Tập đọc
Bài : Bàn tay mẹ
I. Mục tiêu:
- HS đọc trơn được cả bài: Bàn tay mẹ. Đọc đúng các từ ngữ: yêu nhất, nấu cơm, rám nắng, xương xương. Tìm được tiếng, nói được câu có chứa vần an, at.
- Hiểu được nội dung bài: Tình cảm và sự biết ơn mẹ của bạn nhỏ.
- Giáo dục lòng kính yêu và biết ơn cha mẹ. Củng cố lòng yêu thích môn học.
.II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài Tập đọc và phần luyện nói trong SGK.
- Bảng nam châm, bộ chữ HVTH.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
35 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1082 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 1 tuần 26 - Trường Tiểu học Bình Thuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớp làm vào bảng con.
- 2 HS đọc dãy số vừa hoàn thành: .
a)Theo thứ tự từ bé đến lớn: 38, 64, 72.
b) Theo thứ tự từ lớn đến bé: 72, 64, 38
4.Củng cố dặn dò :
- Nhận xét tiết học. Tuyên dương học sinh hoạt động tốt
- Chuẩn bị bài : Luyện tập
SINH HOAÏT TAÄP THEÅ
I. Muïc tieâu:
- HS bieát ñöôïc nhöõng vieäc laøm ñöôïc vaø chöa laøm ñöôïc trong tuaàn 26.
- HS bieát ñöôïc keá hoaïch hoaït ñoäng trong tuần 27.
II. Tieán haønh sinh hoaït:
1. GV nhaän xeùt, ñaùnh giaù chung nhöõng vieäc HS ñaõ laøm, chöa laøm ñöôïc trong tuaàn:
2. Tuyeân döông, pheâ bình:
3. Phoå bieán Keá hoaïch hoaït ñoäng tuaàn sau:
KÝ DUYỆT
TỔ TRƯỞNG
BAN GIÁM HIỆU
Tự nhiên - xã hội
TUẦN 26: CON GÀ
I. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
- Nêu được ích lợi của con gà.
- Chỉ được các bộ phận bên ngoài của con gà trên hình vẽ hay vật thật. Phân biệt được con gà trống với con gà mái về hình dáng, tiếng kêu (Yêu cầu mang tính nâng cao dành cho học sinh khá, giỏi).
- Có ý thức chăm sóc gà (nếu nhà có nuôi gà).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tranh minh hoạ cho bài dạy
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Văn nghệ.
2. Kiểm tra: Tiết trước các con học bài gì ?
- Cá có những bộ phận chính nào ?
- Ăn cá có lợi gì ?
- GV nhận xét việc chuẩn bị bài của HS.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Giới thiệu và ghi tựa bài.
HĐ1: Liên hệ thực tế,kết hợp quan sát sách giáo khoa.
Mục tiêu: HS biết được các bộ phận chính của con gà; phân biệt được gà trống, gà mái; ích lợi của việc nuôi gà.
Cách tiến hành:
+ H: Nhà em nào nuôi gà ?
+ H: Nhà em nuôi gà công nghiệp hay gà ta ?
+ H: Gà ăn những thức ăn gì ?
+ H: Nuôi gà để làm gì ?
- Yêu cầu HS quan sát các tranh trong sách giáo khoa theo từng cặp và luân phiên nhau hỏi và trả lời theo các câu hỏi trong sách giáo khoa:
+ H: Hãy chỉ và nói tên các bộ phận của con gà ?
+ H: Hãy chỉ đâu là gà trống, đâu là mái ? Tại sao em biết ? Gà trống và gà mái khác nhau ở điểm nào ? (Câu hỏi dành cho học sinh khá, giỏi).
+ H: Gà dùng mỏ và móng để làm gì ?
+ H: Gà di chuyển như thế nào ? Nó có bay được không ?
+ H: Người ta nuôi gà để làm gì ? Nhà em có nuôi gà không ?
+ H: Bạn nào thích ăn thịt gà, trứng gà ? Ăn thịt gà, trứng gà có lợi gì cho sức khoẻ ?
- GV cho 1 số em đại diện lên trình bày.
- Kết luận: Gà có đầu, mình, hai chân và hai cánh. Cánh có lông vũ bao phủ. Thịt và trứng rất tốt, cung cấp nhiều chất đạm, ăn vào sẽ bổ cho cơ thể.
Chỉ ăn thịt và trứng của gà còn mạnh khoẻ, không tiếp xúc trực tiếp, không ăn thịt và trứng của gà bệnh, gà chết vì như thế sẽ rất nguy hiểm cho sức khoẻ.
HĐ2: Tổ chức trò chơi đóng vai.
- Yêu cầu HS đóng vai theo các tình huống sau:
+ Con gà trống gáy đánh thức mọi người vào buổi sáng.
+ Con gà mái đang cục tác và đẻ trứng.
+ Con gà con kêu chíp chíp.
- Cả lớp hát bài : Đàn gà con.
- Dặn dò: Thịt gà ăn rất ngon và bổ các con cần ăn cẩn thận và đúng điều độ.
