Tập đọc
Tiết 19 + 20 Ngôi nhà
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS đọc trơn cả bài, phát âm đúng các từ ngữ: hàng xoan, xao xuyến nở, lảnh lót, thơm phức.
- Hiểu các từ ngữ : thơm phức.
- Trả lời được câu hỏi về hình ảnh ngôi nhà. Hiểu được tình cảm với ngôi nhà của bạn nhỏ.
2. Kĩ năng:
- Nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ.
- Ôn các tiếng có vần: iêu, yêu:
- Tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần iêu , yêu.
- Nói được tụ nhiên về ngôi nhà em mơ ước.
3. Thái độ: Rèn khả năng tư duy cho HS.
30 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1172 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 1 tuần 28 - Trường Tiểu học Hoa Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đồ dùng học tập cho tiết sau.
- Học sinh đặt đồ dùng học tập lên bàn.
- Học sinh quan sát hình tam giác mẫu và trả lời câu hỏi.
+ Hình tam giác có 3 cạnh.
- Học sinh nghe và ghi nhớ .
- Học sinh thực hành kẻ và cắt hình tam giác trên giấy ô li.
- HS nhận nhiệm vụ.
Thứ sáu ngày 25 tháng 3 năm 2011
Tập vẽ
Tiết 28: Vẽ tiếp mầu vào hình vuông.
I- Mục tiêu:
1- Kiến thức:
- Thấy được vẻ đẹp của hình vuông và đờng diềm có TT
- Nắm đợc cách tô mầu vào hình vuông, đờng diềm
2- Kỹ năng:
- Biết cách vẽ hoạ tiết theo chỉ dẫn vào hình vuông và đờng diềm
- Biết chọn và vẽ mầu phù hợp
3- Giáo dục: Yêu thích cái đẹp về màu vẽ.
II- Đồ dùng dạy học:
GV: Một số bài trang trí hình vuông và TT đờng diềm của HS trước một số đồ vật có trang trí đờng diềm.
HS: Vở tập vẽ 1, màu vẽ.
III.Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1- Kiểm tra bài cũ:
(KT sự chuẩn bị của HS)
2.Bài mới:
2.1- Giới thiệu cách trang trí hình vuông và đờng diềm.
- Cho HS xem mẫu.
H: Em có nhận xét gì về mầu sắc và cách
- HS quan sát và NX
tô mầu trong hình ?
- Mầu sắc hài hoà, mảng chính tô đậm hơn, hoạ tiết phụ tô nhạt hơn
- Các hình giống nhau thì tô cùng màu.
- Vẽ tiếp và tô màu vào H2, 3
Nói: Ta có thể trang trí hình vuông và đờng diềm theo nhiều cách khác nhau.
2.2- Hướng dẫn HS cách làm bài:
H: Nêu Y/c thực hành ?
Gợi ý :
- Nhìn hình đã có để vẽ tiếp chỗ cần thiết, những hoạ tiết giống nhau phải vẽ = nhau.
- Tìm mầu và vẽ mầu theo ý thích.
- Các hình giống nhau vẽ cùng mầu
- Mầu nền khác với mầu các hình
- HS theo dõi
Ghỉ giữa tiết.
Lớp trởng đk'
2.3- Thực hành:
- GV HD và giao việc
- GV theo dõi, uốn nắn và giúp đỡ những Hs yếu.
- HS vẽ tiếp hình và tô màu theo ý thích.
3- Củng cố :
- Cho HS nhận xét về các vẽ mầu và tìm ra bài vẽ đẹp theo ý mình.
- HS quan sát và nhận xét.
4. dặn dò:
- Làm BT3 ở nhà
- Chuẩn bị bài tiết 29
- HS nghe và ghi nhớ.
Tập đọc
Tiết 23 + 24 Vì bây giờ mẹ mới về
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS đọc trơn cả bài, phát âm đúng các từ ngữ: khóc òa, hoảng hốt, cắt bánh, đứt tay.
- Biết ngắt, nghỉ hơi đúng ở những chỗ có dấu phẩy, dấu chấm, biết đọc câu có dấu chấm hỏi ( cao giọng, vẻ ngạc nhiên ) .
- Hiểu các từ ngữ : hoảng hốt.
