Tập đọc
BÀN TAY MẸ
I. Mục tiêu:
-Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: yêu nhất, nấu cơm, rám nắng, .
-Hiểu nội dung bài: Tình cảm và sự biết ơn mẹ của bạn nhỏ
-Trả lời được câu hỏi 1, 2 (sgk)
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh
HS:SGK
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định: Hát
2. Bài cũ:
- Hôm qua em học tập đọc bài gì?
- Hs đọc bài SGK kết hợp trả lời câu hỏi
+Bạn Giang viết gì trên nhãn vở?
+Bố Giang khen bạn ấy thế nào?
3.Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs luyện đọc
-Gv đọc diễn cảm toàn bài 1 lần, hs đọc thầm
-Hs mở sgk dùng viết chì gạch chân từ khó
20 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1426 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 1 tuần 26 - Trường Tiểu học Thanh Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong sgk
-Tìm tiếng trong bài có vần ưa viết ra bảng con, hs đọc
-Gọi hs đọc câu thứ 2 trong sgk
-Tìm tiếng ngoài bài có vần ua, ưa viết ra bảng con
-Gọi hs đọc câu thứ 3: nói câu chứa tiếng có vần ua, ưa
-Gọi hs đọc câu mẫu tranh
Hoạt động 3: Chuẩn bị học tiết 2
Tiết 2
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung bài
-Bạn nhỏ muốn vẽ con gì?
-Vì sao nhìn tranh bà không nhận ra con ấy?
-Gv đọc lại toàn bài, hs đọc
Hoạt động 2: Luyện nói
-Hs đọc tên bài luyện nói
-Từng cặp hỏi nhau về vẽ tranh
4.Củng cố:
-Em vừa học tập đọc bài gì ?
5. Dặn do
-Chuẩn bị: Hoa ngọc lan
@Rút kinh nghiệm:
Thủ công
Cắt dán hình vuông ( tiết 1 )
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết cách kẻ,cắt và dán hình vuông.
- Học sinh cắt,dán được hình vuông theo 2 cách.
II. Chuẩn bị:
- GV : Hình vuông mẫu bằng giấy màu trên nền giấy kẻ ô.
1 tờ giấy kẻ ô kích thước lớn,bút chì,thước kéo.
- HS : Giấy màu,giấy vở,dụng cụ thủ công.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định: Hát
2. Bài cũ:
Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh,nhận xét . Học sinh đặt đồ dùng học tập lên bàn.
3. Bài mới :
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài,ghi đề.
Cho học sinh quan sát hình vuông mẫu.
Hình vuông có mấy cạnh,các cạnh có bằng nhau không? Mỗi cạnh có mấy ô?
Có 2 cách kẻ.
Hoạt động 2 : Giáo viên hướng dẫn.
Ø Cách 1 : Hướng dẫn kẻ hình vuông.
Muốn vẽ hình vuông có cạnh 7 ô ta phải làm thế nào?
Xác định điểm A,từ điểm A đếm xuống 7 ô và sang phải 7 ô ta được 2 điểm B và D.Từ điểm B đếm xuống 7 ô có điểm C.Nối BC,DC ta có hình vuông ABCD.
Hướng dẫn cắt hình vuông và dán.Giáo viên thao tác mẫu từng bước cắt và dán để học sinh quan sát.
Ø Cách 2 : Hướng dẫn kẻ hình vuông đơn giản.
Giáo viên hướng dẫn lấy điểm A tại 1 góc tờ giấy,từ A đếm xuống và sang phải 7 ô để xác định điểm D,B kẻ xuống và kẻ sang phải 7 ô theo dòng kẻ ô tại điểm gặp nhau của 2 đường thẳng là điểm C và được hình vuông ABCD.
Hoạt động 3 : Thực hành.
Học sinh lấy giấy trắng để tập đánh dấu kẻ ô và cắt thành hình vuông.
Giáo viên giúp đỡ,theo dõi những em kẻ ô còn lúng túng.
