Giáo án lớp 1 tuần 14 - Trường Tiểu học Bình Thuận

ĐẠO ĐỨC

BÀI 7: ĐI HỌC ĐỀU VÀ ĐÚNG GIỜ (2 tiết)

(GDKNS)

I. Mục tiêu:

Giúp học sinh:

- Nêu được thế nào là đi học đều và đúng giờ. Biết ích lợi của việc đi học đều và đúng giờ là giúp cho các em thực hiện tốt quyền được học tập của mình. Biết được nhiệm vụ của học sinh là phải đi học đều và đúng giờ. Biết các việc cần làm để đi học đều và đúng giờ.

- Có ý thức tự giác thực hiện việc đi học đều và đúng giờ.

- Biết nhắc nhở bạn bè đi học đều và đúng giờ (Yêu cầu mang tính nâng cao dành cho đối tượng HS khá, giỏi).

* GDKNS: Kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng quản lí thời gian.

II. Tài liệu và phương tiện:

1. - Giáo viên

 - Vở Bài tập Đạo đức1.

 - Tranh bài tập 1, bài tập 4 (phóng to)

2. Học sinh:

 - HS: Bút màu, giấy vẽ.

 - Vở BTĐĐ1

 - Thuộc bài hát “ Tới lớp , tới trường ” ( Hoàng Vân )

 