- Hiểu nội dung bài: Cậu bé làm nũng mẹ, mẹ về mới khóc.
- Biết hỏi – đáp tự nhiên, hồn nhiên theo yêu cầu luyện nói.
2. Kĩ năng:
- Tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần trên .
- Đạt tốc độ đọc tối thiểu 30 tiếng / phút.
- Ôn các tiếng có vần: ưt, ưc:
3. Thái độ: Rèn khả năng tư duy cho HS.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV yêu cầu HS đọc: Quà của bố và nêu câu hỏi:
+ Bố bạn nhỏ là bộ đội ở đâu ?
+ Bố gửi cho bạn những quà gì ?
- GV nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
- GV cho HS quan sát tranh.
- GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng
3.2. Hướng dẫn HS luyện đọc:
a. GV đọc mẫu lần 1:( giọng người mẹ hoảng hốt khi thấy con khóc òa lên, giọng ngạc nhiên khi hỏi: “ Sao đến bây giờ con mới khóc ? ”. Giọng cậu bé nũng nịu.)
b. Luyện đọc:
* Luyện đọc tiếng, từ:
- GV định hướng cho HS tìm và luyện đọc tiếng, từ.
- GV kết hợp giải nghĩa từ:
+ Hoảng hốt: Mất tinh thần do gặp nguy hiểm bất ngờ .
* Luyện đọc câu:
- GV chỉ bảng cho HS đọc.
* Luyện đọc bài:
3.3. Ôn các vần ưt, ưc:
a, Tìm tiếng trong bài có vần ưt.
- Y/c HS tìm tiếng trong bài có vần ưt.
- Y/c HS đọc và phân tích tiếng có vần đó.
b, Tìm tiếng ngoài bài có vần ưt, ưc:
GV cho HS thi tìm tiếng ngoài bài có vần ưt, ưc
c, Nói câu chứa tiếng có vần ưt, ưc:
- GV cho HS quan sát tranh trong SGK, gọi HS đọc mẫu câu.
- GV tổ chức trò chơi: thi nói câu chứa tiếng có vần: oan, oat
- GV tính điểm thi đua.
GV củng cố bài tiết 1, chỉ bảng cho HS đọc đảo trật tự câu
Tiết 2
- Cho HS mở SGK đọc: câu, đoạn ,cả bài
- GV theo dõi chỉnh sửa phát âm
3.4. Tìm hiểu bài đọc và Luyện nói.
a. Tìm hiểu bài đọc:
+ Khi bị đứt tay cậu bé có khóc không ?
+ Lúc nào cậu bé mới khóc ? Vì sao ?
+ Bài có mấy câu hỏi ?
b, Luyện nói trả lời câu hỏi theo tranh:
- GV cho HS quan sát tranh trong SGK hỏi đáp treo mẫu.
- GV theo dõi các nhóm làm việc
- GV cùng cả lớp nhận xét
GV đọc mẫu.
Luyện đọc phân vai.
3. Củng cố:
- GV gọi HS đọc toàn bài
- GV nhận xét tiết học.
4.Dặn dò:
- Về đọc bài, xem trước bài: Đầm sen.
- Hát , báo cáo sĩ số.
- 3 HS đọc và trả lời câu hỏi
- HS quan sát , nhận xét.
- HS nghe, xác định số câu ( 9 câu )
Tổ 1: Tìm tiếng có vần: anh, oang (1, 3)
Tổ 2: Tìm tiếng có vần: ưt, (5)
- HS luyện đọc tiếng, từ: cá nhân, dãy cả lớp đọc đồng thanh.
- HS đọc tiếp nối 2 em đọc 1 câu.
- HS tiếp nối mỗi em đọc 1 câu.
- 4 HS đọc cả bài.
- Lớp đọc đồng thanh.
- HS thi đua tìm nhanh tiếng trong bài có vần: ưt: đứt
- HS đọc, phân tích các tiếng có vần: ưt.
- HS đọc và so sánh vần ôn.
- HS thi tìm từ chứa tiếng có vần ưt, ưc
- 2 HS quan sát tranh nêu nhận xét, đọc mẫu: Mứt Tết rất ngon.
Cá mực nướng rất thơm.
