Tập đọc
NGÔI NHÀ
( 2 tiết)
I.MỤC TIÊU:
- HS đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: hàng xoan, xao xuyến, lảnh lót. Nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ.
- Ôn vần yêu, iêu: tìm được tiếng, nói được câu có vần yêu, iêu.
- Hiểu nội dung bài.
II.CHUẨN BỊ
SGKTV 1/2, tranh minh hoạ.
III. CÁC HĐ DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
20 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1081 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 1 tuần 28 - Trường Tiểu học Giao Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cậu bé mới khóc.Vì cậu muốn được mẹ thương.
Cả lớp đọc thầm bài văn để tìm các câu hỏi trong bài ( Con làm sao thế? Đứt khi nào thế? Sao đến bây giờ con mới khóc?)
Đọc diễn cảm lại bài văn
2, 3 HS đọc lại bài văn
Cho HS đọc phân vai
2,3 nhóm HS đọc phân vai: Người dẫn chuỵên, người mẹ, cậu bé.
* Luyện nói
1 HS đọc yêu cầu của bài luyện nói trong SGK
2 HS 1 nhóm quan sát tranh SGK và thực hành hỏi đáp
từng cặp HS lên nói trước lớp.
Làm nũng mẹ như cậu bé trong truyện này là không phải là một tính xấu, hay nhõng nhẽo, vòi vĩnh thì không tốt, vì làm phiền cha mẹ, làm cha mẹ bực mình…)
3.Củng cố – dặn dò:
Nhận xét giờ học.
Về nhà ôn lại bài, làm tiếp bài tập trong vở BT Tiếng Việt.
tuần 28 toán
Thứ hai ngày tháng năm 20
giải toán có lời văn
I Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố kỹ năng giải và trình bày bài toán có lời văn:
+ Tìm hiểu bài toán.
+ Giải bài toán.
II Đồ dùng
Tranh trong SGK.
III.Các HĐ dạy – học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1 Bài cũ:
- Khi trình bày lời giải bài toán có lời văn ta phải qua mấy bước?
2. Bài mới
Hoạt động 1: GT cách giải bài toán và cách trình bày bài giải.
Cho H đọc bài toán
Phân tích:Bài toán cho biết gì?
Nhà An có chín con gà, mẹ đem bán 3 con gà.
Bài toán hỏi gì?
Hỏi nhà An còn lại mấy con gà?
Ghi tóm tắt bài toán lên bảng.
Bán đi thì làm tính gì?
Làm tính trừ
HS tự trình bày bài giải theo 3 bước như đã học.
Gọi HS lên chữa bài
1 số HS đọc câu lời giải.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1:
HS tự đọc bài toán và tìm hiểu bài toán
Dự vào tóm tắt trong SGK để điền số thích hợp
Trình bày bài giải
Bài giải
Số chim còn lại là:
– 2 = 6 ( con )
Đáp số: 6 con chim
Cho HS trao đổi ý kiến về câu lời giải
1 số HS đọc câu lời giải
Lớp nhận xét.
Bài 2. 3 Hướng dẫn tương tự
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà làm bài tập trong vở bài tập toán.
Thứ ba ngày tháng năm 20
luyện tập
I Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố kỹ năng giải và trình bày bài toán có lời văn:
+ Tìm hiểu bài toán.
+ Giải bài toán.
II Đồ dùng
Bảng phụ chép đầu bài toán
III.Các HĐ dạy – học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1 Bài cũ:
- Khi trình bày lời giải bài toán có lời văn ta phải qua mấy bước?
2. Bài mới
Bài 1: Nhà em có 1 chục con gà. Mẹ đã bán 4 con. Hỏi nhà em còn mấy con gà?
Đọc bài toán 2- 3 HS
Ghi tóm tắt vào vở.
Trình bày bài giải
Bài giải
Đổi 1 chục = 10 con
Nhà em còn số con là:
10 – 4 = 6 ( con gà )
Đáp số : 6 con gà
Chấm 1 số bài, cho HS chữa bài.
Bài 2: Bình có 18 viên bi xanh và bi đỏ, trong đó có 6 bi xanh .Hỏi có bao nhiêu bi đỏ?
Giải tương tự bài 1
Bài 3.Giải bài toán theo tóm tắt sau:
Có: 16 quả cam
Lấy đi: 4 quả cam
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn lại bài.
Còn: … quả cam?
đọc yêu cầu bài
Đọc tóm tắt
Đọc đề toán
Trình bày bài giải.
Bài giải
Còn số quả cam là:
16 – 4 = 12 ( quả cam)
Đáp số: 12 quả cam
Thứ tư ngày tháng năm 20
luyện tập
I Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố kỹ năng giải và trình bày bài toán có lời văn:
II Đồ dùng
Bảng phụ chép đầu bài toán
III.Các HĐ dạy – học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1 Bài cũ:
- Khi trình bày lời giải bài toán có lời văn ta phải qua mấy bước?