doc45 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1051 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 1 tuần 14 - Trường Tiểu học Bình Thuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc sinh thấy rõ : 2 số bé cộng lại được 1 số lớn. Nếu lấy số lớn trừ đi 1 số bé thì kết quả là 1 số bé còn lại -Tiến hành tương tự như trên với các phép tính : 9 – 2 = 7 9 – 7 = 2 9 – 3 = 6 9 – 6 = 3 9 – 4 = 5 9 – 5 = 4 Hoạt động 2 : Học thuộc công thức . -Cho học sinh học thuộc theo phương pháp xoá dần -Hỏi miệng : 9 – 2 = ; 9 – 5 = ? ; 9 - ? = 3 . Hoạt động 3 : Thực hành -Cho học sinh mở SGK. Bài 1: -Cho học sinh làm bài vào vở Bài tập toán -Lưu ý học sinh viết số thẳng cột . - Cho HS nhận xét kết quả phép trừ 9 9 = 0 và 9 – 0 = 9 Bài 2: -Yêu cầu học sinh nhẩm rồi ghi kết quả (cột 1, 2, 3). - Cho HS nhận xét để thấy được mố quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. Bài 3: - Yêu cầu học sinh nêu cách làm và làm bảng trên. -Hướng dẫn học sinh viết số thích hợp vào ô trống (chẳng hạn 9 gồm 7 và 2 nên viết 2 vào ô trống dưới 7 ) - Khuyến khích HS khá, giỏi làm thêm bảng dưới (Hướng dẫn học sinh tính rồi viết kết quả vào ô trống thích hợp .Chẳng hạn lấy 9 ở hàng đầu trừ 4 = 5, viết 5 vào ô trống ở hàng thứ 2, thẳng cột với 9; 5 + 2 = 7 nên viết 7 vào ô trống ở hàng thứ 3 thẳng cột với số 5). Bài 4: Yêu cầu HS quan sát tranh nêu bài toán rồi ghi phép tính phù đặt -Cho học sinh thảo luận để đặt đề toán và phép tính phù hợp nhất - Có 9 cái áo. Lấy đi 1 cái áo. Hỏi còn mấy cái áo ? TL: Còn 8 cái áo. TL: 9 bớt 1 còn 8 . TL: 9 trừ 1 bằng 8 -Học sinh lần lượt đọc lại : 9 – 1 = 8 TL: Còn 1 cái áo. TL: 9 bớt 8 còn 1 . TL: 9 trừ 8 bằng 1. -Học sinh lần lượt đọc lại : 9 – 8 = 1. -Học sinh lần lượt đọc cặp công thức : 9 – 1 = 8 ; 9 – 8 = 1. -Học sinh đọc đồng thanh , cá nhân. -Học sinh trả lời nhanh -Học sinh mở SGK , tự làm bài và chữa bài. Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu và cách làm bài. Học sinh tự làm bài và chữa bài. - 9 - 9 - 9 - 9 - 9 1 2 3 4 5 8 7 6 5 4 - 9 - 9 - 9 - 9 - 9 6 7 8 9 0 3 2 1 0 9 Bài 2: 3 HS làm bài trên bảng. Cả lớp làm vào SGK: 8 + 1 = 9 7 + 2 = 9 6 + 3 = 9 9 - 1 = 8 9 - 2 = 7 9 - 3 = 6 9 - 8 = 1 9 - 7 = 2 9 - 6 = 3 Bài 3: Học sinh nêu cách làm: sau đó thực hiện điền số thích hợp vào ô trống thích hợp trong SGK. 9 7 4 3 8 5 2 5 6 1 4 -4 +2 9 8 7 6 5 4 5 4 3 2 1 0 7 6 5 4 3 2 Bài 4: HS nêu bài toán. Nêu phép tính và điền vào ô trống. - Trong tổ có 9 con ong, bay đi hết 4 con ong. Hỏi trong tổ còn mấy con ong ? 9 – 4 = 5 Còn lại 5 con ong. -Học sinh viết vào bảng con. 9 - 4 = 5 4.Củng cố dặn dò : - Gọi 3 em đọc lại công thức trừ phạm vi 9. -Nhận xét tuyên dương học sinh hoạt động sôi nổi . - Dặn học sinh học thuộc lòng bảng cộng trừ và chuẩn bị bài hôm sau. ----------------------------------------------------- TỰ NHIÊN – Xà HỘI TUẦN 14 : TOÀN KHI Ở NHÀ (GDKN SỐNG) I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Kể được tên một số vật có trong nhà có thể gây đứt tay, chảy máu, gây bỏng, cháy. - Biết gọi người lớn khi có tai nạn xảy ra. - Nêu được cách xử lý đơn giản khi bị bỏng, bị đứt tay ... (Yêu cầu mang tính nâng cao dành cho HS khá giỏi). - GDKNS: Kĩ năng ra quyết định, kĩ năng tự bảo vệ; phát triển kĩ năng giao tiếp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Sưu tầm 1 số câu chuyện cụ thể về những tai nạn đã xãy ra đối với các em nhỏ. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra: Học sinh trả lời cá nhân theo các câu hỏi sau: H: Hôm trước các con học bài gì? H: Muốn cho nhà cửa gọn gàng em phải làm gì? H: Em hãy kể tên 1 số công việc em thường giúp gia đình 3. Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Khám phá: H: Những bạn nào thường ở nhà một mình ? H: Khi ở nhà, em thường gặp phải những khó khăn gì ? Nêu: Khi ở nhà một mình, các em có thể gặp phải một số khó khăn có thể dẫn đến nguy hiểm. vậy, chúng ta cần làm gì để đảm bảo an toàn khi ở nhà ? bài học “An toàn khi ở nhà” mà các em sẽ tìm hiểu hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi đó- Ghi tựa bài. 2. Kết nối Hoạt động 1: Quan sát hình ở sách giáo khoa (kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tự bảo vệ). Cách tiến hành: Cho HS quan sát theo từng dãy: - Dãy 1: Quan sát hình trong SGK trang 30, nêu những nguyên nhân có thể làm đứt tay, đứt chân. - Dãy 2: Quan sát hình trong SGK trang 31, nêu những nguyên nhân có thể làm ta bị bỏng. - Dãy 3: Quan sát hình em bé nghịch dây điện, nêu những nguyên nhân có thể làm ta bị điện giật. Kết luận: - Tai nạn có thể xảy ra bất ngờ và có thể xảy ra ở mọi nơi: trong bếp, phòng khách, phòng ngủ hoặc nơi vui chơi trên sàn nhà, ngoài sân, ngoài vườn. Hoạt động 2: Thảo luận cách phòng tránh đứt tay, chân, bỏng, điện giật (kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tự bảo vệ). Cách tiến hành: * Chia lớp thành 6 nhóm. - Nhóm 1 và 4: Nêu cách phòng tránh đứt tay, đứt chân. - Nhóm 2 và 5: Nêu cách phòng tránh bỏng. - Nhóm 3 và 6: Nêu cách phòng tránh điện giật. * Tổ chức cho các nhóm thảo luận và trình bày kết quả thảo luận. Kết luận: (Như phần ví dụ ở cột bên). 3. Thực hành: Hoạt động 3: Đóng vai, xử lí tình huống (kĩ năng ra quyết định, kĩ năng tự bảo vệ). Cách tiến hành: * Chia lớp thành 3 nhóm và giao cho mỗi nhóm 1 tình huống: + Nhóm 1: Nếu không may bị đứt tay, bạn sẽ làm gì ? + Nhóm 2: Bạn đi học về, nhìn thấy em bé đang chơi bật lửa, bạn sẽ làm gì ? + Nhóm 3: Tình cờ nhìn thấy dây điện bị hở, bạn sẽ làm gì ? - Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên đóng vai. Các nhóm khác nhận xét và nêu cách xử lí của nhóm mình. - GV kết luận các cách xử lí đúng. Kết luận chung: - Không được để đèn dầu hoặc các vật gây cháy khác trong màn hay để gần những đồ dùng dễ bắt lửa. - Nên tránh xa các vật và những nơi có thể gây bỏng và cháy. - Khi sử dụng các đồ dùng điện phải rất cẩn thận, không sờ vào phích cắm ổ điện. - Hãy tìm mọi cách để chạy xa nơi cháy. - Cần gọi điện thoại số 114 để đến cứu. Giảng thêm: các em còn nhỏ, do đó khi gặp những tình huống trên, cách tốt nhất là báo cho bố mẹ hoặc người lớn để họ giúp em xử lí như: băng bó vết đứt tay cho hợp vệ sinh, tránh nhiễm trùng và cầm máu nhanh; cất bao diêm tránh xa em bé; sửa hoặc thay dây điện thoại mới;... - HS giơ tay theo thực tế ơ gia đình. - Một vài HS phát biểu. - Các dãy làm việc theo sự phân công, sau đó cử đại diện báo cáo kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. VD: + Chúng ta có thể bị đứt tay, đứt chân khi dùng dao, kéo hay các vật sắc nhọn khác không cẩn thận hoặc do dẫm phải các mảnh vỡ của ly, chén, bát v.v. + Chúng ta có thể bị bỏng do lửa hoặc do nước sôi. + Chúng ta có thể bị điện giật nếu dụng cụ sử dụng điện trong nhà bị cũ, hở mạch điện. Các nhóm thảo luận theo yêu cầu của GV. