Tập đọc
Bài : Ngôi nhà
I. Mục tiêu:
- HS đọc trơn được cả bài: Ngôi nhà. Đọc đúng các từ ngữ: hàng xoan, xao xuyến, lảnh lót, thơm phức, mộc mạc, ngõ. Tìm được tiếng trong bài có chứa vần yêu, tìm được tiếng ngoài bài có chứa vần iêu . Nói được câu có tiếng chứa vần iêu. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
- Hiểu được nội dung bài: Tình cảm của bạn nhỏ đối với ngôi nhà (trả lời được câu hỏi 1 trong SGK).
- Có ý thức sinh hoạt đúng giờ. Củng cố lòng yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài Tập đọc và phần luyện nói trong SGK.
- Bảng nam châm, bộ chữ HVTH.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
40 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1195 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 1 tuần 28 - Trường Tiểu học Bình Thuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyền
Bài 2:
-1 học sinh giải bài toán trên bảng.
- 1 HS lên bảng ghi tóm tắt bài toán:
Có: 9 bạn.
Bạn nữ: 5 bạn.
Bạn nam: … bạn ?
-1 học sinh giải bài toán trên bảng.
- Cả lớp giải bài toán vào SGK:
Bài giải :
Tổ em có số bạn nam là:
9 – 5 = 4 ( bạn )
Đáp số : 4 bạn nam.
Bài 3:
- 1 học sinh đọc bài toán
-Phân tích bài toán và tự giải bài toán vào SGK
-2 học sinh lên bảng giải
Bài giải
Sợi dây còn lại dài là :
13 - 2 =11 ( cm )
Đáp số : 11 cm
Bài 4:
-2 Học sinh lên bảng giải bài toán
Bài giải :
Số hình tròn không tô màu là :
15 – 4 = 11 (hình tròn )
Đáp số : 11 hình tròn
4.Củng cố dặn dò :
- Giáo viên nhận xét tiết học. Tuyên dương học sinh giải đúng
- Xem trước bài cho tiết học hôm sau: Luyện tập chung
--------------------------------------------------
Toán
Tiết 112 : LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh tiếp tục củng cố về:
- Cách lập đề bài toán và cách giải bài toán có lời văn.
- Kỹ năng lập đề bài toán rồi tự giải và viết bài giải của bài toán.
* Bài tập cần làm: Bài 1, 2.
- Củng cố lòng yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
+ Các tranh vẽ như Sách giáo khoa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Ổn định tổ chức : Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập
2.Kiểm tra: Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
3. Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giới thiệu bài
-Giáo viên giới thiệu bài, ghi đầu bài.
-Giáo viên yêu cầu học sinh nhìn tranh đặt 1 bài toán
Phần a)
H: Bài toán còn thiếu gì ?
H: Em nào có thể đặt câu hỏi cho bài toán ?
-Gọi học sinh đọc lại bài toán đã hoàn chỉnh
-Giáo viên hướng dẫn HS giải bài toán.
Phần b)
H: Bài toán còn thiếu gì ?
H: Em nào có thể đặt câu hỏi cho bài toán ?
-Gọi học sinh đọc lại bài toán đã hoàn chỉnh
-Giáo viên hướng dẫn HS giải bài toán.
Bài 2:
- Yêu cầu học sinh nhìn tranh vẽ, tự nêu tóm tắt và tự giải bài toán.
- Nhận xét, sửa sai (nếu có).
-Giáo viên nhận xét, sửa sai chung
-3 học sinh lặp lại đầu bài
Phần a).
-Học sinh nêu: Trong bến có 5 xe ô tô. Có thêm 2 ô tô vào bến .
T: Bài toán còn thiếu câu hỏi
- HS nêu: Hỏi trong bến có tất cả bao nhiêu chiếc ô tô ?
- HS viết tiếp vào chỗ chấm để hoàn chỉnh bài toán sau đó giải bài toán. Cả lớp giải vào bảng con.
Trong bến có tất cả số ô tô là:
5 + 2 = 7 (ô tô).
Đáp số: 7 ô tô.
Phần b).
T: Bài toán còn thiếu câu hỏi
- HS nêu: Hỏi trên cành còn lại bao nhiêu con chim ?
- HS viết tiếp vào chỗ chấm để hoàn chỉnh bài toán sau đó giải bài toán. Cả lớp giải vào bảng con.
Trên cành còn lại số con chim là:
6 - 2 = 4 (con chim).
Đáp số: 4 con chim.
Bài 2:
1 HS nêu bài toán, 1 HS nêu tóm tắt sau đó giải trên bảng. Cả lớp giải vào SGKTóm tắt:
Có: 8 con thỏ
Chạy đi: 3 con thỏ
Còn lại:…… con thỏ ?
Bài giải :
Số con thỏ còn lại là :
8 – 3 = 5 ( con )
Đáp số : 5 con thỏ
- 1 em đọc lại bài làm của mình
4.Củng cố dặn dò :
- Giáo viên nhận xét tiết học. Tuyên dương học sinh giải toán nhanh, tốt .
