Tập đọc
HOA NGỌC LAN
I. Mục tiêu:
-Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: Hoa ngọc lan, dày, lấp ló, khắp vườn,.
- Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu mến cây hoa ngọc lan của bạn nhỏ
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh
HS:SGK
III. Các hoạt động dạy học:
1.Ổn định: Hát
2.Bài cũ:
- Hôm qua em học tập đọc bài gì?
-Hs đọc bài SGK kết hợp trả lời câu hỏi
+Bạn nhỏ muốn vẽ con gì?
+Vì sao nhìn tranh,bà không nhận ra con vật ấy?
3.Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs luyện đọc
-Gv đọc diễn cảm toàn bài 1 lần, hs đọc thầm
-Hs dùng bút chì gạch chân những từ khó
-Gv ghi những từ khó hs đã gạch lên bảng
19 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1466 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 1 tuần 27 - Trường Tiểu học Thanh Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-Gọi hs đọc câu 3 sgk: Tìm câu có chứa vần uôn, uông
Hoạt động 3: Nhận xét, dặn dò
-Chuẩn bị học tiết 2
Tiết 2
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung bài
-Gv đọc mẫu, hs đọc thầm
-Hs đọc cả bài, gv hỏi: Khi Sẻ bị Mèo chộp được Sẻ nói gì với Mèo?
-Chọn ý đúng trả lời:
a. Hãy thả tôi ra.
b. Sao anh không rửa mặt
c. Đừng ăn thịt tôi
-Sẻ làm gì khi Mèo đặt nó xuống?
-Xếp các ô chữ thành câu đúng về chú Sẻ trong bài. Gv hướng dẫn các em đọc đúng câu hỏi của Sẻ với giọng nói lễ phép, gv tuyên dương
-Gv đọc lại toàn bài, hs đọc
4.Củng cố:
-Em vừa học tập đọc bài gì ?
5. Dặn do
-Chuẩn bị: Ngôi nhà
@Rút kinh nghiệm:
Thủ công
Cắt dán hình vuông ( tiết 2 )
I. Mục tiêu:
- Học sinh kẻ được hình vuông.
- Học sinh cắt,dán được hình vuông theo 2 cách.
II. Chuẩn bị:
- GV : Giấy màu,bút chì,thước,kéo,hồ,vở thủ công.
- HS : Giấy màu,giấy vở,dụng cụ thủ công.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp : Hát tập thể.
2. Bài cũ :
Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh,nhận xét . Học sinh đặt đồ dùng học tập lên bàn.
3. Bài mới :
Hoạt động 1 : Thực hành trên giấy màu.
Mục tiêu : Học sinh nắm vững quy trình và thực hành cắt hình vuông đúng.
Giáo viên cho học sinh thực hành cắt hình vuông theo 2 cách.Lật trái tờ giấy màu kẻ hình vuông có độ dài các cạnh là 7 ô theo 2 cách.
Kẻ xong học sinh cắt rời hình vuông.
Hoạt động 2 : Dán sản phẩm vào vở thủ công.
Mục tiêu : Học sinh biết trình bày cân đối,đẹp.
Nhắc nhở học sinh cắt thẳng,dán cân đối và phẳng.
Giáo viên theo dõi,giúp đỡ những em còn lúng túng,khó hoàn thành sản phẩm.
4. Nhận xét – Dặn dò :
- Giáo viên nhận xét về tinh thần học tập,chuẩn bị đồ dùng học tập và kỹ năng để cắt,dán hình của học sinh.
- Học sinh chuẩn bị giấy màu,1 tờ giấy vở có kẻ ô,thước kẻ,kéo,hồ dán,bút chì để học bài “ Cắt dán hình tam giác “.
@Rút kinh nghiệm:
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
-Biết đọc, viết, so sánh các số có 2 chữ số.
-Biết giải toán có 1 phép tính.
