A.Mục tiêu:
- Đọc trơn toàn bài . Đọc đúng các từ ngữ : sừng sững, khẳng khiu, trụi lá, chi chít . bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu .
- Hiểu nội dung bài : Cây bàng thân thiết với các trường học .Cây bàng mỗi mùa có đặc điểm riêng .
- Trả lời được câu hỏi 1 (SGK ).
Chưa đặt thành yêu cầu đánh giá kĩ năng đọc.
* GDBVMT : Để có cây bàng đẹp về mùa thu, nó phải được nuôi dưỡng và bảo vệ ở những mùa nào?
8 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1377 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 1 Tuần 33, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nơi về đến chốn? Ích lợi của việc đi đến nơi về đến chốn.
- Phân biệt được hành vi đúng, hành vi sai.
- Có thái độ đi đến nơi về đến chốn.
B. Đồ dùng dạy học:
Tranh trong tài liệu giáo dục trang 5, 6.
C. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Bài cũ
- Lớp học là nơi để làm gì?
- Các em phải làm gì để lớp học luôn sạch đẹp?
- Nhận xét.
2. Hoạt động 2: Bài mới
a. Hoạt động 2.1:HS thảo luận nhóm đôi.
- GV nêu yêu và hướng dẫn HS quan sát tranh trong SGK (BT1) cho biết tranh vẽ cảnh gì và nhận xét việc làm của các bạn nhỏ trong 2 tranh.
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện từng nhóm báo cáo.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV chốt và kết luận.
b.Hoạt động 2.2: Đóng vai theo tranh
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh 3, 4 (BT2).
- GV chia lớp thành 4 nhóm.
- HS thảo luận, phân vai.
- Từng nhóm lên trình bày. nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận.
Nghỉ giữa tiết
c. Hoạt động 2.3: Thảo luận lớp
- HS quan sát tranh 5 (BT3) và tự đưa ra cách giải quyết tình huống.
- HS lần lượt phát biểu ý kiến.
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận.
d. Hoạt động 2.4: HS tự liện hệ bản thân
- Cho HS kể về việc đi đến nơi về đến chốn và không đi đến nơi về đến chốn.
- GV khen những HS thực hiện tốt.
- GV kết luận chung.
3. Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò
- Liên hệ giáo dục.
- Xem bài tiết sau học.
D. BỔ SUNG:
…………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………………
* BUỔI CHIỀU: NGHỈ - GV KHÔNG CHỦ NHIỆM DẠY.
Thứ ba ngày 29 tháng 4 năm 2014
* BUỔI SÁNG:
T1 KỂ CHUYỆN TIẾT: 7
CON RỒNG CHÁU TIÊN.
SGK /126 TGDK: 38’
A.Mục tiêu:
- Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh.- Hiểu ý nghĩa truyện: Lòng tự hào của dân tộc ta về nguồn gốc cao quý, linh thiêng của dân tộc.
- HS khá , giỏi kể lại được toàn bộ câu truyện dựa theo tranh .
Chưa yêu cầu HS kể lại toàn bộ câu chuyện. Chưa yêu cầu phân vai tập kể lại câu chuyện.
B.Đồ dùng dạy học:
Tranh minh họa truyện kể trong SGK.
C.Các hoạt động dạy học:
1.Hoạt động 1: Bài cũ
- Gọi 3 HS kể lại câu chuyện: Dê con nghe lời mẹ.
- Nhận xét.
2.Hoạt động 2: Bài mới.
a.Hoạt động 2.1: GV kể chuyện
- GV kể chuyện 2 – 3 lần.
- GV kể lần 1 để HS biết câu chuyện.
- GV kể lần 2, 3 kết hợp với từng tranh minh họa.
b.Hoạt động 2.2: Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.
- Tranh 1: HS xem tranh 1 trong SGK, trả lời câu hỏi.
+Tranh 1 vẽ cảnh gì?
+ Câu hỏi dưới tranh là gì?
+GV yêu cầu yêu cầu HS kể lại truyện dựa theo tranh (có thể kể nhóm hay cá nhân). GV bổ sung nếu HS kể thiếu.
- Tranh 2, 3, 4: Tương tự.
- Nhận xét, sửa sai.
NGHỈ GIỮA TIẾT
c.Hoạt động 2.3: Hướng dẫn HS kể toàn bộ câu chuyện ( Dành cho HS khá giỏi )
- GV cho 1 – 2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện dựa vào tranh và các gợi ý dưới tranh.
Nhận xét.Tuyên dương.
* Giúp HS hiểu ý nghĩa câu chuyện:
- Câu chuyện này cho em biết điều gì?
- GV nêu ý nghĩa câu chuyện.
3.Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò
- Về nhà tập kể lại truyện.
- Xem truyện: Cô chủ không biết quý tình bạn.
D. BỔ SUNG:
………………………………………………………………………………………….……...…………………………………………………………………………………………………
T2 CHÍNH TẢ TIẾT: 16
LŨY TRE.