4. Củng cố :
Học sinh nhắc lại cách cắt,kẻ hình vuông theo 2 cách.
5. Nhận xét – Dặn dò :
Giáo viên nhận xét về tinh thần học tập,chuẩn bị đồ dùng học tập,kỹ thuật kẽ,cắt dán của học sinh và đánh giá.
@Rút kinh nghiệm:
Toán
So sánh các số có hai chữ số
I. Mục tiêu:
-Biết dựa vào cấu tạo số để so sánh các số có 2 chữ số
-Nhận ra số lớn nhất, số bé nhất trong nhóm có 3 chữ số
-Rèn hs tính chính xác
II. Chuẩn bị:
GV: que tính
HS:Bộ đồ dùng học toán
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định: Hát
2. Bài cũ:
- Hôm qua em học toán bài gì?
-Hs lên bảng làm tính
-HS làm vào bảng con
3.Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Giới thiệu số 62< 65
-Gv gài que tính và hỏi: hàng trên có bao nhiêu que tính?
-Gv ghi bảng 62, hs phân tích 62 gồm 6 chục và 2 đơn vị
-Hàng dưới có bao nhiêu que tính?
-Gv ghi số 65 lên bảng, hs phân tích 65 gồm 6 chục và 5 đơn vị
-So sánh hàng chục của 2 số này, nhận xét hàng đơn vị của 2 số này, hãy so sánh hàng đơn vị của 2 số này
-Vậy trong 2 số này số nào lớn hơn hoặc số nào bé hơn?
-Hs đọc cả 2 dòng 62 62
-Khi so sánh 2 số mà chữ số hàng chục giống nhau ta phải làm thế nào?
-Khi hs so sánh và trình bày 34 và 38
-Vì 34 và 38 đếu có hàng chục giống nhau nên ta so sánh tiếp hàng đơn vị 34 ta có hàng đơn vị là 4, 38 ta có hàng đơn vị là 8 mà 4 34
Hoạt động 3: Giới thiệu số 63 > 58
-Gv gài thêm hàng trên 1 que tính và lấy bớt ở dưới 7 que tính và hỏi:
-Hàng trên có bao nhiêu que tính? Gv ghi bảng 63, hs phân tích 63 gồm 6 chục và 3 đơn vị
-Hàng dưới có bao nhiêu que tính? Hs phân tích số 58
-So sánh hàng chục của 2 số này
-Vậy số nào lớn hơn, số nào bé hơn?
-Hs đọc 2 dòng 63> 58, 58< 63
-Khi so sánh các số có 2 chữ số, số nào có hàng chục lớn hơn thì số đó lớn hơn, vậy có cần so sánh hàng đơn vị nữa không?
-Gv cho hs làm tiếp 38... 41
Hoạt động 4: Luyện tập
Bài 1: Hs nêu yêu cầu
-Hs làm bài, 3 hs lên bảng làm bài
-Chữa bài, hs nhận xét, gv nhận xét
Bài 2: Hs nêu yêu cầu
-Gv hỏi: ở đây chúng ta phải so sánh số mấy với nhau?
-Hs làm bài, 2 hs lên bảng thi xem ai khoanh đúng va nhanh, hs nhận xét
Bài 3: Hs nêu yêu cầu
-Hs làm bài: So sánh tương tự như bài tập 2 nhưng khoanh vào số lớn nhất
-Chữa bài, 3 hs lên bảng thi xem ai khoanh nhanh và đúng
Bài 4: Hs nêu yêu cầu
-Hs làm bài, 2 hs lên bảng thi xem ai viết nhanh và đúng, hs nhận xét, gv nhận xét
4.Củng cố:
-Em vừa học toán bài gì?
