Tập đọc
HỒ GƯƠM
I. Mục tiêu:
-Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: khổng lô, long lanh, lấp ló, xum xuê
-Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
-Hiểu nội dung bài: Hồ Gươm là một canh đẹp của thủ đô Hà Nội
-Trả lời câu hỏi 1, 2 (sgk).
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh
HS:SGK
III. Các hoạt động dạy học:
1.Ổn định: Hát
2.Bài cũ:
- Hôm qua em học tập đọc bài gì?
-Hs đọc bài SGK kết hợp trả lời câu hỏi
+Cậu em làm gì khi chị đụng vào con gấu bông ?
+Vì sao cậu em thấy buồn khi ngồi chơi một mình?
3.Bài mới
. * Hoạt động 1: Giới thiệu bài
* Hoạt động 2: Hd hs luyện đọc
-Gv đọc diễn cảm toàn bài 1 lần, hs đọc thầm
-Hs dùng bút chì gạch chân những từ khó
-Gv ghi những từ khó hs đã gạch lên bảng
18 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1972 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 1 tuần 32 - Trường Tiểu học Tiên Lãnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chân những từ khó
-Gv ghi những từ khó hs đã gạch lên bảng
a. Luyện đọc tiếng từ khó:
-gv chỉ không thứ tự các âm vần, tiếng, từ trên bảng, hs đọc
b. Luyện đọc câu:
-Gv đọc mẫu lần 2, hs đọc thầm
-Gv đọc 1 câu 2 lần, hết 1 câu gv hd hs đánh dấu câu 1 ngay chữ thứ nhất của câu
-Tương tự đến hết bài
-Hs đọc câu nối tiếp nhau
c. Luyện đọc đoạn, bài:
-Hs đọc đoạn, bài
-Hs đọc cá nhân cả bài
d. Ôn vần đã học:
-Gọi hs đọc câu 1 trong sgk: Tìm tiếng trong bài có vần ây viết ra bảng con
-Gọi hs đọc tiếp câu 2 trong sgk: Tìm tiếng ngoài bài có vần ây, uây ra bảng con
* Hoạt động 3: Nhận xét, dặn dò
-Chuẩn bị học tiết 2
Tiết 2
* Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung bài
-Gv đọc mẫu lần 1, hs đọc thầm, gv hỏi:
1. Sau trận mưa rào mọi vật thay đổi như thế nào?
Những đóa râm bụt
Bầu trời
Mấy đám mây bông
2. Đọc câu văn tả cảnh đàn gà sau trận mưa rào?
-Gv đọc lại toàn bài, hs đọc.
* Hoạt động 2: Luyện nói
-Đề tài: Trò chuyện về cơn mưa
-Cách tiến hành: Từng nhóm 2, 3 hs hỏi nhau về mưa
4.Củng cố:
-Em vưà học tập đọc bài gì?
5. Dặn dò
-Chuẩn bị: Cây bàng
@Rút kinh nghiệm:
Thủ công
Cắt dán và trang trí
“Hình ngôi nhà”
I.Mục tiêu:
- Học sinh vận dụng được kiến thức đã học vào bài “ Cắt dán và trang trí hình ngôi nhà “.
- Học sinh cắt,dán được ngôi nhà mà em yêu thích.
II. Chuẩn bị:
- GV : Ngôi nhà mẫu có trang trí,đồ dùng học tập.
- HS : Giấy thủ công nhiều màu,bút chì,thước,hồ,vở.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp : Hát tập thể.
2. Bài cũ :
Cắt dán hàng rào đơn giản.
Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh,nhận xét . Học sinh đặt đồ dùng học tập lên bàn.
3. Bài mới :
- Giới thiệu, ghi đầu bài.
* Hoạt động 1 : Quan sát và nhận xét.
mục tiêu : Hướng dẫn học sinh quans át ngôi nhà mẫu và nhận xét.
Giáo viên đặt câu hỏi : Thân nhà,mái nhà,cửa ra vào,cửa sổ là hình gì? Cách vẽ,cắt các hình đó ra sao?
