Giáo án lớp 1 tuần 25

Tiếng Việt

LUYỆN TẬP VẦN CÓ ÂM CUỐI THEO CẶP M, P, NG, C (t1+2)

================

Toán

LUYỆN TẬP

I-Mục tiêu: Giúp HS:

- Biết đặt tính , làm tính,trừ nhẩm các số tròn chục

- Biết giải toán có phép cộng.

 

doc9 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1292 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 1 tuần 25, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học: HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS *) Giới thiệu bài: HĐ1: Giới thiệu điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình. a-Giới thiệu điểm ở trong, ở ngoài hình vuông. -GV chấm 1 điểm trong hình vuông . -Cô vừa vẽ cái gì? Trong toán học người ta gọi đây là 1 điểm. Để gọi tên điểm đó người ta dùng 1 chữ cái in hoa. Ví dụ cô dùng chữ cái A(GV viết A cạnh dấu chấm trong hình vuông). Đọc là điểm A. - Điểm A nằm ở vị trí nào của hình vuông? - GV gắn băng giấy: Điểm A ở trong hình vuông. - GV vẽ tiếp điểm N ngoài hình vuông. - Cô vừa vẽ gì? - Điểm N nằm ở vị trí nào của hình vuông? GV nhận xét. b) Giới thiệu điểm ở trong, ở ngoài hình tròn. - Tiến hành tương tự như khi giới thiệu điểm ở trong, điểm ở ngoài hình vuông. HĐ2 Luyện tập. -GV nêu yêu cầu của bài tập Bài 1: Đúng ghi Đ, sai ghi S.. Bài 2: a- Vẽ 2 điểm ở trong hình TG, vẽ 3 điểm ở ngoài hình TG. b-Vẽ 4 điểm ở trong hình vuông, vẽ 3 điểm ở ngoài hình vuông. GV nhận xét bài làm của HS. Bài 3: Tính Nêu lại cách tính giá trị biểu thức20+10 + 10. B ài 4: Tóm tắt: Đoạn 1: 30 cm Đoạn 2: 50 cm Cả 2 đoạn dài ....cm? GV giúp đỡ HS còn lúng túng. Chấm bài,chữa bài Củng cố,dặn dò: -Hệ thống bài học. -Nhận xét tiết học. A N -Hình vuông. -HS nêu:Điểm A nằm trong HV. -Điểm N. -Điểm N nằm ngoài hình vuông.HS nhắc lại B Nêu cách làm bài rồi làm bài và chữa bài. -lấy 20 + 10 được bao nhiêu cộng với 10. 20+10+10=40 -Các bài còn lại làm tương tự. Bài giải Cả 2 đoạn thẳng dài là: 30+50=80(cm) Đáp số : 80 cm. Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau./. ==================== Thứ tư ngày 05 tháng 03 năm 2014 Tiếng Việt VẦN: UI, ƯI (t1+2) ==================== Tự nhiên & Xã hội CON CÁ A.Mục tiêu : giúp hs biết : - Kể tên và nêu ích lợi của cá. - Chỉ được các bộ phận bên ngoài của cá trên hình vẽ hay vật thật. Kể tên một số loại cá sống ở nước ngọt và nước mặn * Các kỹ năng cơ bản được giáo dục: - Kĩ năng ra quyết định: Ăn ca1tren6 cơ sở nhận thức được ích lợi của việc ăn cá. - Kĩ năng tìm kiếm, xử lí thông tin về cá. - Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập. * Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng. - Trò chơi. - Hỏi – đáp. - Quan sát và thảo luện nhóm. - Tự nói với bản thân. B.Đồ dùng dạy học : sgk. C.Các hoạt động dạy học : 1.Ổn định : hát vui. 2.Ktbc : -Tiết trước học bài gì?cây gỗ. -GV hỏi : +Kể tên một số cây gỗ mà em biết ? +Trồng cây gỗ có lợi ích gì ? -Nhận xét ktbc. 3.Bài mới : a/Giới thiệu bài : - Ở gia đình hàng ngày mẹ thường cho các em ăn cơm với những loại thức ăn nào? - Em hãy kể những loại các mà mẹ các em hay làm cho các em ăn? - Khi ăn cơm với các hàng ngày giúp gì cho các em? Hôm nay chúng ta học TNXH bài: Con cá b/Các hoạt động : *Hoạt động 1 : -Chia lớp làm 6 nhóm : Các nhóm cùng quan sát tranh trang 52 và trả lời : +Cá sống ở đâu ? +Con cá có những bộ phận nào ? +Tại sao con cá luôn mở miệng ? +Tại sao nắp mang của con cá luôn mở ra rồi khép lại ? +Con cá bơi bằng bộ phận nào ? -GV nêu lại câu hỏi cho hs trả lời. @Cá