SGK:123 TGDK: 38 phút
A.Mục tiêu:
- Tập chép chính xác khổ thơ đầu bài thơ Lũy tre trong khoảng 8 – 10 phút .
- Điền đúng chữ l hay n vào chỗ trống .Dấu hỏi hay dấu ngã vào những chữ in nghiêng .
- Bài tập 2a hoặc b .
B.Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ viết nội dung bài tập chính tả.
C.Các hoạt động dạy học:
1.Hoạt động 1: Bài cũ
- HS viết lại các tiếng từ sai phổ biến ở tiết trước: Tháp Rùa, rêu, cổ kính…
- Nhận xét.
2.Hoạt động 2: Bài mới.
a.Hoạt động 2.1: Hướng dẫn HS tập chép.
- GV đọc bài viết. 2 HS đọc lại.
- GV hướng dẫn HS viết đúng một số từ khó: thức dậy, rì rào, gọng vó, mặt.
- Hướng dẫn HS viết bảng con. GV theo dõi, nhận xét.
- GV đọc cho HS viết bài vào vở.
- GV cho HS tự chữa bài 1 lần nữa.
- GV thu vở chấm khoảng 7 đến 10 em.
- HS kiểm tra chéo.
Nghỉ giữa tiết: Lớp hát, trò chơi
- GV nhận xét bài viết và chữa lỗi sai phổ biến.
b.Hoạt động 2.2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
- Điền l hay n.
- Điền dấu hỏi hay ngã.
- HS làm bảng phụ. GV theo dõi giúp đỡ HSY.
- Nhận xét, sửa sai.
3.Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò
- Về nhà rèn chữ viết.
D. BỔ SUNG:
…………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..................
T3 TOÁN TIẾT: 128
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 10.
SGK : 170 TGDK: 35 phút
A.Mục tiêu:
- Biết đọc, đếm, so sánh các số trong phạm vi 10; biết đo độ dài đoạn thẳng.
- Làm bài tập: 1, 2, 3, 4/ 59 VBT + 3/ 170 SGK.
B.Đồ dùng dạy học:
Que tính. Bảng phụ.
C.Các hoạt động dạy học:
1.Hoạt động 1: Bài cũ
- Nhận xét bài kiểm tra.
2.Hoạt động 2: Luyện tập – Thực hành
* Bài 1VBT/59: Viết số từ 0 đến 10 vào dưới mỗi vạch của tia số:
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm việc cá nhân. Gọi HS đọc kết quả.
- Nhận xét, sửa sai.
* Bài 2VBT/59: Điền dấu >, <, =.
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm việc cá nhân. 4 HSY làm bảng phụ.
- Nhận xét, sửa sai.
NGHỈ GIỮA TIẾT.
* Bài 3 VBT/59: Khoanh vào số lớn nhất, bé nhất
- HS đọc yêu cầu. GV hướng dẫn HS cách làm
- HS làm việc cá nhân. 1 HS làm bảng phụ.
- GV theo dõi giúp đỡ HSY. Nhận xét, sửa sai.
* Bài 4 VBT/59: Viết các số: 10, 7, 5, 9
- Theo thứ tự từ bé đến lớn. - Theo thứ tự từ lớn đến bé.
- 1 HS làm bảng phụ. GV theo dõi giúp đỡ HS yếu. - Nhận xét, sửa sai.
* Bài 3/170 SGK: Đo độ dài của các đoạn thẳng. HS đo và ghi kết quả ( đo bắt đầu từ vạch số 0) GV chốt dạng toán qua từng bài tập.
3.Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
D. BỔ SUNG:
…………………………………………………………………………………………..……..…………………………………………………………………………………………………
T4
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
TIẾT: 32
GIÓ.
SGK/ 66-67
TGDK: 38’
A.Mục tiêu:
- Nhận xét và mô tả cảnh vật xung quanh khi trời gió .
B.Đồ dùng dạy học:
Tranh trong SGK.
C.Các hoạt động dạy học:
1.Hoạt động 1: Bài cũ ( Không kiểm tra )
2.Hoạt động 2: Bài mới
a.Hoạt động 2.1: Làm việc với SGK
- Mục tiêu: HS nhận biết dấu hiệu khi trời đang có gió, phân biệt gió nhẹ, gió mạnh.
- Cách tiến hành:
+ Bước 1: HS quan sát tranh , hỏi và trả lời các câu hỏi SGK trang 66.
+ Bước 2: Các nhóm thảo luận (nhóm đôi).
+ Bước 3: Gọi đại diện nhóm lên trình bày.
- GV kết luận.
NGHỈ GIỮA TIẾT
b.Hoạt động 2.2: Quan sát ngoài trời.
- Mục tiêu: HS nhận biết trời có gió hay không có gió, gió mạnh hay gió nhẹ.
- Cách tiến hành:
+ GV nêu nhiệm vụ cho HS khi ra ngoài trời quan sát.
+ Tổ chức cho HS ra ngoài trời làm việc theo nhóm.
+ HS nêu nhận xét của mình với các bạn trong nhóm.
+ Đại diện một vài nhóm báo cáo kết quả của mình.
