Giáo án Đạo đức tuần 9, 10

TUẦN 9

Tiết 9: LỄ PHÉP VỚI ANH CHỊ, NHƯỜNG NHỊN EM NHỎ (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

- Biết: Đối với anh chị cần lễ phép, đối với em nhỏ cần nhường nhịn.

- Yêu quí anh chị em trong gia đình.

- Biết cư xử lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ trong cuộc sống hằng ngày.

* KNS:

- Kĩ năng giao tiếp/ứng xử với anh, chị em trong gia đình.

- Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề để thể hiện lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

- Vở bài tập Đạo đức 1.

- Đồ dùng để chơi đóng vai.

- Các truyện, tấm gương, bài thơ, bài hát, ca dao, tục ngữ về chủ đề bài học.

 

doc6 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1339 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đạo đức tuần 9, 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9 Tiết 9: LỄ PHÉP VỚI ANH CHỊ, NHƯỜNG NHỊN EM NHỎ (Tiết 1) I. MỤC TIÊU: - Biết: Đối với anh chị cần lễ phép, đối với em nhỏ cần nhường nhịn. - Yêu quí anh chị em trong gia đình. - Biết cư xử lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ trong cuộc sống hằng ngày. * KNS: - Kĩ năng giao tiếp/ứng xử với anh, chị em trong gia đình. - Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề để thể hiện lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: - Vở bài tập Đạo đức 1. - Đồ dùng để chơi đóng vai. - Các truyện, tấm gương, bài thơ, bài hát, ca dao, tục ngữ về chủ đề bài học. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1: - GV yêu cầu từng cặp HS quan sát tranh bài tập 1 và nhận xét việc làm của các bạn nhỏ trong hai tranh. - GV chốt lại nội dung từng tranh và kết luận: + Tranh 1: Anh đưa cam cho em ăn, em nói lời cảm ơn. Anh rất quan tâm đến em, em lễ phép với anh. + Tranh 2: Hai chị em đang cùng nhau chơi đồ hàng, chị giúp em mặc áo cho búp bê. Hai chị em chơi với nhau rất hòa thuận, chị biết giúp đỡ em trong khi chơi. Anh, chị em trong gia đình phải thương yêu và hòa thuận với nhau. * Hoạt động 2: Thảo luận, phân tích tình huống (bài tập 2). - Cho HS xem các tranh bài tập 2 và cho biết tranh vẽ gì? - GV hỏi: Theo em, bạn Lan ở tranh 1 có thể có những cách giải quyết nào trong tình huống đó? - GV chốt lại một số cách ứng xử chính của Lan: + Lan nhận quà và giữ tất cả lại cho mình. + Lan chia cho em quả bé và giữ lại cho mình quả to. + Lan chia cho em quả to, còn quả bé phần mình. + Mỗi người một nữa quả bé, một nữa quả to. + Nhường cho em bé chọn trước. - GV hỏi: Nếu em là bạn Lan thì em sẽ chọn cách giải quyết nào? + GV chia cho HS thành các nhóm có cùng sự lựa chọn và yêu cầu các nhóm thảo luận vì sao các em lại muốn chọn cách giải quyết đó? GV kết luận: Cách ứng xử thứ 5 trong tình huống là đáng khen thể hiện chị yêu em nhất, biết nhường nhịn em nhỏ. - Đối với tranh 2, GV cũng hướng dẫn làm tương tự như tranh 1. Gợi ý cách ứng xử của tranh 2: + Hùng không cho em mượn ô tô. + Đưa cho em mượn ô tô. + Cho em mượn và hướng dẫn em cách chơi, cách giữ gìn đổ chơi khỏi hỏng. - HS xem tranh và nhận xét việc làm của các bạn nhỏ trong bài tập. + Từng cặp HS trao đổi về nội dung mỗi bức tranh. + Cả lớp trao đổi, bổ sung. - Quan sát và nhận xét + Tranh 1: Bạn Lan đang chơi với em thì được cô cho quà. + Tranh 2: Bạn Hùng có một chiếc ô tô đồ chơi. Nhưng em bé nhìn thấy và đòi mượn chơi. - HS nêu tất cả các cách giải quyết có thể có của Lan trong tình huống. - HS thảo luận nhóm. + Đại diện từng nhóm trình bày. Cả lớp bổ sung. 4. Kết luận: - Nhận xét tiết học - Dặn dò: Chuẩn bị tiết 2 bài: “Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ” TUẦN 10 Tiết 10: LỄ PHÉP VỚI ANH CHỊ, NHƯỜNG NHỊN EM NHỎ (Tiết 2) I. MỤC TIÊU: - Biết: Đối với anh chị cần lễ phép, đối với em nhỏ cần nhường nhịn. - Yêu quí anh chị em trong gia đình. - Biết cư xử lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ trong cuộc sống hằng ngày. * KNS: - Kĩ năng giao tiếp/ứng xử với anh, chị em trong gia đình. - Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề để thể hiện lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: - Vở bài tập Đạo đức 1. - Đồ dùng để chơi đóng vai. - Các truyện, tấm gương, bài thơ, bài hát, ca dao, tục ngữ về chủ đề bài học. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Làm bài tập 3 - GV giải thích cách làm bài tập 3: + Em hãy nối các bức tranh với chữ Nên hoặc Không nên cho phù hợp. - GV mời một số em làm bài tập trước lớp. GV kết luận: - Tranh 1: Nối với chữ Không nên vì anh không cho em chơi chung. - Tranh 2: Nối với chữ Nên vì hai chị em đã biết bảo ban nhau cùng làm việc nhà. - Tranh 3: Nối với chữ Nên vì anh đã biết hướng dẫn em học. - Tranh 4: Nối với chữ Không nên vì chị tranh nhau với em quyển truyện là không biết nhường em. - Tranh 5: Nối với chữ Nên vì anh biết dỗ em để mẹ làm việc nhà. Hoạt động 2: Chơi đóng vai - GV chia nhóm và yêu cầu HS đóng vai theo các tình huống của bài tập 2 (mỗi nhóm đóng vai một tình huống) GV kết luận: + Là anh chị, cần phải nhường nhịn em nhỏ. + Là em, cần phải lễ phép, vâng lời anh chị. * Hoạt động 3: - GV khen những em đã thực hiện tốt và nhắc nhở những em còn chưa thực hiện. Kết luận chung: Anh, chị, em trong gia đình là những người ruột thịt. Vì vậy, em cần phải thương yêu, quan tâm, chăm sóc anh, chị, em; biết lễ phép với anh, chị và nhường nhịn em nhỏ. Có như vậy, gia đình mới hòa thuận, cha mẹ mới vui lòng. - HS làm bài tập 3: + HS làm việc cá nhân. - HS chơi đóng vai. - Các nhóm HS chuẩn bị đóng vai. - Các nhóm lên đóng vai. - Cả lớp nhận xét: Cách cư xử của anh chị đối với em nhỏ, của em nhỏ đối với anh chị qua việc đóng vai của các nhóm như vậy đã được chưa? Vì sao? * HS tự liên hệ hoặc kể các tấm gương về lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ. 4. Kết luận: - Nhận xét tiết học

File đính kèm:

  • docTUAN 910.doc
Giáo án liên quan