có đầu, mình, đuôi, các vây. -Cá sống ở dưới nước : biển, ao, hồ … -Cá bơi bằng cách uốn mình và vẩy đuôi để di chuyển, cá sử dụng vây để giữ thăng bằng. -Cá thở bằng mang, khi há miệng thì nước chảy vào, khi ngậm miệng nước chảy qua các lá mang. Ôxi tan trong nước được đưa vào máu cá. *Hoạt động 2 : làm việc cá nhân. -GV nêu câu hỏi : hs trả lời. +Hãy kể tên các loài cá mà em biết ? +Làm cách nào để bắt được cá ? +Cá có lợi ích gì ? @Cá có nhiều lợi ích : làm thức ăn cho người. Thịt cá có nhiều chất đạm rất tốt cho xương phát triển. Nuôi cá để bán phát triển kinh tế. Khi ăn cá lưu ý để khỏi bị hóc xương, vì rất nguy hiểm. 4.Củng cố : -Hôm nay học bài gì ?Con cá. -Cá những bộ phận nào : +Nó sống ở đâu ? +Hãy kể tên một số loài cá mà em biết ? +Cá có lợi ích gì ? 5.Dặn dò : xem bài mới. -Nhận xét tiết học. -HS trả lời. -HS trả lời. HS trả lời. -HS nhắc lại. -Quan sát tranh, trả lời theo nhóm. -CN trả lời. -HS nghe. -CN trả lời. -HS nghe. -HS trả lời. -Cn trả lời. ================== Thứ năm ngày 06 tháng 03 năm 2014 Tiếng Việt VẦN: UÔI, ƯƠI (t1+2) ==================== Toán LUYỆN TẬP CHUNG. I- Mục tiêu: Giúp HS: - Biết cấu tạo số tròn chục, biết cộng , trừ số tròn chục - Biết giải toán có một phép cộng. II- Các hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS *)Giới thiệu bài HĐ1:HDHS làm các BT trong SGK. Bài 1: HDHS Viết theo mẫu.. HDHS đọc đề bài và làm bài,chữa bài. Bài 2: a,Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn. b, Viết các số theo thứ tự từ lớn đến bé. (GV củng cố cách so sánh 1 số tròn chục với số đã học: 13 và 30. Vì 13 và 30 có số chục khác nhau, 1 chục bé hơn 3 chục nên 13< 30). Bài 3:a) Đặt tính rồi tính GV lưu ý đặt cột dọc hàng phải thẳng hàng. Trừ từ phải qua trái. b) Tính nhẩm. -Tính nhẩm rồi viết kết quả vào sau dấu bằng. -Nhận xét gì về các số trong 3 phép tính trên? -Vị trí của chúng trong các phép tính như thế nào? Vì 50+20= 70 nên 70- 50= 20và 70- 20= 50. Đây là mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. “Phép trừ là phép tính ngược của phép cộng”. Bài 4: GVHDHS nêu bài toán và giải bài toán. Tóm tắt: Lớp 1A vẽ: 20 bức tranh. Lớp 1B vẽ : 30 bức tranh. Cả 2 lớp vẽ :.... bức tranh? Bài 5:Vẽ 3 điểm ở trong HTG. Vẽ 2 điểm ở ngoài HTG. Củng cố,dặn dò: - GV nhận xét. -Về nhà ôn bài và xem trước bài sau./. -HS thực hiện : Số 10 gồm 1 chục và 0 đơn vị. Số 18 gồm 1 chục và 8 đơn vị. Số 40 gồm 4 chục và 0 đơn vị. Số 70 gồm 7 chục và 0 đơn vị. a)9, 13, 30, 50. b)80,40,17,8. -Đặt tính theo cột dọc,thẳng cột. -HS làm bảng con và chữa bài. HS tính nhẩm và đọc kết qủa. 70+ 20= 90. 20 + 70= 90 Kết quả trong 2 phép tính này giống nhau. 50+20= 70 70- 50= 20 70- 20= 50 Kết quả trong các phép tính này. 50+20= 70 Ngược lại :70- 50= 20 70- 20= 50 -HS nêu đầu bài sau đó nêu lời giải và đáp số. Bài giải: Cả 2 lớp vẽ được số bức tranh là: 20+ 30= 50( bức tranh). Đáp số: 50 bức tranh 2HS thực hiện trên bảng. -Cả lớp theo dõi,bổ sung. ===================== Thủ công CẮT,DÁN HÌNH CHỮ NHẬT ( t 2 ) A.Mục tiêu : - Biết cách kẻ, cắt, dán hình chữ nhật - Kẻ, cắt, dán được hình chữ nhật. Có thể kẻ, cắt được hình chữ nhật theo cách đơn giản. Đường cắt tương đối thẳng. Hình dán tương đối phẳng Với HS khéo tay: - Kẻ và cắt, dán được hình chữ nhật theo hai cách. Đường cắt thẳng. Hình dán phẳng. - Có thể kẻ, cắt được thêm hình chữ nhật có kích thước khác nhau. B.Đồ dùng dạy học : bài mẫu,dụng cụ thủ công. C.Các hoạt động dạy học : 1.