-Giáo dục hs yêu thích môn toán
II. Chuẩn bị:
GV: que tính
HS:Bộ đồ dùng học toán
III. Các hoạt động dạy học:
1.Ổn định: Hát
2.Bài cũ:
- Hôm qua em học toán bài gì?
-Hs lên bảng làm tính
-HS làm vào bảng con
3.Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hd làm bài tập
Bài 1: Hs nêu yêu cầu bài
-Gv hướng dẫn: Viết 1 dãy số theo thứ tự vậy số đầu tiên phải là số nào? Tiếp theo là số nào?
-Các số trong dãy số này hơn kém nhau mấy đơn vị? Viết đến số nào thì dừng lại?
-Tương tự phần b.
-Hs làm bài, 2 hs lên bảng ghi số mỗi hs ghi 1 phần, hs nhận xét, gv nhận xét.
-Hs đọc các số đã viết và phân tích số bất kì.
Bài 2: Hs nêu yêu cầu
-Hs đọc thầm, khuyến khích hs viết cách đọc số, gọi hs đọc nhiều số đã cho
Bài 3: Hs nêu yêu cầu
-Gv hướng dẫn, hs làm bài
-Gọi 3 hs lên bảng làm bài mỗi em làm 1 phần, hs nhận xét, gv nhận xét.
Bài 4:
-Hs đọc bài toán, tự nêu hoặc tóm tắt
-Hs nêu cách giải, hs làm bài, hs đổi vở kiểm tra bài, 1 hs đọc bài giải, hs nhận xét, gv nhận xét.
Bài 5: Hs nêu yêu cầu
-Hs làm bài, 1 hs đọc, hs nhận xét
-Gv hỏi: số bé nhất có 2 chữ số là số nào? Số lớn nhất có 1 chữ số là số nào?
4.Củng cố:
-Em vừa học toán bài gì?
5. Dặn dò
-Chuẩn bị:Giải toán có lời văn(tt).
@Rút kinh nghiệm:
Thứ sáu, ngày 14 tháng 3 năm 2014
TNXH
CON MÈO
I. Mục tiêu:
-Chỉ được các bộ phận bên ngoài của con mèo trên hình vẽ hay vật thật
-Nêu ích lợi của việc nuôi mèo
-Biết tự chăm sóc mèo
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh con mèo
HS:vở bài tập TNXH
III. Các hoạt động dạy học:
1.Ổn định: Hát
2.Bài cũ:
- Tuần rồi em học TNXH bài gì?
- Nuôi gà có ích lợi gì?
- Cơ thể gà có những bộ phận nào?
3.Bài mới
Hoạt động 1:Quan sát và làm bài tập
-Học sinh quan sát tranh vẽ con mèo
-HS làm bài trew6n vở bài tập TNXH
-HS vẽ con mèo và tô màu
Hoạt động 2: Đi tìm kết bạn
-Con mèo có những bộ phận nào ?
-Mèo nuôi để làm gì?
-Em chăm sóc mèo như thế nào?
-Khi mèo có những biểu hiện khác lạ em sẽ nhốt mèo lại, nhờ bác sĩ thú y theo dõi và nếu mèo cắn em phải đi tiêm phòng dại
4.Củng cố:
-Em vừa học TNXH bài gì?
5. Dặn do
-Chuẩn bị: Con muỗi
@Rút kinh nghiệm:
Chính tả
CÂU ĐỐ
I. Mục tiêu:
-Nhìn sách hoặc bảng, chép lại đúng bài câu đố về con ong: 16 chữ trong khoảng 8 đến 10 phút.
-Điền đúng chữ ch, tr, v d hoặc gi vào chỗ trống.
-Bài tập(2) a hoặc b
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh,
HS:Vở chính tả
III. Các hoạt động dạy học:
1.Ổn định: Hát
2.Bài cũ:
-Kì rồi em viết chính tả bài gì?
-GV kiểm tra tập của hs viết sai về nhà viết lại
3. Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hd hs tập chép
-Gv treo bảng phụ đã viết sẳn nội dung câu đố, hs nhìn bảng đọc, cả lớp giải đố.