* Hoạt động 2 : Học sinh thực hành kẻ cắt ngôi nhà.
Mục tiêu : Học sinh vận dụng kĩ năng để kẻ,cắt đúng mẫu.
Kẻ,cắt thân nhà hình chữ nhật có cạnh dài 8 ô,cạnh ngắn 5 ô.Cắt rời tờ giấy hình chữ nhật ra khỏi tờ giấy.
Kẻ,cắt mái nhà hình chữ nhật có cạnh dài 10 ô,cạnh nhắn 3 ô và kẻ 2 đường xiên 2 bên như hình 3.
Kẻ,cắt cửa ra vào,cửa sổ : 1 hình chữ nhật có cạnh dài 4 ô,cạnh ngắn 2 ô làm cửa ra vào và kẻ 1 hình vuông có cạnh 2 ô để làm cửa sổ.
Cắt hình cửa ra vào,cửa sổ ra khỏi tờ giấy màu.
4. Củng cố - Dặn dò :
- Nhận xét thái độ học tập của học sinh về sự chuẩn bị cho bài học và kỹ năng cắt dán hình của học sinh.
- Chuẩn bị giấy màu,bút chì,thước kẻ,kéo,hồ để tiết sau cắt dán trên giấy màu.
@Rút kinh nghiệm:
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2014
Tự nhiên xã hội
GIÓ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS biết nhận xét trời có gió hay không có gió, gió nhẹ hay gió mạnh.
2. Kỹ năng: Sử dụng vốn từ của mình để mô tả về gió.
3. Thái độ: Yêu thiên nhiên, có ý thức trong học tập.
II. Chuẩn bị:
GV:Tranh minh họa SGK
HS:Vở BT TNXH
III. Các hoạt động dạy học:
1.Ổn định: Hát
2.Bài cũ:
-Tuần rồi em học TNXH bài gì?
-Trời hôm nay nhiều mây hay ích mây?
-Các đám mây có màu gì?Chúng đứng yên hay chuyển động?
3.Bài mới :GV giới thiệu đề ba
* Hoạt động 1: Làm việc SGK
Mục tiêu: Qua hình ảnh HS phân biệt trời gió.
Cách tiến hành:
Bước 1: GV gợi ý.
- So sánh lá cờ tìm dấu hiệu về gió.
- GV nêu thêm: Khi có gió thổi vào người em cảm thấy như thế nào?
- Cảm giác của cậu bé như thế nào khi cầm quạt phe phẩy?
Kết luận: Khi trời lặng gió, cây cối đứng im. Gió nhẹ làm cho cây cỏ lay động. Gió mạnh làm cho cây cối nghiêng ngã.
* Hoạt động 2: Quan sát ngoài trời.
Mục tiêu: HS nhận biết trời có gió hay không có gió? Gió mạnh hay gió nhẹ?
Cách tiến hành:
Bước 1: GV nêu nhiệm vụ cho HS quan sát.
- Nhìn xem các lá cây có lay động hay không?
- Hướng dẫn HS làm việc.
Kết luận: Nhờ quan sát cây cối, mọi vật xung quanh và cảm nhận của mỗi người mà ta biết được trời có gió hay không có gió?
+ Khi trời lặng gió cây cối đứng im.
+ Gió nhẹ làm cho lá cây ngọn cỏ lay động.
+ Gió mạnh làm cho cành, lá cây nghiêng ngã.
* Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp
Mục tiêu : HS nắm được nội dung bài học
Cách tiến hành
GV nêu câu hỏi củng cố:
- Nêu lại tên bài học?
- Em hãy nêu lại các dấu hiệu của gió?
- GV liên hệ thực tế và cho HS biết sự có ích và có hại khi có gió?
4.Củng cố:
-Em vưà học TNXH bài gì?
