Giáo án lớp 1 tuần 23 – Năm học: 2013 - 2014

TUẦN 23

Buổi sáng

Tiết 2,3 Học vần

 BÀI 95 : OANH OACH

(Dạy lớp 1B)

I- Mục tiêu :

- Đọc được :oanh, oach, doanh trại, thu hoạch; từ và câu ứng dụng .

- Viết được: oanh, oach, doanh trại, thu hoạch.

- Luyện nói từ 2- 4 câu theo chủ đề : Nhà máy, cửa hàng, doanh trại .

II- Đồ dùng dạy - học

 GV: Tranh minh hoạ ND bài , tranh luyện nói

 HS : Bộ HVTH , bảng con

III- Hoạt động dạy - học

 Tiết1

 1 - Kiểm tra bài cũ : 5 phút

- Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở , ĐDHT của HS

- Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS đọc bài ở SGK (oang, oăng)

 GV đọc cho HS viết vào bảng con : oang, oăng, áo choàng, dài ngoẵng

 

doc32 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1336 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 1 tuần 23 – Năm học: 2013 - 2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ầm hỏi anh: Anh ơi, anh được gọi là tre, nhà mình được gọi là luỹ tre, vậy sao em tên là Măng? Anh khẽ bật cười: Khi nào lớn, em sẽ được gọi là Tre. Lúc bé, anh cũng là Măng mà. - Giáo viên hướng dẫn thêm cho học sinh yếu - Giáo viên nhận xét học sinh đọc bài Nhóm 3: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh viết khoanh tay mới toanh loạch xoạch bông hoa huệ trắng muốt hoa xoan thoang thoảng - Yêu cầu học sinh viết - Học sinh làm bài – giáo viên hướng dẫn thêm 3) Đánh giá kết quả - Nhóm trưởng báo cáo kết quả làm việc của các nhóm - Giáo viên nhận xét, tuyên dương cá nhân thực hiện tốt. 4) Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học Hoạt động tập thể VSCN – Bài 8: Phòng tránh bệnh ngoài da I. Mục tiêu 1.1 Kiến thức - Nêu được nguyên nhân gây ra bệnh ngoài da - Trình bày được vì sao việc tắm rửa thường xuyên có thể ngăn ngừa được các bệnh ngoài da. 1.2 Kỹ năng - Thường xuyên tắm, giặt bằng nước sạch - Phơi quần áo ở nơi khô ráo, thoáng mát và có ánh nắng mặt trời 1.3 Thái độ - Thích tắm, giặt thường xuyên II. Đồ dùng dạy – học - Bộ tranh VSCN số 10 (3 tranh) - Giấy trắng, cát, cốc nước. Phiếu giao việc III. Hoạt động dạy – học Hoạt động 1: Trò chơi “Tôi là ….” Mục tiêu: - Nêu được nguyên nhân gây ra bệnh ngoài da Đồ dùng: Bộ tranh VSCN số 10 Cách tiến hành: Bước 1- Giáo viên gợi ý để học sinh kể ra tên các con vật nhỏ có thể sống trên cơ thể các em. Ví dụ: bọ chét, rận, ghẻ, chấy … - Giáo viên hỏi: Nếu các con vật đó sống trên cơ thể các em các em sẽ có cảm giác như thế nào? – mẩn, ngứa ngáy khó chịu, mọc mụn … - Học sinh thảo luận: những con vật đó thích sống ở đâu? – thích ẩn náu trên cơ thể chúng ta, đặc biệt là những người không thích tắm và ít thay quần áo, chúng rất sợ nước sạch và xà phòng. Bước 2 – Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị chơi trơ chơi “Tôi là …”. Mỗi nhóm nhận tên một sinh vật sống trên da người và phát cho các em tranh vẽ tương ứng. Các nhóm bàn nhau giới thiệu về sinh vật đó.Ví dụ nhóm 1 chỉ vào tranh và nói tôi là con ghẻ, tôi tạo ra những mụn nước nhỏ trên người bạn Sơn vì bạn không thích tắm và ít thay quần áo. Bước 3- Đại diện các nhóm trình bày Hoạt động 2: Trò chơi “Làm thí nghiệm” Mục tiêu: Trình bày được vì sao việc tắm rửa thường xuyên có thể ngăn ngừa được các bệnh ngoài da. - Thích tắm, giặt thường xuyên Đồ dùng: Mỗi nhóm 2 tờ giấy trắng, một cốc nước và ít cát. Phiếu giao việc Cách tiến hành: Bước 1: Giáo chia nhóm, phát cho mỗi nhóm: 2 tờ giấy trắng, một cốc nước và ít cát. Phiếu giao việc Bước 2: Làm theo hướng dẫn của phiếu giao việc và giáo viên Phiếu làm thí nghiệm Nhóm …………… (Phòng tránh bệnh ngoài da) 1. Cách tiến hành: - Đem thấm nước một tờ giấy, tờ kia để nguyên - Rắc một ít cát lên cả hai tờ giấy - Rũ cả hai tờ giấy 