2. Bài mới
Bài 1:
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
Đọc bài toán 2- 3 HS
Có 14 cái thuyền, cho bạn 4 cái thuyền.
Còn lại bao nhiêu cái thuyền?
Trình bày bài giải
Bài giải
Số cái thuyền của Lan còn lại là:
14 – 4 = 10( cái thuyền )
Đáp số : 10 cái thuyền
Chấm 1 số bài, cho HS chữa bài.
Bài 2, bài 3 hướng dẫn tương tự
Giải tương tự bài 1
Bài 4: Nêu yêu cầu bài
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn lại bài.
Nhắc lại yêu cầu bài
Dựa vào tóm tắt, nêu bài toán.
1 số HS nhắc lại bài toán.
Trình bày bài giải.
Bài giải
Có số hình tròn không tô màu là:
15 – 4 = 11 ( hình)
Đáp số: 11 hình
Thứ sáu ngày tháng năm 20
luyện tập chung
IMục tiêu:
Giúp HS : Rèn kỹ năng lập đề toán rồi tự giải bài toán có lời văn.
II Đồ dùng
- Tranh trong SGK
iiI Các HĐ dạy – học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Bài cũ
2.Bài mới:
Bài 1:
Nêu lại yêu cầu bài
Cho HS quan sát tranh trong SGK và điền tiếp để được bài toán
QS điền tiếp để được bài toán
Đọc bài toán điền đựơc
Lớp nhận xét sửa sai
Trình bày bài giải vào vở
Bài giải
Số ô tô có tất cả là:
5 + 2 = 7 ( ô tô )
Đáp số : 7 ô tô
Phần b: Hướng dẫn tương tự phần a.
Bài 2:
QS tranh tự nêu tóm tắt
Có: 8 con thỏ
Chạy đi: 3 con thỏ
Còn lại: … con thỏ?
Cho HS giải bài toán vào vở
Trình bày bài giải vào vở.
Chấm chữa bài.
3. Củng cố – dặn dò
- Treo tranh cho HS đặt đề toán.
- Nhận xét giờ học.
1 HS trình bày vào phiếu lớn.
tuần 28 đạo đức
Thứ ngày tháng năm 20
chào hỏi và tạm biệt ( tiết 1)
I.Mục tiêu:
- Giúp HS hiểu:
+ Cần chào hỏi khi gặp gỡ, tạm biệt khi chia tay.
+Cách chào hỏi, tạm biệt.
+ Quý trọng những bạn biết chào hỏi, tạm biệt đúng.
+ Biết chào hỏi, tạm biệt trong các tình huống giao tiếp hàng ngày.
II Chuẩn bị
Vở BT đạo đức.
Điều 2 trong công ước quốc tế về quyền trẻ em.
Bài hát “Con chim vàng khuyên”
IV Các HĐ dạy – học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1 Bài cũ:
2 Bài mới:
Hoạt động1: Chơi trò chơi: “Vòng tròn chào hỏi”
(Bài tập 4)
Cho HS đứng thành hai vòng tròn đồng tâm có
HS tiến hành trò chơi theo
số người bằng nhau, quay mặt bào nhau làm thành từng đôi một.
dẫn của GV
GV đứng ở tâm hai vòng tròn và nêu các tình huống để học sinh đóng vai chào hỏi:
+ Hai người bạn gặp nhau.
+ Học sinh gặp thầy giáo, cô giáo ở ngoài đường.
+ Em đến nhà chơi gặp bố mẹ bạn.
+ Hai người gặp nhau ở nhà hát khi giờ biểu diễn đã bắt đầu…
Sau khi thực hiện đóng vai chào hỏi trong mỗi tình huống xong, người điều khiển hô
“ Chuyển dịch” khi đó vòng tròn trong đứng im, vòng tròn ngoài chuyển dich sang phải.
Hoạt động 2: Thảo luận lớp
Cho HS thảo luận theo các câu hỏi
Cách chào hỏi trong mỗi tình huống giống hay khác nhau? Khác như thế nào?
1 số HS trả lời trước lớp
Lớp nhận xét bổ sung.
Em cảm thấy thế nào khi:
+ Được người khác chào hỏi?
+Em chào họ và được đáp lại?
+ Em gặp một người bạn, em chào nhưng bạn cố tình không đáp lại?
KL: Cần chào hỏi khi gặp gỡ, tạm biệt khi chia tay.
Chào hỏi, tạm biệt thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau. 3.Củng cố – dặn dò:
Cho HS đọc câu tục ngữ: Lời chào cao hơn mâm cỗ.
Nhận xét giờ học.
Các em nhớ thực hiện như bài học.
tuần 28 mỹ thuật
Thứ ngày tháng năm 20
vẽ tiếp hình và màu vào hình vuông, đường diềm
I Mục tiêu:
- Giúp HS :
+ Thấy được vẻ đẹp của hình vuông và đường diềm được trang trí.