5. Dặn dò
-Chuẩn bị: Trời nóng, trời rét
@Rút kinh nghiệm:
Chính tả
LŨY TRE
I. Mục tiêu:
-Tập chép chính xác khổ thơ đầu bài Lũy tre trong khoảng 8 đến 10 phút
-Điền đúng chữ l hay n vào chỗ trống
-Dấu hỏi hay dấu ngã vào những chữ in nghiêng
-Bài tập (2) a hoặc b
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh,
HS:Vở chính tả
III. Các hoạt động dạy học:
1.Ổn định: Hát
2.Bài cũ:
-Kì rồi em viết chính tả bài gì?
-GV kiểm tra tập của hs viết sai về nhà viết lại
3. Bài mới
* Hoạt động 1: giới thiệu bài
* Hoạt động 2: hd hs viết chính tả
-Gv đọc đọc khổ thơ thứ nhất bài lũy tre
-Hs nêu các chữ khó viết và viết các chữ khó lên bảng, gv kiểm và hướng dẫn cách viết các chữ khó
-Hs nghe đọc, viết bài chính tả
-Gv hướng dẫn đổi vở để chữa lỗi chính tả
-Gv chữa lên bảng những lỗi phổ biến, gv chấm điểm 1 số tập
* Hoạt động 3: hd hs làm bài tập chính tả
-Hs làm một trong hai bài tập chính tả
Lời giải: a. trâu no cỏ, chùm quả lê
b. Bà đưa võng ru bé ngủ ngon
Cô bé trùm khăn đỏ đã nhớ lời mẹ dặn
4.Củng cố:
-Em vưà chính tả bài gì?
5. Dặn dò
-Chuẩn bị: Cây bàng
@Rút kinh nghiệm:
Kể chuyện
CON RỒNG CHÁU TIÊN
I. Mục tiêu:
-Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh.
-Hiểu nội dung câu chuyện: Lòng tự hào của dân tộc ta về nguồn gốc cao quý, linh thiêng của dân tộc
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh,câu chuyện
HS:SGK
III. Các hoạt động dạy học:
1.Ổn định: Hát
2.Bài cũ:
-Tuần rồi em nghe kể câu chuyện gì?
3. Bài mới
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
* Hoạt động 2: Gv kể chuyện
-Gv kể chuyện với giọng diễn cảm: Kể lần 1 giọng diễn cảm, biết dừng ở một số chi tiết để gây hấp dẫn, kể lần 2, 3 kết hợp với tranh minh họa, yêu cầu hs nhớ chuyện.
-Chú ý kể: đoạn đầu kể chậm rãi, đoạn cuối giọng vui vẻ tự hào
* Hoạt động 3: Hd hs kể từng đoạn câu chuyện theo tranh
Tranh 1: Hs quan sát tranh đọc các câu hỏi dưới tranh, hs kể lại đoạn truyện dựa theo tranh
-Yêu cầu đại diện thi kể đoạn 1, hs nhận xét, gv bổ sung nếu hs kể thiếu
-Hs tiếp tục kể theo các tranh 2, 3, 4 cách làm tương tự như tranh 1
* Hoạt động 4: Giúp hs hiểu ý nghĩa chuyện
-Câu chuyện con rồng cháu tiên muốn nói với mọi người điều gì?
-Theo truyện con rồng cháu tiên thì tổ tiên của người việt nam ta có dòng dõi cao quý. Cha thuộc loại rồng, me là tiên. Nhân dân tự hào vì dòng dõi cao quý đó. Bởi vì chúng ta cùng là con cháu của Long Quân, Au Cơ được cùng một bọc sinh ra
4.Củng cố:
-Em vừa nghe câu chuyện gì?
5. Dặn dò
-Chuẩn bị: cô chủ không biết quý tình bạn
-Về nhà em hãy kể cho anh chị , ba mẹ nghe.
@Rút kinh nghiệm:
SINH HOẠT TẬP THỂ
TỔNG KẾT TUẦN 32
I. Mục tiêu:
1) Kiến thức:
- Học sinh nắm được kết quả hoạt động thi đua của tổ và của mình trong tuần.
- Học sinh nhận ưu điểm và tồn tại của bản thân nêu phương hướng phấn đấu phù hợp bản thân.
- Học sinh nắm được nội dung thi đua tuần sau.