- Xem trước bài: Phép cộng trong phạm vi 100
Tự nhiên - Xã hội
TUẦN 28: Con muỗi
(GDKN SỐNG)
I. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
- Quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận bên ngoài của con muỗi. Nêu được nơi sống của con muỗi một số tác hại của muỗi. Biết cách phòng trừ muỗi (Yêu cầu mang tính nâng cao dành cho học sinh khá, giỏi).
- Chỉ được các bộ phận bên ngoài của con muỗi trên hình vẽ.
* GDKNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin; kĩ năng tự bảo vệ; kĩ năng làm chủ bản thân; kĩ năng hợp tác.
- Có ý thức thực hiện các biện pháp phòng tránh muỗi đốt và diệt trừ muỗi.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
GV: Tranh minh hoạ cho bài dạy.
Bình thuốc xịt muỗi, hương trừ muỗi.
Mẫu một vài con muỗi đã chết.
- HS: Mỗi nhóm chuẩn bị vài con cá thả trong lọ hoặc trong bình; một túi ni - lông đựng bọ gậy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
H: Mèo có những bộ phận chính nào?
H: Người ta nuôi mèo để làm gì ?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a. Khám phá:
Hoạt động 1: Khởi động và giới thiệu bài:
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Con muỗi”
GV vừa hướng dẫn cách chơi vừa làm mẫu động tác:
‘Có con muỗi vo ve vo ve, chích cái miệng hay nói chuyện, chích cái chân hay đi chơi, chích cái tay hay đánh bạn, ôi da! Đau quá! Em đập cái bụp muỗi chết.’
- H: Vậy tại sao ta lại đập chết muỗi ?
G: Tại sao cứ thấy muỗi là mọi người lại đập ? Để trả lời câu hỏi đó, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài: Con muỗi- ghi tựa bài.
b. Kết nối:
Hoạt động 2: Tìm hiểu về con muỗi:
- Yêu cầu HS tự suy nghĩ (động não) nêu 1 ý kiến về con muỗi theo các câu hỏi gợi ý:
+ Muỗi sống ở đâu ? Nơi nào nhiều muỗi ?
+ Tiếng muỗi kêu như thế nào ?
+ Khi bị muỗi đốt em cảm thấy như thế nào ? Bị muỗi đốt sẽ gây ra bệnh gì ?
+ Muỗi truyền bệnh gì ?
+ Diệt muỗi bằng cách nào ?
+ Khi đi ngủ cần làm gì để không bị muỗi đốt ?
+ …
- Ghi các ý kiến lên bảng phân chia thành các cột theo các nhóm ý kiến: hình dạng của muỗi, nơi ở, tác hại, cách diệt trừ…
- Cả lớp quan sát kết quả tổng hợp ý kiến trên bảng, bổ sung ý kiến nếu cần.
- GV kết luận các ý đúng:
+ Muỗi thường sống chỗ tối tăm, ẩm thấp. Muỗi cái hút máu người và động vật để sống (muỗi đực hút dịch hoa quả).
+ Khi bị muỗi đốt thường để lại nốt đỏ hoặc nốt sưng là do muỗi dùng vòi để hút máu của chúng ta. Không những bị muỗi hút máu mà nó còn là vật trung gian để truyền nhiều bệnh nguy hiểm từ người này sang người khác. Ví dụ: bệnh sốt rét, sốt xuất huyết…
+ Muốn không bị muỗi đốt ta phải mắc màn khi đi ngủ (ở vùng núi thường hay có muỗi truyền bệnh sốt rét, người ta còn tẩm thuốc chống muỗi vào màn để muỗi tránh xa). Có nhiều cách diệt muỗi như dùng thuốc, dùng hương trừ muỗi. Cần vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng, cho ánh sáng chiếu vào, khơi thông cống rãnh, đậy kín bể chứa nước để không còn chỗ cho muỗi trú ẩn, chỗ đẻ trứng. Có thể thả cá con vào bể hoặc chum nước để cá ăn bọ gậy.
c. Thực hành:
Hoạt động 3: Quan sát hình ảnh con muỗi:
- Yêu cầu HS làm việc cặp đôi: Quan sát con muỗi ở trong tranh được phóng to (hoặc xác con muỗi chết) và trả lời câu hỏi:
+ Con muỗi to hay nhỏ ?
+ Con hãy chỉ các bộ phận bên ngoài (đầu, thân, chân, cánh) của con muỗi ?
+ Đầu con muỗi còn có bộ phận gì đặc biệt ? Dùng để làm gì ?
+Con muỗi di chuyển như thế nào ? Nhanh hay chậm ?
- Cử 1 số đại diện lên trình bày.
- GV theo dõi, nhận xét.