+ Biết các vẽ theo chỉ dẫn vào hình vuông và đường diềm.
+ Vẽ đựơc hoạ tiết theo chỉ dẫn và vẽ màu theo ý thích.
II.Đồ dùng dạy học
GV: Sưu tầm tranh, ảnh có trang trí hình vuông.
HS: Vở tập vẽ 1, bút chì, tẩy, màu vẽ…
III Các HĐ dạy- học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1 Bài cũ: KT sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới
Hoạt động 1: GT cách trang trí hình vuông và đường diềm
Cho HS quan sát một số bài trang trí hình vuông và đường diềm để HS thấy được vẻ đẹp của chúng về màu sắc, hình vẽ.
QS, nhận xét
Các em thường thấy những đồ vật nào được trang trí hình vuông và đường diềm?
Tóm tắt: Có thể trang trí hình vuông và đường diềm theo nhiều cách khác nhau. Có thể dùng trang trí hình vuông và đường diềm để trang trí nhiều đồ vật: cái khăn, thảm…
Nêu: viên gạch, khăn mùi xoa, đường diềm ở gấu áo, váy.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách làm bài
- Yêu cầu HS QS hình vẽ 2 ( Vở Tập vẽ 1) và hướng dẫn
+ Vẽ tiếp hình vào chỗ cần thiết, hình vẽ giống nhau cần vẽ bằng nhau.
+ Tìm màu và vẽ màu theo ý thích.
+ Các hình giống nhau cần vẽ cùng một màu.
+ Màu nền khác với màu các hình vẽ.
Lắng nghe
Hoạt động 3: Thực hành
QS giúp đỡ HS hoàn thành bài như đã hướng dẫn.
Vẽ tiếp hình và vẽ màu theo ý thích vào hình 2, Vở Tập vẽ 1.
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá
3. Củng cố dặn dò: Về nhà làm bài ở hình 3.
HS nhận xét về cách vẽ màu ở một số bài và tìm ra bài
tuần 28 tự nhiên và xã hội
Thứ năm ngày tháng năm 20
Con muỗi
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp HS nắm được một số bộ phận bên ngoài cỉa con muỗi, tác hại của muỗi, nơi sống của muỗi, cách diệt.
2. Kỹ năng: HS biết quan sát, phân biệt, nói tên các bộ phận bên ngoài của con muỗi
3. Thái độ: Có ý thức tham gia diệt muỗi và thực hiện các biện pháp phòng tránh muỗi đốt
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh con muỗi
III. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV
1. Kiểm tra bài cũ
- Nêu tên các bộ phận của con mèo
- Con mèo thường có những bộ lông màu gì?
- Nuôi mèo có ích lợi gì?
2. Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- Trò chơi: Muỗi bay
Hoạt động 2: Quan sát con muỗi
MT: HS biết đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi dựa trên việc quan sát con muỗi.
- Biết các bộ phận bên ngoài của con muỗi.
- Con muỗi to hay nhỏ?
- Khi đập muỗi em thấy cơ thể muỗi cứng hay mềm?
- Hãy chỉ đầu, thân, chân, cánh của conmuỗi.
- Quan sát kỹ đầu của con muỗi và chỉ vòi của chúng.
- Muỗi dùng vòi để làm gì?
- Muỗi di chuyển bằng cách nào?
Hoạt động 3: Thảo luận
MT: HS biết được nơi sống của muỗi, biết cách diệt trừ và phòng chống muỗi đốt.
- GV chia lớp thành 6 nhóm.
Nhóm 1, 2: Muỗi thường sống ở đâu?
Vào lúc nào em thường nghe thấy muỗi vo ve và hay bị đốt nhất?
Nhóm 3, 4: Muỗi đốt có hại gì?
Nhóm 5, 6: Hãy kể một số cách diệt muỗi
- Em cần làm gì để không bị muỗi đốt
3. Tổng kết, dặn dò
- Muỗi gồm những bộ phận nào?
- Nêu tác hại của muỗi
Hoạt động củaHS
- HS thảo luận theo nhóm 2
- Muỗi là loài sâu bọ nhỏ, bé hơn ruồi
- Cơ thể muỗi rất mềm
- 2 – 3 em học sinh lên chỉ các bộ phận của con muỗi.
- Muỗi dùng vòi hút máu của người và động vật để sống.
- Muỗi bay bằng cánh, đậu bằng chân
- Muỗi thường sống những nơi tối tăm, ẩm thấp.
- Em thường thấy vào lúc chập tối
- Muỗi hút máu ở cơ thể người, động vật
- Truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết
- Dùng thuốc, hương diệt muỗi, nhà ở sạch sẽ, khơi thông cống rãnh…
- Em cần ngủ trong màn.
- Tẩm thuốc vào màn, thả cá diệt bọ gậy.
- Các nhóm báo cáo kết quả
- Nhận xét, bổ sung
File đính kèm:
- Giao an lop 1 tuan 28.doc