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. VD: + Cách phòng tránh đứt tay: Không chơi các vật sắc nhọn như dao, kéo, các mảnh vỡ,... Dao kéo khi dùng xong phải cất cẩn thận vào nơi quy định, xa tầm tay với của các em bé. + Cách phòng tránh bỏng: Tránh xa diêm (bật lửa), lửa, nước nóng, bếp đang đun nấu,... Diêm, bật lửa, phích nước nóng,... cần được cất cẩn thận ở nơi quy định, xa tầm tay với của các em bé. + Cách phòng tránh điện giật: Không sờ vào phích cắm, ổ điện, dây dẫn, đề phòng chúng bị hở mạch điện. - Các nhóm thảo luận theo để chuẩn bị đóng vai. - Các nhóm đóng vai theo nhiệm vụ được phân công. Các nhóm khác nhận xét theo yêu cầu. - Một vài HS phát biểu. 4. Vận dụng: Dặn dò HS về nhà xác định một số vật có thể gây đứt tay, gây bỏng, vật có thể gây điện giật và cách phòng tránh. ---------------------------------------------------------- Thủ công Gấp các đoạn thẳng cách đều I. MỤC TIÊU : - Học sinh biết cách gấp các đoạn thẳng cách đều. - Học sinh gấp được các đoạn thẳng cách đều theo đường kẻ. Các nếp gấp có thể chưa thẳng, phẳng. Gấp được các đoạn thẳng cách đều, các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng (Yêu cầu mang tính nâng cao dành cho các học sinh khéo tay). - Hình thành lòng yêu thích môn học, lòng yêu lao động. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - GV : Mẫu gấp các nếp gấp cách đều.Quy trình các nếp gấp. - HS : Giấy màu, giấy nháp, bút chì, bút màu, hồ dán, khăn, vở. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : 1. Ổn định lớp: Hát tập thể. 2. Kiểm tra: Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh, nhận xét. 3. Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Ÿ Hoạt động 1 : Giới thiệu gấp đoạn thẳng cách đều. - Giáo viên cho học sinh quan sát mẫu gấp, nêu nhận xét. Ÿ Hoạt động 2 : Giới thiệu cách gấp Giáo viên hướng dẫn mẫu cách gấp. Ø Nếp thứ nhất: Giáo viên ghim tờ giấy màu lên bảng,giáo viên gấp mép giấy vào 1 ô theo đường dấu. Ø Nếp thứ hai: Giáo viên ghim lại tờ giấy,mặt màu ở phía ngoài để gấp nếp thứ hai,cách gấp như nếp một. Ø Nếp thứ ba: Giáo viên lật tờ giấy và ghim lại mẫu gấp lên bảng,gấp vào 1 ô như 2 nếp gấp trước. Ÿ Hoạt động 3 : Thực hành - Giáo viên nhắc lại cách gấp theo quy trình cho học sinh thực hiện. - Giáo viên theo dõi giúp đỡ các em gặp khó khăn trong học tập. Khuyến khích HS khéo tay cố gắng gấp tương đối thẳng và phẳng. - Hướng dẫn các em cách dán vào vở. - Học sinh quan sát mẫu, phát biểu, nhận xét. - Học sinh quan sát giáo viên làm mẫu và ghi nhớ thao tác làm. - Học sinh lắng nghe và nhắc lại. - Học sinh thực hành trên giấy nháp. Khi thành thạo thì gấp thêm giấy màu (HS khá, giỏi). - Trình bày sản phẩm vào vở. 4. Củng cố : - Gọi học sinh nêu lại cách gấp các đoạn thẳng cách đều, chú ý sản phẩm hoàn thành khi xếp lại phải chồng khít lên nhau. 5. Nhận xét – Dặn dò : - Nhận xét tinh thần,thái độ học tập và việc chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh. Kỹ năng gấp và đánh giá sản phẩm của học sinh. - Dặn HS chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết học sau. ----------------------------- SINH HOAÏT TAÄP THEÅ I. Muïc tieâu: - HS bieát ñöôïc nhöõng vieäc laøm ñöôïc vaø chöa laøm ñöôïc trong tuaàn 14. - HS bieát ñöôïc keá hoaïch hoaït ñoäng trong tuaàn 15. II. Tieán haønh sinh hoaït: 1. GV nhaän xeùt, ñaùnh giaù chung nhöõng vieäc HS ñaõ laøm, chöa laøm ñöôïc trong tuaàn: 2. Tuyeân döông, pheâ bình: 3. Phoå bieán Keá hoaïch hoaït ñoäng tuaàn 15: KÝ DUYỆT TỔ TRƯỞNG BAN GIÁM HIỆU

File đính kèm:

  • docTuần 14 (Chỉnh xong).doc
Giáo án liên quan