giúp hs:
- Biết cách xé, dán hình con gà con .
- Xé, dán được hình con gà con . Đường xé có thể bị răng cưa. Hình dán tương đối phẳng. Mắt, mỏ, chân gà có thể dùng bút màu để vẽ.
- HS khéo tay:
+ Xé, dán được hình con gà con . Đường xé ít răng cưa. Hình dán phẳng. Mắt, mỏ, chân gà có thể dùng bút màu để vẽ.
+ Có thể xé thêm được hình con gà con có kích thước, hình dạng, màu sắc khác nhau.
B- Đồ dùng dạy học:
Bài mẫu, giấy thủ công các màu, vở thủ công.
C- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của gv
I. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
- Nhận xét đánh giá.
II. Bài mới :
1. Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát:
- Gv giới thiệu bài mẫu, cho hs quan sát và đặt câu hỏi:
+ Con gà con có mấy bộ phận?
+ Các bộ phận có hình gì?
+ Con gà con có lông màu gì?
(Con gà con có thân, đầu hơi tròn, có các bộ phận mắt, mỏ, cánh, chân, đuôi, toàn thân có màu vàng).
2. Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu:
* Xé hình thân gà:
-Lấy tờ giấy màu vàng, đếm ô đánh dấu, vẽ và xé một hình chữ nhật có cạnh dài 10 ô, cạnh ngắn 8 ô.
- Xé 4 góc của hình chữ nhật
- Xé chỉnh, sửa cho giống hình thân gà.
* Xé hình đầu gà: - Đếm ô, đánh dấu, vẽ và xé một hình vuông cạnh 5ô, (Giấy cùng màu với thân gà)
- Vẽ và xé 4 góc của hình vuông.
- Xé chỉnh, sửa sửa cho giống hình đầu gà.
* Xé hình đuôi gà:
- Đếm ô, đánh dấu, vẽ và xé hình vuông mỗi cạnh là 4 ô, (dùng giấy cùng màu với đầu gà.)
- Vẽ hình tam giác, xé thành hình tam giác.
- Xé mỏ, chân và mắt gà.
* Dùng giấy màu khác để xé mỏ, mắt, chân gà.
* Dán hình: Sau khi xé đủ các bộ phận của hình con gà con thao tác lần lượt dán theo thứ tự.
3. Hoạt động 3: Thực hành
- Cho hs thực hành xé các bộ phận của con gà.
- Gv quan sát, giúp đỡ hs.
Hoạt động của hs
- Học sinh quan sát mẫu.
- 1 vài hs nêu.
- Vài hs nêu.
- 1 vài hs nêu.
- Hs quan sát.
- Hs theo dõi.
- Hs quan sát.
- Học sinh thực hành
III. Củng cố- dặn dò:
- Gv nhận xét giờ học.
- Gv đánh giá sản phẩm của hs: Xé được hình con gà, phẳng.
- Dặn hs chuẩn bị giấy màu, giấy nháp có kẻ ô, bút chì, bút màu, hồ dán cho bài sau “Xé dán hình ngôi nhà”.
Thứ ngày tháng năm 2012
Toán
Bài 37: Luyện tập (57)
A- Mục tiêu: Giúp hs:
- Củng cố về bảng trừ và làm tính trừ trong phạm vi 3 và phạm vi 4.
- Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng một phép tính thích hợp.
- HS làm các bài tập 1, 2 (dòng 1), 3. Bỏ bài 5 (a)
*) HSKG: Làm bài tập 2 (dòng 2), 4, 5(b).
B- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của gv
I. Kiểm tra bài cũ: Tính:
4 3 4 3
– – – –
2 2 3 1
- Gọi hs làm bài.
- Gv nhận xét, đánh giá.
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Gv nêu
2. Luyện tập:
a. Bài 1: Tính:
- Cho hs tự tính theo cột dọc.
- Cho hs nhận xét bài.
b. Bài 2: Số?
- Muốn điền số ta làm như thế nào?
- Yêu cầu hs làm bài.
c. Bài 3: Tính:
- Cho hs nêu cách tính: 4 – 1 – 1 =
- Tương tự cho hs làm hết bài.
- Cho hs nhận xét bài.
d. Bài 4: (>, <, =)?
- Cho hs nêu cách làm.
- Yêu cầu hs tính rồi so sánh kết quả và điền dấu thích hợp.
- Cho hs nhận xét.
e. Bài 5: Viết phép tính thích hợp. (Phần b)
- Cho hs quan sát tranh, nêu bài toán rồi viết phép tính thích hợp: 4 – 1 = 3
- Gọi hs lên bảng làm bài.