-Cả lớp đọc thầm lại câu đố, tim những tiếng từ dễ viết sai: chăm chỉ, suốt ngày, khắp, vườn cây, hs đọc.
-Hs chép bài vào vở. Gv nhắc các em ngồi viết cầm bút, đặt vở. Nhắc hs viết câu đố cách lề vở 3 ô li.
-Chép xong hs chuẩn bi sửa bài.
-Gv đọc thong thả chỉ vào từng chữ trên bảng để hs soát lại, gv dừng lại những chữ khó viết, đánh vần hướng dẫn các em gạch chân chữ viết sai ra lề vở.
-Hướng dẫn hs ghi số lỗi ra lề vở, gv chấm điểm 1 số tập
Hoạt động 3: Hd hs làm bài tập chính tả
-Hs đọc thầm yêu cầu bài
-Gv treo bảng phụ đã viết sẳn nội dung bài, hs lên bảng thi làm bài tập, cả lớp làm bài bằng bút chì vào vở.
-Từng hs đọc lại kết quả bài làm, gv chữa lỗi phát âm cho từng hs
-Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng
-Nhận xét, tuyên dương, khuyến khích
4.Củng cố:
-Em vừaviết chính tả bài gì?
5. Dặn do
-Chuẩn bị:Mẹ và cô
@Rút kinh nghiệm:
Kể chuyện
TRÍ KHÔN
I. Mục tiêu:
-Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh.
-Hiểu nội dung câu chuyện: trí khôn của con người giúp con người làm chủ được muôn loài.
-Xác định giá trị bản thân, tự tin, tự chủ
-Ra quyết định: Tìm kiếm các lựa chọn, xác định giải pháp, phân tích điểm mạnh yếu
-Suy nghĩ sáng tạo
-Phản hồi, lắng nghe tích cực
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh,câu chuyện
HS:SGK
III. Các hoạt động dạy học:
1.Ổn định: Hát
2.Bài cũ:
-Tuần rồi em nghe kể câu chuyện gì?
3. Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Gv kể chuyện
-Gv kể chuyện với giọng diễn cảm, kể lần 1 hs biết câu chuyện.
-Kể lần 2,3 kết hợp với tanh minh họa yêu cầu hs nhớ câu chuyện.
-Gv kể chuyện chú ý kỹ thuật kể
Hoạt động 3: Hd hs kể từng đoạn câu chuyện theo tranh
-Hs xem tranh 1 và đọc câu hỏi dưới tranh trả lời câu hỏi:
Tranh vẽ gì?
Câu hỏi dưới tranh là gì?
-Mỗi tổ cử đại diện lên thi kể đoạn 1, cả lớp lắng nghe và nhận xét.
-Hs tiếp tục kể theo các tranh 2, 3, 4
Hoạt động 4: Hd hs kể toàn bộ câu chuyện
-1, 2 hs kể lại toàn bộ câu chuyện
-Gv có thể tập cho các em kể chuyện theo cách phân vai: người dẫn chuyện, hổ, trâu, bác nông dân thi kể lại câu chuyện
Hoạt động 5: Giúp hs hiểu ý nghĩa chuyện
-Gv hỏi: câu chuyện cho em biết điều gì?
4.Củng cố:
-Em vừa nghe kể chuyện gì?
5. Dặn do
- Chuẩn bị: Bông hoa cúc trắng
@Rút kinh nghiệm:
SINH HOẠT TẬP THỂ
TỔNG KẾT TUẦN 27
I. Mục tiêu:
1) Kiến thức:
- Học sinh nắm được kết quả Hoạt động thi đua của tổ và của mình trong tuần.
- Học sinh nhận ưu điểm và tồn tại của bản thân nêu phương hướng phấn đấu phù hợp bản thân.
- Học sinh nắm được nội dung thi đua tuần sau.
2) Kĩ năng:
- Học sinh mạnh dạn, tự tin, nói lưu loát trước tập thể.
