Giáo án lớp 1 tuần 31 chuẩn kiến thức

Tập đọc: BÀI: NGƯỠNG CỬA

I.Yêu cầu:

 1.Kiến thức:Đọc trơn cả bài, đọc đúng các từ ngữ ngưỡng cửa, nơi này, cũng quen, dắt vòng, ,đi men.Bước đầu biết nghỉ hơi cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.

-Hiểu nội dung bài: Ngưỡng cửa là nơi đứa trẻ tập đi những bước đầu tiên , rồi lớn lên đi xa hơn nữa.

-Trả lời được câu hỏi 1, (SGK)

 2.Kĩ năng: Rèn cho HS đọc trơn và trả lời câu hỏi trong bài Ngưỡng cửa thành thạo .

 3.Thái độ: Giáo dục HS biết yêu quý nơi mình sinh ra và lớn lên.

*Ghi chú: HS khá giỏi học thuộc lòng một khổ thơ.

 II.Chuẩn bị:

-Tranh minh hoạ bài đọc SGK.

-Bộ chữ của GV và học sinh.

 

doc22 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1276 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 1 tuần 31 chuẩn kiến thức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giới thiệu và ghi bảng tựa bài. Hoạt động 1 : Quan sát bầu trời. Mục đích: Học sinh quan sát nhận xét và sử dụng những từ ngữ của mình để miêu tả bầu trời và những đám mây. Các bước tiến hành: Bước 1: Giáo viên định hướng quan sát. Quan sát bầu trời: Có thấy mặt trời và các khoảng trời xanh không? Trời hôm nay nhiều hay ít mây? Các đám mây có màu gì ? Chúng đứng yên hay chuyển động? Quan sát cảnh vật xung quanh: Quan sát sân trường, cây cối, mọi vật … lúc này khô ráo hay ướt át? Em có trông thấy ánh nắng vàng hay những giọt mưa hay không? Giáo viên chia nhóm và tổ chức cho các em đi quan sát. Bước 2: Giáo viên chia nhóm và tổ chức cho các em đi quan sát. Bước 3: Cho học sinh vào lớp, gọi một số em nói lại những điều mình quan sát được và thảo luận các câu hỏi sau đây theo nhóm. Những đám mây trên bầu trời cho ta biết những điều gì về thời tiết hôm nay? Lúc này bầu trời như thế nào? Bước 4: Gọi đại diện một số nhóm trả lời các câu hỏi: Giáo viên kết luận: Quan sát những đám mây trên bầu trời và một số dấu hiệu khác cho ta biết trời đang nắng, đang mưa, râm mát hay sắp mưa và kết luận lúc này trời như thế nào. Hoạt động 2: Vẽ bầu trời và cảnh vật xung quanh MĐ: Học sinh biết dùng hình ảnh để biểu đạt quan sát bầu trời và cảnh vật xung quanh. Cảm thụ được vẽ đẹp thiên nhiên, phát huy trí tưởng tượng. Cách tiến hành: Bước 1: Giao nhiệm vụ hoạt động. Giáo viên cho học sinh lấy giấy A4 vẽ bầu trời và cảnh vật xung quanh (theo quan sát hoặc tưởng tượng). Dùng bút tô màu vào cảnh vật, bầu trời. Bước 2: Thu kết thực hành: Cho các em trưng bày sản phẩm theo nhóm, chọn bức đẹp nhất để trưng bày trước lớp và tự giới thiệu về bức tranh của mình. 3.Củng cố dăn dò: Cho học sinh hát bài hát: “Thỏ đi tắm nắng” Học bài, xem bài mới.. Khi nắng bầu trời trong xanh có mây trắng, có Mặt trời sáng chói, … Khi trời mưa bầu trời u ám, mây đen xám xịt phủ kín, không có mặt trời, … Học sinh nhắc tựa. Học sinh lắng nghe nội dung quan sát do giáo viên phổ biến. Học sinh quan sát theo nhóm và ghi những nhận xét được vào tập hoặc nhớ để vào lớp để nêu lại cho các bạn cùng nghe. Học sinh vào lớp và trao đổi thảo luận. Nói theo thực tế bầu trời được quan sát. Các nhóm cử đại diện trả lời câu hỏi. Học sinh nhận giấy A4 tại giáo viên và nghe giáo viên hướng dẫn cách vẽ. Học sinh vẽ bầu trời vcảnh vật xung quanh theo quan sát hoặc tưởng tượng được. Các em trưng bày sản phẩm của mình tại nhóm và tự giới thiệu về tranh vẽ của mình. Hát bài hát: “Thỏ đi tắm nắng” Thực hành ở nhà. Ngày soạn: 16/4/2010 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 23 tháng 4 năm 2010 Tập đọc: BÀI: HAI CHỊ EM (Tiết 2) I.Yêu cầu: Hiểu nội dung bài:Cậu em không cho chị chơi đồ chơi của mình và cảm thấy buồn chán vì không có người cùng chơi. -Trả lời được câu hỏi 1, 2 2.Kĩ năng: Rèn cho HS đọc trơn và trả lời câu hỏi thành thạo. 3.Thái độ: Giáo dục HS phải biết thương yêu chị, em của mình và cùng chơi với nhau những đồ chơi bố mẹ mua cho. II.Chuẩn bị: -Tranh minh hoạ bài đọc SGK. -Bộ chữ của GV và học sinh. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC : Hỏi bài trước. Gọi học sinh đọc bài: “Hai chị em” và tìm tiếng trong bài có vần et? GV nhận xét chung. 2.Bài mới: Giới thiệu bài và rút tựa bài ghi bảng. 3.Tìm hiểu bài và luyện đọc: Gọi học sinh đọc bài, cả lớp đọc thầm và trả câu hỏi: Cậu em làm gì: Khi chị đụng vào con Gấu bông? Khi chị lên dây cót chiếc ô tô nhỏ? Vì sao cậu em thấy buồn chán khi ngồi chơi một mình? Gọi 2 học sinh đọc lại cả bài văn. Giáo viên nêu: Bài văn nhắc nhở chúng ta không nên ích kỉ. Cần có bạn cùng chơi, cùng làm. Luyện nói: Đề tài: Em thường chơi với anh (chị, em) những trò chơi gì ? Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh hoạ và gợi ý bằng hệ thống câu hỏi để học sinh trao đổi với nhau kể cho nhau nghe về những trò chơi với anh chị hoặc em của mình. Nhận xét phần luyện nói của học sinh. 4.Củng cố: Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học. 5.Nhận xét dặn dò: Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới. Học sinh nêu tên bài trước. Học sinh đọc bài và tìm tiếng Nhắc tựa. Lớp đọc bài 2 lần Cậu nói: đừng đụng vào con gấu bông của mình. Cậu nói: chị hãy chơi đồ chơi của chị. Cậu không muốn chị chơi đồ chơi của mình và chơi một mình không có bạn cùng chơi thì buồn. 2 học sinh đọc lại bài văn. Học sinh nhắc lại. Học sinh kể cho nhau nghe về trò chơi với anh (chị, em). Nêu tên bài và nội dung bài học. 1 học sinh đọc lại bài. Thực hành ở nhà. Kể chuyện: BÀI: DÊ CON NGHE LỜI MẸ I.Yêu cầu: 1.Kiến thức: Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh -Hiểu nội dung của câu chuyện :Dê con do biết nghe lời mẹ nên đã không mắc mưu Sói.Sói bị thất bại, tiu nghỉu bỏ đi. 2.Kĩ năng: Rèn cho HS kể câu chuyện theo tranh thành thạo 3.Thái độ: Giáo dục HS biết nghe lời mẹ dặn ,thông minh sẽ giúp mình thoát nạn. *Ghi chú: HS khá giỏi kể được toàn bộ câu chuyện theo tranh II.Chuẩn bị: -Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK. -Mặt nạ Dê mẹ, dê con, Sói. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC : Gọi học sinh kể lại câu chuyện Sói và Sóc. nêu ý nghĩa câu chuyện. Nhận xét bài cũ. 2.Bài mới :Qua tranh giới thiệu bài và ghi tựa. *Kể chuyện: Giáo viên kể 2, 3 lần với giọng diễn cảm. Khi kể kết kết hợp dùng tranh minh hoạ để học sinh dễ nhớ câu chuyện: Kể lần 1 để học sinh biết câu chuyện. Kể lần 2 và 3 kết hợp tranh minh hoạ giúp học sinh nhớ câu chuyện. *Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo tranh: Tranh 1: Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh trong SGK đọc và trả lời câu hỏi dưới tranh. Tranh 1 vẽ cảnh gì ? Câu hỏi dưới tranh là gì ? Giáo viên yêu cầu mỗi tổ cử 1 đại diện thi kể đoạn 1. Tranh 2, 3 và 4: Thực hiện tương tự như tranh 1. *Hướng dẫn học sinh kể toàn câu chuyện: Tổ chức cho các nhóm, mỗi nhóm 4 em đóng các vai: Lời người dẫn chuyện, lời Sói, lời Dê me., lời Dê con). Thi kể toàn câu chuyện. Cho các em hoá trang thành các nhân vật để thêm phần hấp dẫn. Kể lần 1 giáo viên đóng vai người dẫn chuyện, các lần khác giao cho học sinh thực hiện với nhau. *Giúp học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện: Các em biết vì sao Sói tiu nghỉu, cúp đuôi bỏ đi không? Câu truyện khuyên ta điều gì? 3.Củng cố dặn dò: Nhận xét tổng kết tiết học, yêu cầu học sinh về nhà kể lại cho người thân nghe. Chuẩn bị tiết sau, xem trước các tranh minh hoạ phỏng đoán diễn biến của câu chuyện. 