2. Nhận xét, giải thích hiện tượng Sau khi rũ cả 2 tờ giấy Giải thích Rắc cát vào giấy ướt Rắc cát vào giấy khô Bước 3: Đại diện nhóm trình bày trước lớp Giáo viên kết luận: Những hạt cát dính trên tờ giấy giúp chúng ta liên hệ đến nhứnginh vật nhỏ bé, không nhìn thấy được bằng mắt thường có cơ hội ẩn náu trên da chúng ta, khi da chúng ta không sạch sẽ. - Cả lớp thảo luận: Muốn da khô ráo, sạch sẽ thường xuyên chúng ta phải làm gì? Vì sao tắm rửa thường xuyên có thể ngăn ngừa các bệnh ngoài da? * Thường xuyên tắm rửa, thay quần áo giữ cho da luôn sạch sẽ, khô ráo không có chỗ ẩn nấp cho các sinh vật gây bệnh ngoài da. Toán vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước I. Mục tiêu - Biết dùng thước có chia vạch từng cm để vẽ đoạn thẳng có độ dài dưới 10 cm. - Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ III. Hoạt động dạy – học Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5p) Giải bài toán theo tóm tắt sau: Có : 15 quyển vở Mua thêm : 4 quyển vở Có tất cả : … quyển vở - 1 học sinh làm bảng lớp, cả lớp làm vào giấy nháp - Giáo viên nhận xét, ghi điểm Hoạt động 2: Dạy - học bài mới (27p) 1, Hướng dẫn học sinh thực hiện các thao tác vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước Ví dụ: Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 4 cm - Đặt thước lên tờ giấy trắng, tay trái giữ thước, tay phải cầm bút chấm 1 điểm trùng với vạch 0, chấm 1 điểm trùng với vạch 4 - Dùng bút nối điểm 0 với điểm ở vạch 4 thẳng theo mép thước - Nhấc thước ra, viết điểm A bên điểm đầu, viết B bên điểm cuối của đoạn thẳng. Ta vẽ được đoạn thẳng AB có độ dài 4cm - Yêu cầu học sinh nhắc lại 2, Thực hành Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu: Vẽ đoạn thẳng có độ dài 5cm, 7 cm, 2 cm, 9 cm - Học sinh vẽ đoạn thẳng, sử dụng các chữ in hoa đặt tên đoạn thẳng - Giáo viên quan sat, giúp đỡ học sinh * Nghỉ giữa tiết Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu: giải bài toán theo tóm tắt sau - Học sinh đọc tóm tắt, nêu bài toán, tự giải - 1 học sinh làm bảng lớp, cả lớp làm bài vào giấy nháp - Cả lớp, giáo viên nhận xét, chữa bài Bài giải Cả hai đoạn thẳng có độ dài là: 5 + 3 = 8 (cm) Đáp số: 8 cm Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu: Vẽ đoạn thẳng AB, BC có độ dài nêu trong BT2 - Học sinh nhắc lại: đoạn thẳng AB dài 5 cm đoạn thẳng BC dài 3 cm - Giáo viên: đoạn thẳng AB và đoạn thẳng BC có điểm nào chung? - Học sinh vẽ - Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài theo nhóm 4 - Giáo viên chữa bài, nhận xét, khen ngợi các nhóm. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò (3p) - Học sinh vẽ độa thẳng dài 10 cm vào bảng con - Giáo viên nhận xét giờ học Học vần Bài 96: oat - oăt I. Mục tiêu - HS đọc được oat, oăt, họat hình, loắt choăt, các từ ngữ,câu ứng dụng. - HS viết được oat, oăt, họat hình, loắt choăt - Luyện nói từ 2- 4 câu theo chủ đề : Phim hoạt hình II. Đồ dùng dạy học - Bộ thực hành - Tranh minh hoạ, vật thật: quạt giấy, quả khô III. Hoạt động dạy - học 1. Kiểm tra bài cũ (5p) - Học sinh chơi trò chơi “ Tìm chữ bị mất” d…. trại kế h ….. đ …. đ ….. l … quanh l …. x …. ngã h……. mới t …… k … bánh -Học sinh đọc các từ trên bảng - Giáo viên nhận xét, ghi điểm. 2. Dạy - học bài mới Tiết 1 a, Giới thiệu bài b, Dạy vần oat * Nhận diện vần - Yêu cầu học sinh phân tích vần oat gồm o, a và t - Học sinh so sánh oat và oanh - Học sinh trả lời và ghép vần oat vào bảng cài * Đánh vần - Giáo viên phát âm mẫu: oat - Học sinh đánh vần: o-a-tờ-oat; cá nhân, nhóm, lớp. Giáo viên kết hợp chỉnh sửa cho học sinh * Tiếng và từ khoá - Học sinh ghép tiếng hoạt - Học sinh phân tích tiếng hoạt - Học sinh đánh vần: hờ-oat-hoat-nặng-hoạt. Giáo viên