- Học sinh biết phê và tự phê.
3) Thái độ:
- Học sinh có tính tự quản, biết đoàn kết và giúp đỡ bạn.
II. Chuẩn bị:
+ Giáo viên: - Ghi nhận các mặt hoạt động, nội dung thi đua tuần sau, các bài hát cho học sinh tham gia.
+ Học sinh: - Ý kiến cần phát biểu.
III. Các hoạt động:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1) Khởi động:
2) Giới thiệu:
3) các hoạt động:
Hoạt động 1: GV nhận xét tuần qua
- Nhìn chung các em thực hiện tốt nề nếp nhưng vẫn còn một số em chưa làm bài, chưa học bài đầy đủ trước khi đến lớp. Vẫn còn một số bạn chưa trực nhật và làm vệ sinh lớp.
Biện pháp khắc phục:
- Vào lớp phải nghiêm túc, trật tự, không đùa giỡn.
- Giữ gìn trường lớp sạch sẽ, gọn gàng.
- Xếp hàng ngay ngắn khi ra vào lớp, ra về, tập thể dục giữa giờ.
- Cần đem đủ sách vở, đồ dùng học tập theo thời khoá biểu.
- Vào lớp chú ý nghe thầy giảng bài, ghi chép bài đầy đủ, trình bày tập vở sạch đẹp.
Hoạt động 2: Bình chọn tổ, học sinh xuất sắc, học sinh tiến bộ
+ Tổ (Cá nhân) xuất sắc:
+ Tổ (Cá nhân) tiến bộ:
Hoạt động 3: Giáo viên nêu nội dung thi đua tuần sau
a/. Chuyên cần:
- Đi học đúng giờ, nghỉ học có xin phép.
- Đảm bảo bài học, bài làm trước khi đến lớp.
b/. Học tập:
- Củng cố lại nề nếp học tập.
- Có đầy đủ tập vở, sách giáo khoa, đồ dùng học tập khi đến lớp.
- Học tập nghiêm túc kể cả những tiết sinh hoạt ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp…
- Học bài, làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Rèn chữ viết, giữ gìn sách vở sạch đẹp.
- Tích cực thi đua và giúp đỡ bạn bè trong học tập.
c/. Kỷ luật:
- Xếp hàng ra vào lớp, ra về ngay ngắn.
- Xếp hàng ngay ngắn, giữ gìn trật tự khi sinh hoạt dưới cờ.
- Vui vẻ, hòa đồng với bạn bè.
- Không chơi những trò chơi có tính bạo lực như: đánh nhau, chạy đuổi trong giờ chơi…
- Lễ phép với thầy, cô và người lớn tuổi.
c/. Vệ sinh:
- Vệ sinh trường lớp sạch đẹp.
- Vệ sinh cá nhân, để phòng tránh một số bệnh: tay chân miệng, ngộ độc thức ăn…
- Chăm sóc cây xanh, bồn hoa trước lớp.
d/. Phong trào:
- Tập thể dục đầy đủ, nhanh, đúng động tác.
- Tiếp tục thực hiện “Đôi bạn cùng tiến”.
Hoạt động 4: Kết thúc
- Một vài em nhắc lại những việc cần thực hiện trong tuần sau.
- Sinh hoạt văn nghệ - vui chơi.
- Hát.
- Các bạn có mang theo đầy đủ tập vở, sách giáo khoa, dụng cụ học tập khi đến lớp.
+ Lao động: Thực hiện tốt vệ sinh trong lớp, vệ sinh cá nhân.
- Phân lại trực nhật: mỗi tổ trực một tuần.
- Học sinh bình chọn cá nhân xuất sắc.
- Học sinh bình chọn cá nhân tiến bộ.
- Học sinh nêu phương hướng phấn đấu tuần sau. (thống nhất với nhận xét và nội dung thi đua của giáo viên hoặc có thay đổi bổ sung gì thêm.)
File đính kèm:
- Giao an lop 1 tuan 27(1).doc