Tiếng Việt: Bài 39: au, âu (T1)
I.Mục tiêu:
HS đọc được: au, âu, cây cau, cái cầu. Đọc được từ, đoạn thơ ứng dụng: rau cải, lau sậy, châu chấu, sáo sậu.
“ Chào mào có áo màu nâu
Cứ màu ổi tới từ đâu bay về”
Viết được au, âu, cây cau, cái cầu.
Luyện nói từ 2- 3 câu theo chủ đề: “Bà cháu”
Giáo dục học sinh biết yêu quý ông bà cha mẹ .
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ như SGK .
III. Các hoạt động dạy học:
A, Bài cũ:
3tổ viết 3 từ: cái kéo, khéo léo, trái đào.
H đọc bài trong SGK
T kiểm tra vở BT TV HS làm ở nhà
T nhận xét bài cũ
16 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1211 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 1 tuần 10 - Trường Tiểu học Gio Phong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác âm vần đã học.
d²c
Toán Phép trừ trong phạm vi 4.
I. Mục tiêu : Giúp HS:
- Thuộc bảng trừ và biết làm tính trừtrong phạm vi 4.
- Biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
- Phát triển tư duy, tính nhanh nhẹn khi học toán.
II. Đồ dung dạy học:
Các mô hình vật thật phù hợp với các hình vẽ trong bài học.
III. Các hoạt động dạy- học:
Bài cũ:
H đặt tính và tính vào bảng con mỗi tổ 1 phép tính
2 + 1 3 – 1 1 + 1 2 – 1
T nhận xét ghi điểm.
B. Dạy-học bài mới.
1. Hoạt động 1: Giới thiệu phép trừ bảng trừ trong phạm vi 4
a. Bước 1: T giới thiệu lần lượt các phép trừ
4 – 1 = 3 4 – 2 = 2 4 – 3 = 1
Mỗi phép trừ thực hiện 3 bước.
Nêu bài toán
Trả lời câu hỏi bài toán
Lập phép tính thích hợp
b. Bước 2: Học thuộc công thức:
H đọc các công thức : lớp _ tổ_ cá nhân.
T che dần.
c. Bước 3: T đính sơ đồ ven lên bảng.
T? Có tất cả mấy chấm tròn ?
T? 3 chấm tròn thêm 1 chấm tròn tất cả có mấy chấm tròn?
T? Hãy nêu phép tính + ứng với hình vẽ náy? ( 3+ 1= 4, 1+ 3= 4)
T? Hãy nêu phép tính - ứng với hình vẽ này? ( 4 – 1= 3, 4 – 3 = 1)
T ghi bảng chỉ cho H thấy mới quan hệ giữa phép cộng và phép trừ
2. Hoạt động 2: Luyện tập:
a. Bước 1:
H nêu cách làm, làm và chữa bài 1
H thực hiện các phép tính theo từng cột.
T gọi H đọc từng cột ? so sánh các phép tính trong cột 3, 4
H: 2 phép trừ ngược lại phép cộng trên cùng.
b. Bước 2:
H nêu cách làm bài 2: tính theo cột dọc
H tự làm và đổi vở kiểm tra xem bạn viết kết quả thẳng cột dọc chưa.
c. Bước 3:
H quan sát tranh nêu bài toán : 3 em
H ghi phép tính
T chấm, chữa bài.
3. Hoạt động nối tiếp:
3H thi đọc cá nhân các phép trừ trong phạm vi 4
T nhận xét giờ học dặn H làm BT trong vở BT toán và học tuộc công thức trừ trong phạm vi 4.
d²c
Thứ năm Soạn:2/11/09 Giảng: 5/11/09
Tiếng Việt : Kiểm tra định kỳ giữa kỳ I (2 tiết)
Đề thi do nhà trường ra
Toán: Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết làm tính trừ trong phạm vi các số đã học.
- Biết biểu thị tình huống trong tranh bằng một phép tính thích hợp
- Phát triển tư duy nhanh nhẹn, chính xác khi học toán.
II. Các hoạt động dạy - học:
Bài cũ:
H mỗi tổ đặt tính và tính 1 phép tính vào bảng con:
3 – 1 4 – 2 4 – 1 4 – 3
T nhận xét ghi điểm
Luyện tập:
a. Bước 1:
H quan sát nêu cách làm bài 1 : TÍnh theo cột dọc
T? Các em lưu ý điều gì? ( viết thẳng cột)
H tự làm và chữa bài.
b. Bước 2:
H nêu cách làm bài 2 : Ghi số vào vòng tròn
H tính và ghi kết quả vào vòng tròn.
c. Bước 3:
Hướng dẫn H nêu cách làm bài 3: tính
T? Muốn tính dãy 2 phép trừ 3 – 1 – 1 ta làm như thế nào?