- HS thi nói câu theo nhóm.
+ ưt: Vết nứt tường rất to. , ...
+ ưc: Sức khỏe là vốn quý nhất , ...
- 4 HS đọc
- HS nối tiếp nhau đọc bài: cá nhân, nhóm, cả lớp.
- Lớp đọc đồng thanh
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm trả lời:
+ Khi bị đứt tay, cậu bé không khóc.
+ Mẹ về cậu mới khóc. Vì cậu muốn làm nũng mẹ , muốn mẹ thương. Mẹ không có nhà, cậu khóc chẳng có ai lo lắng, vỗ về.
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm tìm các câu hỏi trong bài.
+ Bài có 3 câu hỏi
- 2 HS hỏi đáp theo mẫu SGK.
M: - Bạn có hay làm nũng bố, mẹ không ?
- Tôi không thích làm nũng bố mẹ.
- HS hỏi đáp trong nhóm.
- Đại diện 3 nhóm nói trước lớp
- HS đọc toàn bài
- 3 HS thi đọc diễn cảm.
- 3 HS đọc phân vai: Người dẫn chuyện, người mẹ và cậu bé.
- HS nghe, nhận nhiệm vụ.
Âm nhạc
Tiết 28: Ôn tập 2 bài hát: Quả, Hòa bình cho bé
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
2. Kĩ năng:
- HS biết hát đối đáp ( bái Quả ) và hát kết hợp vận động phụ họa.
- Nghe gõ tiết tấu, nhận ra bài hát ( bài Hòa bình cho bé và Bầu trời xanh có tiết tấu lời ca giống nhau).
3. Thái độ: GD học sinh yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy – học:
GV: - Tập đệm bài hát
HS: - Động tác vận động phụ họa.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi HS hát bài Hòa bình cho bé
- GV theo dõi nhận xét
2.Bài mới:
2.1: Ôn tập bài: Quả
- GV hướng dẫn ôn tập
- GV theo dõi uốn nắn, sửa sai
2.2: Ôn tập bài hát: Hòa bình cho bé:
- GV hướng dẫn ôn tập
- GV theo dõi
- GV vỗ tay tiết tấu lời ca của bài hát
3. Củng cố:
- GV nhận xét tiết học
4. Dặn dò:
- Về nhà ôn 2 bài hát.
- 3 HS hát lại bài Hòa bình cho bé.
- Cả lớp hát 3 lượt
- Tập hát theo hình thức đối đáp: Đố và trả lời.
- Các nhóm biểu diễn trước lớp.
- Hát kết hợp động tác phụ họa chân nhún nhịp nhàng.
Phối hợp hát với gõ đệm
- Cả lớp hát 3 lượt
- HS hát kết hợp với vỗ tay.
- HS biểu diễn trước lớp kết hợp vận động phụ họa
- HS nhận ra sự giống nhau về tiết tấu lời ca của các câu hát trong bài: Bầu trời xanh
HS nhận thấy tất cả các câu hát trong 2 bài đều có tiết tấu hoàn toàn giống nhau.
- Cho 1 tổ hát; 1 tổ vỗ tay theo tiết tấu lời ca.
- HS lắng nghe nhận nhiệm vụ.
Sinh hoạt
Nhận xét tuần 28
I.Mục tiêu:
- Học sinh thấy được những ưu điểm đã đạt được và những mặt tồn tại cần phải khắc phục trong tuần tới.
II. Nội dung:
- Đa số các em ngoan đi học đều và đúng giờ, đoàn kết tốt với bạn bề, biết kính trọng thầy giáo cô giáo, không có hiện tượng nói tục chửi bậy.
- Đa số các em có ý thức trong học tập, học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp; trong lớp có ý thức xây dựng bài như em:
- Vệ sinh trường lớp sạch sẽ,
- Vệ sinh cá nhân gọn gàng, sạch sẽ.
III. Phương hướng tuần tới.
- Khắc phục những tồn tại của tuần 27; Phát huy những ưu điểm
- Duy trì nề nếp học tập của lớp; công tác tự quản học sinh.
- Đi học chuyên cần 100%
- Tham gia đầy đủ các buổi bồi dưỡng phụ đạo
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tuan 28(1).doc