chỉnh sửa - Giáo viên giới thiệu từ khoá hoạt hình – qua tranh minh hoạ - Học sinh đánh vần, đọc trơn (cá nhân, nhóm, lớp) o-a-tờ-oat hờ-oat-hoat-nặng-hoạt hoạt hình - Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh oăt Quy trình tương tự - Vần oăt gồm: o, a và t - So sánh oăt và oat - Đánh vần và đọc trơn o-ă-tờ-oăt chờ-oăt-choăt-sắc-choắt loắt choắt * Nghỉ giữa tiết * Hướng dẫn viết - Giáo viên viết mẫu oat, hoạt hình, oăt, loắt choắt vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết. - Yêu cầu học sinh viết vào bảng con. Giáo viên bao quát và giúp đỡ các em trong quá trình viết - Học sinh giơ bảng con, giáo viên nhận xét, tuyên dương những học sinh viết đúng, đẹp. * Đọc từ ngữ ứng dụng - Giáo viên gọi 3 học sinh đọc từ ngữ ứng dụng. lưu loát chỗ ngoặt đoạt giải nhọn hoắt - Yêu cầu học sinh đọc tiếng ứng dụng theo cá nhân, nhóm, lớp. Giáo viên chỉnh sửa phát âm trong quá trình học sinh đọc. - Học sinh tìm tiếng chứa vần vừa học - Giáo viên giải thích một số từ ngữ ứng dụng - Giáo viên đọc mẫu - Học sinh đọc trơn từ ngữ ứng dụng. Tiết 2 * Luyện đọc (10p) - Yêu cầu học sinh đọc lại các vần, tiếng, từ ngữ đã đọc ở tiết 1 - Học sinh đọc theo hình thức nhóm, cá nhân, lớp. Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh Đọc câu ứng dụng - Gọi học sinh nhận xét về tranh minh hoạ câu ứng dụng Thoắt một cái, Sóc Bông đã leo lên ngọn cây. Đó là chú bé hoạt bát nhất của cánh rừng. - Yêu cầu học sinh đọc câu ứng dụng theo hình thức cá nhân, nhóm, lớp - Giáo viên kết hợp chỉnh sửa phát âm cho học sinh. Học sinh tìm tiếng chứa âm vừa học. - Giáo viên đọc mẫu câu ứng dụng - Gọi 2, 3 học sinh đọc câu ứng dụng - Giáo viên nhận xét * Luyện viết (10p) - Học sinh đọc các vần, từ cần viết: oat, hoạt hình, oăt, loắt choắt - Học sinh viết vào vở tập viết - Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh trong quá trình viết. * Nghỉ giữa tiết * Luyện nói (10p) - Giáo viên treo tranh minh hoạ - Gọi học sinh đọc tên bài luyện nói: Phim hoạt hình - Học sinh quan sát tranh, thảo luận nhóm 4 trả lời các câu hỏi: Em thấy cảnh gì trong tranh? Trong cảnh đó em thấy những gì? Những người trong cảnh, họ đang làm gì? Nói về bộ phim hoạt hình em đã xem? – Dành cho học sinh khá, giỏi - Học sinh trình bày trước lớp - Giáo viên nhận xét, khen ngợi 3. Củng cố, dặn dò - Giáo viên chỉ bảng học sinh đọc lại bài. - Học sinh thi tìm tiếng chứa vần vừa học - Dặn học sinh về nhà đọc bài lại bài Hoạt động tập thể Chủ đề: em yêu tổ quốc việt nam I. Mục tiêu - Học sinh biết truyền thống tốt dệp của quê hương như truyền thống chống giặc ngoại xâm, truyền thống hiếu học ... - Học sinh biết sưu tầm và hát các bài hát về mùa xuân II. Đồ dùng dạy học Tư liệu về truyền thống quê hương ; trò chơi dân gian ; bài hát về mùa xuân III Hoạt động dạy – học Hoạt động 1. Nghe kể về truyền thống quê hương (15p) - Giáo viên ổn định lớp, cả lớp hát tập thể. - Giáo viên kể cho học sinh nghe về truyền thống tiêu biểu của quê hương như truyền thống hiếu học, đoàn kết tương thân tương ái, truyền thống cần cù lao động, yêu quê hương đất nước ... - Học sinh lắng nghe các câu chuyện kể của giáo viên và thảo luận theo các câu hỏi : Để giữ gìn và phát huy truyền thống đó của quê hương, em phải làm gì ? - Học sinh nêu ý kiến – giáo viên nhận xét Hoạt động 2 : Hát về mùa xuân (15p) - Giáo viên giới thiệu các nhóm thi hát về mùa xuân - Các nhóm lần lượt lên biểu diễn bài hát của nhóm - Học sinh xem và cổ vũ - Giáo viên nhận xét Hoạt động 3 : Củng cố (5p) - Giáo viên nhận xét ý thức học tập của học sinh. - Tuyên dương nhóm học sinh tiêu biểu về múa hát mùa xuân. Giáo viên buổi 2 dạy

File đính kèm:

  • docgiao an lop 1A tuan.doc
Giáo án liên quan