- Nhận xét tiết học.
- HS giơ tay (theo thực tế ở gia đình).
- HS trả lời (theo thực tế ở gia đình).
+ T: Gà ăn lúa, gạo, cơm, bắp.
+ T: Lấy thịt, lấy trứng, làm cảnh.
- HS làm việc theo nhóm đôi sau đó trả lời trước lớp.
+ Gà dùng mỏ để mổ thức ăn, dùng móng để bới tìm thức ăn.
+ Nuôi gà để lấy trứng, lấy thịt v.v.
- 1 vài Hs trả lời.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
---------------------------------------------------------------------------
Thủ công
Tuần 26: Cắt dán hình vuông ( tiết 1 )
I. MỤC TIÊU :
- Học sinh biết cách kẻ, cắt và dán hình vuông.
- Học sinh kẻ, cắt, dán được hình vuông theo cách đơn giản. Đường cắt tương đối thẳng. Hình dán tương đối phẳng. (Với những học sinh khéo tay có thể kẻ, cắt, dán hình vuông theo hai cách. Đường cắt thẳng. Hình dán phẳng).
- Củng cố lòng yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
GV : Hình vuông mẫu bằng giấy màu trên nền giấy kẻ ô. 1 tờ giấy kẻ ô kích thước lớn, bút chì, thước kéo.
HS : Giấy màu, giấy vở, dụng cụ thủ công.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
1. Ổn định lớp: Hát tập thể.
2. Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh, nhận xét. Học sinh đặt đồ dùng học tập lên bàn.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Giới thiệu bài,ghi đề.
Cho học sinh quan sát hình vuông mẫu.
Hình vuông có mấy cạnh, các cạnh có bằng nhau không ? Mỗi cạnh có mấy ô ?
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn từng cách kẻ hình vuông.
Ø Cách 1: Hướng dẫn kẻ hình vuông.
H: Muốn vẽ hình vuông có cạnh 7 ô ta làm thế nào?
G: Xác định điểm A, từ điểm A đếm xuống 7 ô và sang phải 7 ô ta được 2 điểm B và D. Từ điểm B đếm xuống 7 ô có điểm C.Nối BC, DC ta có hình vuông ABCD.
- Hướng dẫn cắt hình vuông và dán.Giáo viên thao tác mẫu từng bước cắt và dán để học sinh quan sát.
Ø Cách 2 : Hướng dẫn kẻ hình vuông đơn giản.
Giáo viên hướng dẫn lấy điểm A tại 1 góc tờ giấy, từ A đếm xuống và sang phải 7 ô để xác định điểm D,B kẻ xuống và kẻ sang phải 7 ô theo dòng kẻ ô tại điểm gặp nhau của 2 đường thẳng là điểm C và được hình vuông ABCD.
Hoạt động 3: Thực hành.
- Yêu cầu học sinh lấy giấy trắng để tập đánh dấu kẻ ô và cắt thành hình vuông.
- Giáo viên giúp đỡ, theo dõi những em kẻ ô còn lúng túng. Khuyến khích HS khéo tay thực hành theo cả hai cách.
Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi.
Hình vuông có 4 cạnh bằng nhau, mỗi cạnh có 7 ô.
Học sinh quan sát.
Học sinh lắng nghe và theo dõi các thao tác của giáo viên.
Học sinh thực hành trên giấy kẻ ô trắng và cắt dán ở giấy nháp.
4. Củng cố :
Yêu cầu học sinh nhắc lại cách cắt, kẻ hình vuông theo 2 cách.
5. Nhận xét – Dặn dò:
Giáo viên nhận xét về tinh thần học tập, chuẩn bị đồ dùng học tập, kỹ thuật kẽ, cắt dán của học sinh và đánh giá.
ĐẠO ĐỨC
BÀI 12: CẢM ƠN VÀ XIN LỖI (2 tiết)
(GDKN SỐNG)
I . Mục tiêu :
Giúp học sinh:
- Biết khi nào cần nói lời cảm ơn, khi nào cần nói lời xin lỗi. Bước đầu biết được ý nghĩa của câu cảm ơn, xin lỗi.
- Biết nói cảm ơn, xin lỗi trong các tình huống phổ biến khi giao tiếp.
GDKNS: Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với mọi người, biết cảm ơn và xin lỗi phù hợp trong từng tình huống cụ thể.
- Có ý thức nói cảm ơn, xin lỗi trong các tình huống phổ biến khi giao tiếp.
II . Tài liệu và phương tiện:
1. Giáo viên:
- Đồ dùng để đóng vai (HĐ 2 - tiết 1).
- Các nhụy và cánh hoa cắt bằng giấy màu có ghi sẵn các tình huống để chơi trò chơi “Ghép hoa”.
2. Học sinh:
- Vở Bài tập Đạo đức 1.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Tiết 1:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a) Khám phá:
+ H: Đã khi nào em nói “cảm ơn” hoặc “xin lỗi” ai chưa ? em đã nói lời“cảm ơn” hoặc “xin lỗi” đó trong hoàn cảnh nào ?