2 học sinh xung phong kể lại câu chuyện “Sói và Sóc”. Lớp theo dõi để nhận xét các bạn kể. Học sinh nhắc tựa. Học sinh lắng nghe câu chuyện. Học sinh lắng nghe và theo dõi vào tranh để nắm nội dung và nhớ câu truyện. Học sinh quan sát tranh minh hoạ theo truyện kể. Dê mẹ ra khỏi nhà quay lại nhắc các con đóng cửa thật chặt, nếu có người lạ gọi cửa không được mở. Trước khi đi Dê mẹ dặn con thế nào? Chuyện gì đã xãy ra sau đó? Học sinh cả lớp nhận xét các bạn đóng vai và kể. Lần 1: Giáo viên đóng vai người dẫn chuyện và các học sinh để kể lại câu chuyện. Các lần khác học sinh thực hiện (khoảng 4 ->5 nhóm thi đua nhau. Tuỳ theo thời gian mà giáo viên định lượng số nhóm kể). Học sinh khác theo dõi và nhận xét các nhóm kể và bổ sung. Vì Dê con biết nghe lời mẹ, không mắc mưu Sói. Sói bị thất bại đành tiu nghỉu bỏ đi. Câu truyện khuyên ta cần biết vâng lời người lớn. Học sinh nhắc lại ý nghĩa câu chuyện. Tuyên dương các bạn kể tốt. Toán: LUYỆN TẬP I.Yêu cầu: 1.Kiến thức: Biết xem giờ đúng; xác định và quay kim đồng hồ đúng vị trí tương ứng với giờ ; bước đầu nhận biết các thời điểm trong sinh hoạt hằng ngày 2.Kĩ năng: Rèn cho HS xác định và quay kim đồng hồ đúng, thành thạo *Ghi chú: Làm bài 1,2,3 II.Chuẩn bị: -Mô hình mặt đồng hồ. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC: Hỏi tên bài cũ. Gọi học sinh lên bảng quay kim đồng hồ và nêu các giờ tương ứng. Nhận xét KTBC. 2.Bài mới :Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa. Hướng dẫn học sinh luyện tập Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài rồi thực hành. Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài: Cho học sinh thực hành trên mặt đồng hồ và nêu các giờ tương ứng. Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu của bài: Cho học thực hành VBT và chữa bài trên bảng lớp. 4.Củng cố, dặn dò: Hỏi tên bài. Nhận xét tiết học, tuyên dương. Dặn dò: Làm lại các bài tập, chuẩn bị tiết sau. 5 học sinh quay kim đồng hồ và nêu các giờ tương ứng Học sinh khác nhận xét bạn thực hành. Nhắc tựa. Học sinh nối theo mô hình bài tập trong VBT và nêu kết quả. 9 giờ, 6 giờ, 3 giờ, 10 giờ, 2 giờ. Học sinh quay kim đồng hồ và nêu các giờ đúng: 11 giờ, 5 giờ, 3 giờ, 6 giờ, 7 giờ, 8 giờ, 10 giờ, 12 giờ, Học sinh nối và nêu: Em ngũ dậy lúc 6 giờ sáng – đồng hồ chỉ 6 giờ sáng. Em đi học lúc 7 giờ – đồng hồ chỉ 7 giờ, Nhắc lại tên bài học. Nêu lại các hoạt động trong ngày của em ứng với các giờ tương ứng trong ngày. Thực hành ở nhà. Sinh hoạt: SINH HOẠT LỚP I.Yêu cầu: HS nắm được ưu khuyết điểm của tuần qua Biết được phương hướng của tuần tới. II.Các hoạt động dạy học: 1.Đánh giá trong tuần qua. Duy trì được sĩ số , nề nếp của lớp. Trang phục đầy đủ, đúng quy định( Thứ hai , ba mặc áo quần ngắn ; Thứ tư, năm ,sáu mặc áo quần dài) Đi học đúng giờ, học và làm bài tập ở nhà tương đối đầy đủ. Nộp các khoản tiền khá nhanh Học có tiến bộ: Huy, Tuân *Tồn tại: Chưa học bài ở nhà: Khánh, Thuỷ, Chí Cường Sách vở , đồ dùng chưa đầy đủ: Quân Nói chuyện riêng trong giờ học: Thiện, Huy 2.Phương hướng tuần tới. Phát huy những ưu điểm của tuần trước. Phát động phong trào " Bông hoa điểm mười" chào mừng ngày thầy thuốc Việt Nam 30/4 , 1/5 Vệ sinh trường lớp sạch sẽ, chăm sóc cây xanh thường xuyên. Không ăn quà vặt. Học và làm bài tập trước khi đến lớp. Bổ sung đồ dùng học tập đầy đủ : bút , thước , bảng , xốp , phấn , cặp vẽ, hộp màu , bì kiểm tra. Mặc trang phục đúng quy định Tiếp tục thu nộp các khoản tiền. Phụ đạo học sinh yếu: 15 phút đầu giờ, giờ ra chơi, cuối buổi sáng đọc viết bài và làm toán. Học các bước sinh hoạt sao Tập cho HS học thuộc các ngày lễ lớn trong năm .

File đính kèm:

  • docGiao an lop 1 tuan 31 CKT.doc
Giáo án liên quan