5. Dặn dò
-Chuẩn bị:Luyện tập
@Rút kinh nghiệm:
Thứ sáu, ngày 7 tháng 3 năm 2014
TNXH
CON GÀ
I. Mục tiêu:
-Nêu ích lợi của con gà
-Chỉ được các bộ phận bên ngoài của con gà, trên hình vẽ hay vật thật
-Biết phân biệt được gà trống, gà mái, gà con
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh con cá
HS:vở bài ta6p3 TNXH
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định: Hát
2. Bài cũ:
- Tuần rồi em học TNXH bài gì?
- Nêu các bộ phậ của con cá?
-ăn thịt cá có lợi ích gì?
3.Bài mới
Hoạt động 1:Quan sát tranh và làm bài tập
-HS quan sát tranh con gà
-HS biết tên các bộ phận bên ngoài của con gà
-HS biết và phân biệt gà trống, gà mái, gà con
-HS làm vở bài tập
+Nối ô chũ với từng bộ phận của con gà
+Nối ô chữ với từng hình vẽ sao cho phù hợp
Hoạt động 2:Đi tìm kết bạn
-GV cho hs nêu các bộ phận bên ngoài của con gà?
-Gà di chuyển bằng gì?
-Gà trống, gà mái, gà con khác nhau ở chỗ nào?
-Gà cung cấp cho ta những gì?
4.Củng cố:
-Em vừa học TNXH bài gì?
5. Dặn dò
-Chuẩn bị: Con Mèo
@Rút kinh nghiệm:
Chính tả
CÁI BỐNG
I. Mục tiêu:
-Nhìn sách hoặc bảng, chép lại đúng bài đồng dao cái bống trong khoảng 10 đến 15 phút.
-Điền đúng vần anh, ach; chữ ng, ngh vào chỗ trống
-Bài tập 2,3 (sgk).
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh,
HS:Vở chính tả
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định: Hát
2. Bài cũ:
-Kì rồi em viết chính tả bài gì?
-GV kiểm tra tập của hs viết sai về nhà viết lại
3.Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs nghe viết
-Hs đọc bài cái bống trong sgk, hs đọc thầm
-Hs tìm từ khó dễ viết sai viết ra bảng con: khéo sảy, khéo sàng, nấu cơm, đường trơn, mưa ròng.
-Gv đọc bài, hs viết bài vào vở
-Gv nhắc các em cách ngồi viết, cầm bút, để vở. Cách viết đề bài vào giữa trang vở. Bắt đầu mỗi dòng thơ, viết cách lề vở 3, 4 ô
-Hs viết xong, chuẩn bị chữa bài
-Gv đọc lại bài, hs soát lại.
-Gv dừng lại những chữ khó viết, đánh vần lại. Hs gạch chân chữ viết sai, viết bên lề vơ
-Gv chữa lên bảng những lỗi phổ biến, hs đổi vở nhau chữa lỗi
Hoạt động 3: Hd hs làm bài tập chính tả
a. điền vần anh, ach: Hs đọc thầm yêu cầu bài
-Hs lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở
-Từng hs lên làm bài trên bảng và đọc kết quả bài làm, gv nhận xét
-Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng
b. Điền chữ ng hay ngh:
-Có thể cho hs làm bài theo cách trò chơi tiếp sức
4.Củng cố:
-Em vừa viết chính tả bài gì?
5. Dặn dò
-Chuẩn bị: Nhà bà ngoại
@Rút kinh nghiệm:
Kể chuyện
KIỂM TRA GIỮA HKII
SINH HOẠT TẬP THỂ
TỔNG KẾT TUẦN 26
I. Mục tiêu:
1) Kiến thức:
- Học sinh nắm được kết quả Hoạt động thi đua của tổ và của mình trong tuần.
- Học sinh nhận ưu điểm và tồn tại của bản thân nêu phương hướng phấn đấu phù hợp bản thân.
- Học sinh nắm được nội dung thi đua tuần sau.
2) Kĩ năng:
- Học sinh mạnh dạn, tự tin, nói lưu loát trước tập thể.
- Học sinh biết phê và tự phê.