- GV kết luận.
3.Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò
- Trò chơi: Quay chong chóng.
- Liên hệ giáo dục. - Xem bài: Trời nóng, trời rét.
D. BỔ SUNG: …………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………..
* BUỔI CHIỀU:
T1 TIẾNG VIỆT(BS)
LUYỆN ĐỌC,VIẾT BÀI: MÁI NHÀ MÀU XANH
A.Mục tiêu:Đọc trôi chảy bài : Mái nhà màu xanh.
Điền đúng vào chỗ chấm . Tìm được các tiếng có vần :
B.Các hoạt động dạy học:
1.Hoạt động 1: Luyện đọc : Mái nhà màu xanh.
- Giáo viên đọc mẫu: giọng chậm rãi, nhẹ nhàng.
* Đọc câu: Các em nối tiếp nhau đọc thành tiếng từng câu. Lưu ý nghỉ hơi khi gặp dấu phẩy, dấu chấm.
* Đọc đoạn: Từng nhóm 3 HS nối tiếp nhau đọc, mỗi em đọc một đoạn.
* Đọc cả bài: Giáo viên đọc mẫu – Cá nhân – ĐT.
2.Hoạt động 2: Luyện viết
- HS viết vở 1 Bài: Mái nhà màu xanh.
Thưa cô, em thiếu màu đỏ. Em tô mái nhà màu xanh dược không ạ?
Cả lớp cười ồ. Thu quay xuống, đưa cho Hoàng bút màu đỏ. Thu chỉ có bút màu đỏ và tím. Hoàng cảm ơn Thu và bảo:
- Cậu cần màu gì cứ lấy ở chỗ tớ. Tớ chỉ thiếu màu đỏ thôi.
Cô giáo bảo:
- Các em nên trao đổi bút màu để bức tranh đẹp hơn.
Hết giờ, tranh của Hoàng và Thu đều được cô khen.
3.Hoạt động 3: Bồi dưỡng HS giỏi.
- Thi đọc diễn cảm bài: Mái nhà màu xanh.
- Tìm được tiếng, nói được câu
C.Củng cố-dặn dò: Học bài ,chuẩn bị bài tiếp theo.
T2 TOÁN(BS) ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 10
A/ Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về : Tia số.
- So sánh các số trong phạm vi 10.
- Đo dộ dài đoạn thẳng.
B/ Các hoạt động dạy học:
1.Hoạt động 1: Làm bài tập SGK/170
Bảng lớp :
Bài 1: Viết số từ 0 đến 10 vào dưới mỗi vạch của tia số.
Bài 5: Đo độ dài của các đoạn thẳng.
Bảng con :
Bài 3 : Khoanh vào số lớn nhất : 6 , 3, 4, 9 .
Khoanh vào số bé nhất : 5 , 7 , 3 , 8, .
Vở 2 :
Bài 2 : >, <, =
Bài 4 : Viết các số 10, 7, 5, 9 theo thứ tự :
a/ Từ bé đến lớn : b/ Từ lớn đến bé :
2 Hoạt động 2 : Toán nâng cao
- Hùng nói ‘ số tuổi của mình bằng số bé nhất có một chữ số cộng với 7’. Dũng nói ‘ số tuổi của mình bằng số lớn nhất có 1 chữ số trừ đi 2’ . Em hãy đoán xem bạn Hùng, Dũng bao nhiêu tuổi ?
C/Củng cố - Dặn dò: Xem lại bài - Chuẩn bị bài sau .
T3 THỂ DỤC TIẾT: 33
TẬP HỢP HÀNG DỌC, DÓNG HÀNG, ĐỨNG NGHIÊM, ĐỨNG NGHỈ, QUAY PHẢI, QUAY TRÁI – CHUYỀN CẦU THEO NHÓM HAI NGƯỜI.
TGDK: 35 phút
A. Mục tiêu:
- Biết cách tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, đứng nghỉ; quay phải, quay trái
( nhận biết đúng hướng và xoay người theo ) .
Không thực hiện trò chơi chuyền cầu theo nhóm hai người.
B. Địa điểm – Phương tiện:
Trên sân trường, còi, một số quả cầu.
C. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Phần mở đầu
- GV phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Đứng vỗ tay, hát.
- Xoay các khớp tay, chân, hông.
- Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc.
- Đi thường theo vòng tròn.
2. Hoạt động 2: Phần cơ bản
- Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, nghỉ, quay trái, quay phải.
3. Hoạt động 3: Phần kết thúc
- Đi thường theo nhịp.
- Trò chơi hồi tĩnh.
- GV cùng HS hệ thống bài
- GV nhận xét, giao bài tập về nhà.
D. BỔ SUNG: …………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………………
Thứ tư ngày 30 tháng 4 năm 2014
Nghỉ lễ 30/ 4
Thứ năm ngày 1 tháng 5 năm 2014
Nghỉ lễ 1/ 5
Thứ sáu ngày 2 tháng 5 năm 2014
Nghỉ họp
File đính kèm:
- TUAN 33 - DANG CHỈNH.doc