Ổn định : hát vui. 2.Ktbc : -GV kt chuẩn bị của hs. -Nhận xét. 3.Bài mới : a/GTB : Cắt,dán hình chữ nhật ( t2 ) b/HD hs thực hành : -GV nhắc lại : Vẽ 1 hình chữ nhật theo ý thích.Để tiết kiệm,ta dùng 2 cạnh có sẵn của tờ giấy.. -Cắt theo đường vẽ,ta được 1 hình chữ nhật. -Tô một ít hồ vào mặt sau và dán vào vở cho cân đối,phẳng,thẳng. c/HS thực hành : -Cho hs thực hành cắt,dán hình chữ nhật. -Nhắc nhở hs an toàn lao động và giữ vệ sinh lớp học. -GV qsát,giúp đỡ hs. 4.Củng cố : -Hôm nay học bài gì?Cắt,dán hình chữ nhật. -Gv chấm và nhận xét sản phẩm. Tuyên dương những sản phẩm đẹp. 5.Dặn dò : Chuẩn bị thước,bút,kéo,hồ,giấy. -Nậhn xét tiết học. …giấy,hồ,kéo,thước,bút. -HS nhắc lại. -HS nghe gv HD. -HS thực hành. -HS trả lời. -HS nghe. ========================= Thứ sáu ngày 07 tháng 03 năm 2014 Tiếng Việt VẦN: EO, ÊU (t1+2) ================ Toán KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 2 =================== Nha học đường PHƯƠNG PHÁP CHẢI RĂNG VÀ THỰC HÀNH I/ MỤC TIÊU: HS nắm vững và từng bước thực hành chải răng đúng phương pháp để phòng bệnh viêm nướu và sâu răng II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh dạy phương pháp chải răng Mẫu hàm – bàn chải III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/ Hoạt động 1: Hát và kiểm tra : Bài Lựa chọn và giữ gìn bàn chải -GV nêu câu hỏi theo nội dung bài đã học – HS trả lời - GV nhận xét 2/ Hoạt đđộng 2:Dạy bài mới: - Giới thiệu bài - ghi bảng - Khi nào em chải răng?( sau khi ăn và trước khi đi ngủ) - GV cho HS quan sát mô hình răng và HS nhận biết: hàm răng trên và dưới - chia làm 3 mặt: Mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai. - Chia hàm răng thành từng đoạn răng, mỗi đoạn bao gồm khoảng 2 – 3 cái răng - Hướng dẫn chải răng theo phương pháp sau: chải hàm trên trước, hàm dưới sau, Chải bên trái trước, bên phải sau a/ Hàm trên: Chải mặt ngoài và mặt trong: Cầm bàn chải với lông nghiêng sovới mặt ngoài răng (thường khoảng 30 – 45độ), vùa rung vừa đi xuốnghay lên mặt nhai của răng, mỗi vùng từ 6à10 lần b/ Hàm dưới: Cầm bàn chải, lông bàn chải hướng xuống dứơi cổ răng, đặtsong song với răng, kéo từ dưới lên trên, mỗi vùng từ 6 đến 10 lần c/ Mặt nhai: Cầm bàn chải thực hiện động tác đẩy tới kéo lui trên mỗi vùng từ 6 đến 10 lần ( gọi là động tác tới lui) 3/ Hoạt động 3 : Kiểm tra bài giảng: - Chải răng khi nào? - Chải mặt ngoài như thế nào? (Mặt trong, mặt nhai ?) - HS thực hành lại các động tác đã học 4/ Hoạt động 4: Củng cố Đọc thuộc lòng: Mẹ mua cho em một bàn chải xinh Cùng anh chị, em đánh răng một mình Đánh mặt ngoài, rồi đánh mặt trong Đánh hàm trên rồi đánh hàm dưới Đánh mặt nhai lui tới vài lần Em chải răng nên răng em trắng tinh ================ SINH HOẠT LỚP * ƯU ĐIỂM - Dạy học đúng chương trình tuần 25 - Duy trì tốt các nề nếp quy định - HS đi học đầy đủ - Thường xuyên chấm , chữa bài cho HS * TỒN TẠI : - Một số em chưa chú ý trong học tập, ngồi học còn nói chuyện riêng , - Một số em đọc , viết , tính toán chậm - * KẾ HOẠCH TUẦN 26 - Dạy học chương trình tuần 26 - Ôn tập và kiểm tra GHK II năm học 2013 - 2014 - Vệ sinh khang trang trường lớp - Luyện đọc, viết tính toán cho HS yếu kém - Duy trì tốt mọi nề nếp - Đảm bảo ANTH và ATGT - Vận động phụ huynh nạp các khoản đóng góp - Động viên phụ huynh đưa con đi học đúng giờ hơn - Khắc phục dần các tồn tại trên - Thường xuyên chấm , chữa bài cho HS

File đính kèm:

  • docGA 1 tuan 25 hong ha.doc
Giáo án liên quan