Hoạt động của hs
- 2 hs lên bảng làm.
- Hs làm bài.
- 3 hs lên bảng làm bài.
- Hs nhận xét.
- 1 hs nêu.
- Hs làm bài.
- Hs nối tiếp lên bảng làm.
- 1 hs nêu.
- Hs tự làm bài.
- 3 hs làm trên bảng.
- Hs nêu nhận xét.
- 1 hs nêu.
- Hs làm bài.
- 2 hs làm trên bảng.
- Hs nhận xét.
- Hs làm theo cặp.
- Vài hs thực hiện.
III. Củng cố- dặn dò:
- Gv nhận xét giờ học.
- Dặn hs về nhà làm bài còn lại.
Tiếng Việt
Kiểm tra định kì giữa kì I
(Đề do Phòng Giáo dục ra)
Thứ ngày tháng năm 2012
Học vần
Bài 41: iêu yêu
A- Mục đích, yêu cầu:
- Học sinh đọc viết được: iêu, yêu, diều sáo, yêu quý; từ và đoạn thơ ứng dụng.
- Học sinh viết được: iêu, yêu, diều sáo, yêu quý.
- Luyện nói từ 2- 4 câu theo chủ đề: Bé tự giới thiệu.
*) HSKG: Đọc trơn toàn bài.
B- Đồ dùng dạy học:
Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.
C- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của gv
I. Kiểm tra bài cũ:
- Cho hs đọc và viết: líu lo, chịu khó, cây nêu, kêu gọi.
- Gọi hs đọc câu ứng dụng: Cây bưởi cây táo nhà bà đều sai trĩu quả.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Gv nêu
2. Dạy vần mới:
2. Dạy vần:
Vần iêu
a. Nhận diện vần:
- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới: iêu
- Gv giới thiệu: Vần iêu được tạo nên từ iê và u.
- So sánh vần iêu với iu
- Cho hs ghép vần iêu vào bảng gài.
b. Đánh vần và đọc trơn:
- Gv phát âm mẫu: iêu
- Gọi hs đọc: iêu
- Gv viết bảng diều và đọc.
- Nêu cách ghép tiếng diều.
(Âm d trước vần iêu sau, thanh huyền trên ê.)
- Yêu cầu hs ghép tiếng: diều
- Cho hs đánh vần và đọc: dờ- iêu- diêu- huyền- diều.
- Gọi hs đọc toàn phần: iêu- diều- diều sáo.
Vần yêu:
(Gv hướng dẫn tương tự vần iêu.)
- So sánh iêu với yêu.
(Giống nhau: Kết thúc bằng êu. Khác nhau: iêu bắt đầu bằng i, còn yêu bắt đầu bằng y).
c. Đọc từ ứng dụng:
- Cho hs đọc các từ ứng dụng: Buổi chiều, hiểu bài, yêu cầu, già yếu.
- Gv nhận xét, sửa sai cho hs.
d. Luyện viết bảng con:
- Gv giới thiệu cách viết: iêu, yêu, diều sáo, yêu quý.
- Cho hs viết bảng con- Gv quan sát sửa sai cho hs.
- Nhận xét bài viết của hs.
Tiết 2:
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc:
- Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.
- Gv nhận xét đánh giá.
- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.
- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.
- Gv đọc mẫu: Tu hú kêu, báo hiệu mùa vải thiều đã về.
- Cho hs đọc câu ứng dụng
- Hs xác định tiếng có vần mới: hiệu, thiều.
- Cho hs đọc toàn bài trong sgk.
b. Luyện nói:
- Gv giới thiệu tranh vẽ.
- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: Bé tự giới thiệu.
- Gv giới thiệu tranh vẽ.
- Gợi ý để hs trả lời:
+ Em tên là gì? Năm nay em bao nhiêu tuổi?
+ Em đang học lớp mấy?
+ Cô giáo nào đang dạy em?
+ Nhà em ở đâu? Nhà em có mấy anh chị em?
+ Bố mẹ em làm gì?
+ Em thích học môn nào nhất?
+ Em có năng khiếu (hoặc sở thích) gì?
c. Luyện viết:
- Gv nêu lại cách viết: iêu, yêu, diều sáo, yêu quý.
- Gv hướng dẫn hs cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.
- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết.
- Gv chấm một số bài- Nhận xét.
Hoạt động của hs
- 3 hs đọc và viết.
- 2 hs đọc.