+ H: Đã khi nào em nhận được lời“cảm ơn” hoặc “xin lỗi” từ người khác chưa ? em đã nhận được lời“cảm ơn” hoặc “xin lỗi” đó trong hoàn cảnh nào ?
- Nêu: “cảm ơn” và “xin lỗi” là hai từ ta cần nói khi được người khác giúp đỡ hoặc khi ta làm phiền hay có lỗi với người khác. bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem khi nào cần nói lời “cảm ơn “, khi nào cần nói lời “xin lỗi” và vì sao cần phải nói lời “cảm ơn” và “xin lỗi” - giới thiệu và ghi tên bài học.
b) Kết nối:
Hoạt động 1: thảo luận nhóm làm bài tập 1.
- Yêu cầu HS quan sát tranh 1 , 2 và thảo luận cặp đôi.
+ H: Các bạn trong mỗi tranh đang làm gì ? Vì sao các bạn làm như vậy ?
- Yêu cầu đại diện một số nhóm lên trình bày.
* Kết luận:
* Tranh 1: bạn nhỏ cảm ơn khi được tặng quà.
* Tranh 2: bạn nhỏ xin lỗi cô giáo khi đi học muộn.
c) Thực hành:
Hoạt động 2 : đóng vai, xử lí tình huống.
- Chia nhóm 4, giao cho mỗi nhóm đóng vai một tình huống trong bài tập 2.
- Hướng dẫn HS quan sát tranh, thảo luận cách xử lí tình huống, cách thể hiện khi đóng vai.
+ H: em hãy nhận xét cách ứng xử của các bạn trong phần đóng vai. vì sao bạn lại nói như vậy trong tình huống đó ?
+ H: Em cảm thấy thế nào khi được người khác cảm ơn ?
+ H: Em cảm thấy thế nào khi nhận được lời xin lỗi ?
- Tuyên dương những nhóm đóng vai tốt. chốt lại cách ứng xử và kết luận:
- Cần nói lời cảm ơn khi được người khác quan tâm, giúp đỡ.
- Cần nói lời xin lỗi khi mắc lỗi, khi làm phiền người khác.
- 1 vài HS trình bày.
- 1 vài HS trình bày.
- 3 học sinh nhắc lại tên bài học
- HS thảo luận theo nhóm và đại diện một số nhóm trình bày trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung (nếu cần)
- HS thảo luận sau đó lên đóng vai. Cả lớp nhận xét sau khi mỗi nhóm lên đóng vai.
Hoạt động tiếp nối: Nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị cho tiết học sau.
Tiết 2:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động khởi động:
- Yêu cầu cả lớp hát bài.
- Nêu nhiệm vụ của tiết học.
c) Thực hành:
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm làm bài tập 3
- Chia nhóm đôi, nêu yêu cầu của bài tập.
* Kết luận:
a) Em cần nhặt hộp bút lên trả bạn và xin lỗi.
b) Em cần nói lời cảm ơn bạn.
Hoạt đông 4: Trò chơi “Ghép hoa”.
- Chia lớp thành các nhóm. Phát cho mỗi nhóm một bộ cánh hoa có ghi sẵn tình huống cần “Cảm ơn”, “Xin lỗi”, một tờ giấy A0 và phổ biến luật chơi: Mỗi đội có nhiệm vụ lựa chọn những cánh hoa có ghi tình huống cần nới lời “Cảm ơn” để ghép với nhụy hoa có ghi từ “Cảm ơn” để thành bông hoa “Cảm ơn”. Cũng thực hiện tương tự đối với bông hoa “Xin lỗi”. Đội nào ghép nhanh và đúng nhất là đội thắng cuộc.
- Chốt lại những tình huống cần cảm ơn hoặc xin lỗi.
* Kết luận chung :
+ Cần nói lời cảm ơn khi được người khác quan tâm, giúp đỡ việc gì, dù nhỏ.
+ Cần nói lời xin lỗi khi mắc lỗi, khi làm phiền người khác.
+ Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi là thể hiện tự trọng mình và tôn trọng người khác.
d) Vận dụng:
Hoạt động 7:
- Nhắc nhở HS thực hiện nói lời “Cảm ơn” và “Xin lỗi” phù hợp trong các tình huống của cuộc sống hằng ngày.
- Biểu dương những em có ý thức thực hiện tốt việc nói lời “Cảm ơn” và “Xin lỗi”.
- Nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- Cả lớp hát một bài.
- Học sinh nhắc lại tên bài học
- Học sinh thảo luận theo nhóm đôi.
- Một số HS lên trình bày. Cả lớp nhận xét bổ sung ý kiến .
- HS thực hiện trò chơi.
- Cả lớp nhận xét, đánh giá sau trò chơi.
- HS làm bài tập theo yêu cầu của GV.
- Một vài HS khá, giỏi lên trình bày trước lớp
File đính kèm:
- Tuần 26 (Chỉnh xong).doc