* Kết luận: Muỗi có đầu, mình, chân và cánh. Muỗi di chuyển bằng cách bay bằng cánh. Đậu tại chỗ bằng chân. Đặc biệt muỗi có 1 bộ phận chuyên hút máu người và động vật để sống, đó là vòi.
d. Vận dụng:
Hoạt động 4: Liên hệ thực tế
Cách tiến hành
- Yêu cầu HS kể ra một số nơi trong gia đình, ngoài đường phố,... có nhiều muỗi, nơi hay bị muỗi đốt nhất và nêu các biện pháp phòng tránh muỗi đốt, các cách diệt muỗi có thể thực hiện.
- Cho HS thực hành thả bọ gậy vào lọ cá và quan sát cá ăn bọ gậy, sau đó rút ra kết luận về cách diệt bọ gậy ở nhà.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò:
- GV nêu câu hỏi củng cố:
+ Vừa rồi các em học bài gì?
+ Muỗi là con vật có ích hay có hại ?
+ Muốn tiêu diệt muỗi ta phải làm gì ?
- Dặn dò: Về nhà các con cần đề phòng, tránh không cho muỗi đốt, diệt muỗi thường xuyên.
- Nhận xét tiết học.
- HS thực hiện cùng GV.
- 1 vài HS trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời các câu hỏi. VD :
+ Muỗi sống chỗ tối, gần ao, gần bể nước, nơi có cống rãnh, nước bẩn,…
+ Muỗi kêu vo ve.
+ Gần tối muỗi hay bay ra nhiều.
+ Khi bị muỗi đốt em cảm thấy rất ngứa, xưng phồng lên. Bị muỗi đốt có thể bị bệnh sốt rét hoặc sốt xuất huyết…
+ Diệt muỗi bằng cách xịt thuốc diệt muỗi, tiêu diệt nơi ở của muỗi.
+ …
- Từng cặp HS quan sát và thảo luận dựa trên hình ảnh con muỗi đã phóng to hoặc xác con muỗi thật.
- Một số HS trình bày về những điều quan sát được. HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS làm việc theo yêu cầu.
Thủ công
Tuần 28: Cắt dán hình tam giác ( tiết 1 )
I. MỤC TIÊU :
- Học sinh biết cách kẻ, cắt và dán hình tam giác.
- Học sinh kẻ, cắt, dán được hình tam giác theo cách đơn giản. Đường cắt tương đối thẳng. Hình dán tương đối phẳng. Với những học sinh khéo tay có thể kẻ, cắt, dán hình tam giác theo hai cách. Đường cắt thẳng. Hình dán phẳng.
- Củng cố lòng yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
GV : Hình tam giác mẫu, tờ giấy kẻ ô lớn.
HS : Giấy màu, giấy vở, dụng cụ thủ công.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
1. Ổn định lớp: Hát tập thể.
2. Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh, nhận xét. Học sinh đặt đồ dùng học tập lên bàn.
3. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
- Giáo viên treo hình mẫu lên bảng và hướng dẫn học sinh quan sát, hỏi: Hình tam giác có mấy cạnh ?
G: Trong đó 1 cạnh của hình tam giác là 1 cạnh của hình chữ nhật có độ dài 8 ô còn 2 cạnh kia được nối với 1 điểm của cạnh đối diện.
Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu.
G: Từ nhận xét trên hình tam giác là 1 phần của hình chữ nhật có độ dài 1 cạnh 8 ô. Xác định 3 điểm ta đã có 2 điểm là 2 điểm đầu của hình chữ nhật có độ dài 8 ô. Sau đó lấy điểm giữa của cạnh đối diện là đỉnh 3. Nối 3 điểm ta được hình tam giác.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn cắt hình tam giác trên giấy trắng.
- Giáo viên thao tác mẫu từng bước cắt và dán để học sinh quan sát.
- Hướng dẫn cách kẻ hình tam giác đơn giản. Giáo viên gợi ý lại cách kẻ cắt và dán hình chữ nhật đơn giản.
G: Lấy điểm B tại 1 góc tờ giấy. Từ B đếm sang phải 8 ô để xác định điểm C. Sau đó lấy điểm giữa của cạnh đối diện là điểm A ta được hình tam giác. Như vậy ta chỉ cắt 2 cạnh AB và AC.
Hoạt động 4: Học sinh thực hành trên giấy trắng.
- Yêu cầu học sinh thực hành kẻ, cắt, dán hình tam giác trên giấy trắng. Theo dõi, giúp đỡ học sinh gặp khó khăn trong học tập. Khuyến khích học sinh khéo tay cố gắng cắt thẳng theo đường kẻ.
Học sinh quan sát hình mẫu và nhận xét.
Có 3 cạnh.
Học sinh theo dõi và lắng nghe.
Học sinh quan sát thao tác của giáo viên.
Học sinh thực hành kẻ và cắt trên giấy.
4. Củng cố – Dặn dò :
- Nêu lại cách kẻ và cắt hình tam giác.
- Chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết sau.
File đính kèm:
- Tuần 28 (Chỉnh xong 1).doc