- Hs qs tranh- nhận xét.
- 1 vài hs nêu.
- Hs ghép vần iêu.
- Nhiều hs đọc.
- Hs theo dõi.
- 1 vài hs nêu.
- Hs tự ghép.
- Hs đánh vần và đọc.
- Hs đọc cá nhân, đt.
- Thực hành như vần iêu
- 1 vài hs nêu.
- 5 hs đọc.
- Hs quan sát.
- Hs luyện viết bảng con.
- 5 hs đọc.
- Vài hs đọc.
- Hs qs tranh- nhận xét.
- Hs theo dõi.
- 5 hs đọc.
- 1 vài hs nêu.
- Đọc cá nhân, đồng thanh.
- Hs qs tranh- nhận xét.
- Vài hs đọc.
+ 1 vài hs nêu.
+ 1 vài hs nêu.
+ Vài hs nêu.
+ 1 vài hs nêu.
+ 1 vài hs nêu.
+ 1 vài hs nêu.
+ 1 vài hs nêu.
- Hs quan sát.
- Hs thực hiện.
- Hs viết bài.
III. Củng cố, dặn dò:
- Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới. Gv nêu cách chơi và tổ chức cho hs chơi.
- Gv tổng kết cuộc chơi và nhận xét giờ học.
- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 42.
Toán
Tiết 38: Phép trừ trong phạm vi 5 (58)
A- Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Tiếp tục củng cố khái niệm ban đầu về phép trừ và mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
- Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 5.
- Biết làm tính trừ trong phạm vi 5.
- HS làm các bài tập 1, 2 (cột 1), 3, 4(a).
*) HSKG: Làm bài tập 2 (cột 2, 3), 4(b).
B- Đồ dùng dạy học:
Bộ đồ dùng dạy toán, các mô hình phù hợp.
C- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của gv
I- Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh làm bài: Tính:
1 + 3 = 3 – 2 =
4 – 0 = 4 + 1 =
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
II. Bài mới:
1. Giới thiệu phép trừ, bảng trừ trong phạm vi 5:
a, Gv giới thiệu các phép trừ 5 – 1 = 4; 5 – 2 = 3; 5 – 3 = 2; 5 – 4 = 1 (Mỗi phép trừ đều theo 3 bước, tương tự phép trừ trong phạm vi 3).
b, Gv cho học sinh ghi nhớ bảng trừ bằng cách cho các em đọc một vài lượt rồi xóa dần trên bảng
c, Gv hướng dẫn học sinh nhận biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
Tiến hành tương tự “Phép trừ trong phạm vi 3”.
2. Thực hành:
a. Bài 1: Tính:
- Cho hs tự làm bài.
- Gọi hs đọc bài và nhận xét.
b. Bài 2: Tính:
- Yêu cầu hs thực hiện các phép tính cộng, trừ
1 + 4 = 5
4 + 1 = 5
- Hướng dẫn hs nhận xét về mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ; tính chất giao hoán của phép cộng.
c. Bài 3: Tính:
- Yêu cầu học sinh viết phép tính phải thẳng cột.
- Cho hs làm bài.
5 5 5 5 4 4
- - - - - -
3 2 1 4 2 1
- Gọi hs nhận xét; cho hs đổi bài kiểm tra.
d. Bài 4: Viết phép tính thích hợp:
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh a nêu thành bài toán rồi viết phép tính thích hợp:
5 – 2 = 3
- Gọi hs thực hiện trước lớp.
- Giáo viên nhận xét.
Hoạt động của hs
- 2 hs lên bảng làm bài.
- Hs thực hiện tương tự như phép trừ trong phạm vi 3.
- Hs đọc cá nhân, tập thể.
5 – 1 = 4; 5 – 2 = 3;
5 – 3 = 2; 5 – 4 = 1
- Hs nêu nhận xét.
- 1 hs nêu yêu cầu.
- Hs làm bài.
- Hs đọc và nhận xét.
- Hs làm bài cá nhân.
- Học sinh làm bài tập.
- 3 hs lên bảng làm.
- Hs nêu.
- Hs kiểm tra chéo.
- Hs làm theo cặp.
- Hs đọc kết quả bài làm.
III. Củng cố- dặn dò:
- Tổ chức cho hs chơi trò chơi: “Thi tìm kết quả nhanh”
- Học sinh chơi, Gv nhận xét giờ học.
- Dặn hs về làm bài tập còn lại vào vở ô ly. Học thuộc bảng trừ trong phạm 5.
File đính kèm:
- Tuần 6-10.doc