2) Kĩ năng:
- Học sinh mạnh dạn, tự tin, nói lưu loát trước tập thể.
- Học sinh biết phê và tự phê.
3) Thái độ:
- Học sinh có tính tự quản, biết đoàn kết và giúp đỡ bạn.
II. Chuẩn bị:
+ Giáo viên: - Ghi nhận các mặt hoạt động, nội dung thi đua tuần sau, các bài hát cho học sinh tham gia.
+ Học sinh: - Ý kiến cần phát biểu.
III. Các hoạt động:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1) Khởi động:
2) Giới thiệu:
3) các hoạt động:
* Hoạt động 1: GV nhận xét tuần qua
- Nhìn chung các em thực hiện tốt nề nếp nhưng vẫn còn một số em chưa làm bài, chưa học bài đầy đủ trước khi đến lớp. Vẫn còn một số bạn chưa trực nhật và làm vệ sinh lớp.
Biện pháp khắc phục:
- Vào lớp phải nghiêm túc, trật tự, không đùa giỡn.
- Giữ gìn trường lớp sạch sẽ, gọn gàng.
- Xếp hàng ngay ngắn khi ra vào lớp, ra về, tập thể dục giữa giờ.
- Cần đem đủ sách vở, đồ dùng học tập theo thời khoá biểu.
- Vào lớp chú ý nghe thầy giảng bài, ghi chép bài đầy đủ, trình bày tập vở sạch đẹp.
* Hoạt động 2: Bình chọn tổ, học sinh xuất sắc, học sinh tiến bộ
+ Tổ (Cá nhân) xuất sắc:
+ Tổ (Cá nhân) tiến bộ:
* Hoạt động 3: Giáo viên nêu nội dung thi đua tuần sau
a/. Chuyên cần:
- Đi học đúng giờ, nghỉ học có xin phép.
- Đảm bảo bài học, bài làm trước khi đến lớp.
b/. Học tập:
- Củng cố lại nề nếp học tập.
- Có đầy đủ tập vở, sách giáo khoa, đồ dùng học tập khi đến lớp.
- Học tập nghiêm túc kể cả những tiết sinh hoạt ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp…
- Học bài, làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Rèn chữ viết, giữ gìn sách vở sạch đẹp.
- Tích cực thi đua và giúp đỡ bạn bè trong học tập.
c/. Kỷ luật:
- Xếp hàng ra vào lớp, ra về ngay ngắn.
- Xếp hàng ngay ngắn, giữ gìn trật tự khi sinh hoạt dưới cờ.
- Vui vẻ, hòa đồng với bạn bè.
- Không chơi những trò chơi có tính bạo lực như: đánh nhau, chạy đuổi trong giờ chơi…
- Lễ phép với thầy, cô và người lớn tuổi.
c/. Vệ sinh:
- Vệ sinh trường lớp sạch đẹp.
- Vệ sinh cá nhân, để phòng tránh một số bệnh: tay chân miệng, ngộ độc thức ăn…
- Chăm sóc cây xanh, bồn hoa trước lớp.
d/. Phong trào:
- Tập thể dục đầy đủ, nhanh, đúng động tác.
- Tiếp tục thực hiện “Đôi bạn cùng tiến”.
* Hoạt động 4: Kết thúc
- Một vài em nhắc lại những việc cần thực hiện trong tuần sau.
- Sinh hoạt văn nghệ - vui chơi.
- Hát.
- Các bạn có mang theo đầy đủ tập vở, sách giáo khoa, dụng cụ học tập khi đến lớp.
+ Lao động: Thực hiện tốt vệ sinh trong lớp, vệ sinh cá nhân.
- Phân lại trực nhật: mỗi tổ trực một tuần.
- Học sinh bình chọn cá nhân xuất sắc.
- Học sinh bình chọn cá nhân tiến bộ.
- Học sinh nêu phương hướng phấn đấu tuần sau. (thống nhất với nhận xét và nội dung thi đua của giáo viên hoặc có thay đổi bổ sung gì thêm.)
File đính kèm:
- Giao an lop 1 tuan 32.doc