3) Thái độ:
- Học sinh có tính tự quản, biết đoàn kết và giúp đỡ bạn.
II. Chuẩn bị:
+ Giáo viên: - Ghi nhận các mặt hoạt động, nội dung thi đua tuần sau, các bài hát cho học sinh tham gia.
+ Học sinh: - Ý kiến cần phát biểu.
III. Các hoạt động:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1) Khởi động:
2) Giới thiệu:
3) các hoạt động:
Hoạt động 1: GV nhận xét tuần qua
- Nhìn chung các em thực hiện tốt nề nếp nhưng vẫn còn một số em chưa làm bài, chưa học bài đầy đủ trước khi đến lớp. Vẫn còn một số bạn chưa trực nhật và làm vệ sinh lớp.
Biện pháp khắc phục:
- Vào lớp phải nghiêm túc, trật tự, không đùa giỡn.
- Giữ gìn trường lớp sạch sẽ, gọn gàng.
- Xếp hàng ngay ngắn khi ra vào lớp, ra về, tập thể dục giữa giờ.
- Cần đem đủ sách vở, đồ dùng học tập theo thời khoá biểu.
- Vào lớp chú ý nghe thầy giảng bài, ghi chép bài đầy đủ, trình bày tập vở sạch đẹp.
Hoạt động 2: Bình chọn tổ, học sinh xuất sắc, học sinh tiến bộ
+ Tổ (Cá nhân) xuất sắc:
+ Tổ (Cá nhân) tiến bộ:
Hoạt động 3: Giáo viên nêu nội dung thi đua tuần sau
a/. Chuyên cần:
- Đi học đúng giờ, nghỉ học có xin phép.
- Đảm bảo bài học, bài làm trước khi đến lớp.
b/. Học tập:
- Củng cố lại nề nếp học tập.
- Có đầy đủ tập vở, sách giáo khoa, đồ dùng học tập khi đến lớp.
- Học tập nghiêm túc kể cả những tiết sinh hoạt ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp…
- Học bài, làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Rèn chữ viết, giữ gìn sách vở sạch đẹp.
- Tích cực thi đua và giúp đỡ bạn bè trong học tập.
c/. Kỷ luật:
- Xếp hàng ra vào lớp, ra về ngay ngắn.
- Xếp hàng ngay ngắn, giữ gìn trật tự khi sinh hoạt dưới cờ.
- Vui vẻ, hòa đồng với bạn bè.
- Không chơi những trò chơi có tính bạo lực như: đánh nhau, chạy đuổi trong giờ chơi…
- Lễ phép với thầy, cô và người lớn tuổi.
c/. Vệ sinh:
- Vệ sinh trường lớp sạch đẹp.
- Vệ sinh cá nhân, để phòng tránh một số bệnh: tay chân miệng, ngộ độc thức ăn…
- Chăm sóc cây xanh, bồn hoa trước lớp.
d/. Phong trào:
- Tập thể dục đầy đủ, nhanh, đúng động tác.
- Tiếp tục thực hiện “Đôi bạn cùng tiến”.
Hoạt động 4: Kết thúc
- Một vài em nhắc lại những việc cần thực hiện trong tuần sau.
- Sinh hoạt văn nghệ - vui chơi.
- Hát.
- Các bạn có mang theo đầy đủ tập vở, sách giáo khoa, dụng cụ học tập khi đến lớp.
+ Lao động: Thực hiện tốt vệ sinh trong lớp, vệ sinh cá nhân.
- Phân lại trực nhật: mỗi tổ trực một tuần.
- Học sinh bình chọn cá nhân xuất sắc.
- Học sinh bình chọn cá nhân tiến bộ.
- Học sinh nêu phương hướng phấn đấu tuần sau. (thống nhất với nhận xét và nội dung thi đua của giáo viên hoặc có thay đổi bổ sung gì thêm.)
File đính kèm:
- Giao an lop 1 tuan 26(1).doc