H: Lấy 3 – 1 được 2, lấy 2 – 1 được 1. Vậy 3 – 1 – 1 = 1
H: tự làm bài 3T gọi H đọc , H khác dò bài và nhận xét.
d. Bước 4:
H nêu cách so sánh 2 vế của phếp tính.
H chữa bài
e. Bước 5:
H quan sát tranh nêu bài toán.
H viết phép tính tương ứng
T gọi H đọc phép tính của mỗi bì
T chấm bài nhận xét.
3. Hoạt động nối tiếp:
T tổ chức cho H chơi đưa kết quả nhanh khi h đọc phép tính.
T nhận xeta điểm thi đua.
T nhận xét, dặn dò: Làm bài tập trong vở BT toán.
d²c
Thứ sáu Soạn:3/11/09 Giảng:6/11/09
Tiếng Việt: Bài 41: iêu, yêu (T1)
I.Mục tiêu:
HS đọc được: iêu, yêu, diều sáo, yêu quý. Đọc được từ, câu ứng dụng: buổi chiều, hiểu bài, yêu cầu, già yếu.
“ Tu hú kêu, báo hiệu mùa vải thiều đã về”
Viết được iêu, yêu, diều sáo, yêu quý.
Luyện nói 2- 4 câu theo chủ đề: “Bé tự giới thiệu”
Giáo dục học sinh tính mạnh dạn.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ như SGK và bộ đồ dùng TV.
III. Các hoạt động dạy học:
A, Bài cũ:
4 tổ viết 4 từ: líu lo, kêu gọi, lều vải
H đọc câu ứng dụng “Cây bưởi cây táo nhà bà sai trĩu quả”
T nhận xét bài cũ
B, Bài mới:
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài
T giới thiệu 2 vần iêu, yêu (T ghi bảng- H đọc)
2. Hoạt động 2: Dạy vần
a. Bước 1: Vần iêu
+ T? Vần iêu tạo bởi những âm nào? (i , ê, u)
T? Hãy so sánh iêu với iu?
H trả lời 3 em
+ H ghép vần nêu phân tích – đánh vần (CN-lớp)
+ Đánh vần tiếng: Hd HS dắt chữ d trước âm iêu và thanh sắc T? Ta có tiếng gì? (diều)
H phân tích – đánh vần (CN-nhóm-lớp)
+T giới thiệu tranh giới thiệu “diều sáo” T ghi bảng
T cho HS đọc: iêu - diều - diều sáo (5 em - lớp)
b. Bước 2: Dạy vần yêu ( tương tự vần iêu với yêu, yêu quý)
Lưu ý: Với vần yêu không có âm đầu
c. Bước 3: Hd HS viết
T viết mẫu nêu cách viết: iêu, yêu
H tập viết vào bảng con
T nhận xét chỉnh sửa sai cho HS
Hd HS viết: diều sáo, yêu quý
d. Bước 4: Đọc từ ngữ ứng dụng
H đọc các từ tìm tiếng có vần iêu, yêu
H đọc tiếng, từ (CN-lớp)
T giải thích từ: yêu cầu, hiểu bài
T đọc mẫu: buổi chiều, hiểu bài, yêu cầu, già yếu
d²c
Tiếng Việt: Bài 41: iêu, yêu (T2)
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Bước 1: Luyện đọc
+Luyện đọc vần ở tiết 1 (CN-nhóm-lớp)
+ Đọc câu ứng dụng:
Hd HS quan sát tranh và nhận xét: Tranh vẽ gì? (cây vải)
H đọc câu ứng dụng: CN-lớp
T theo dõi chỉnh sửa cách đọc cho H
T đọc mẫu: “Tu hú kêu báo hiệu mùa vải thiều đã đến”
3H đọc lại
b. Bước 2: Luyện viết:
Hd HS tập viết vào vở: iêu, yêu, sáo diều, yêu quý
T uốn nắn chỉnh sửa sai cho HS, hd cách ngồi đúng tư thế
c. Bước 3: Luyện nói:
3H đọc tên bài “Bé tự giới thiệu”
Hd HS quan sát và thảo luận
T? Tranh vẽ gì? Bạn nào đang tự giới thiệu?
T? Năm nay em lên mấy? Học lớp nào? Cô nào đang dạy em?
T?Nhà em ở đâu? Em có mấy anh chị em?
T? Em thích môn học nào nhất?
T? Em có biết hát, biết vẽ không? Hãy hát cho cả lớp nghe 1 bài?
T khuyến khích động viên H nói thành câu
d. Bước 4: H chơi tìm tiếng mới có vần iêu theo nhóm (2 nhóm chơi 1 lần)
H khác cổ động viên cho bạn
T nhận xét tính điểm thi đua
4. Hoạt động nối tiếp:
T chỉ cho H đọc lại toàn bài .
T nhận xét giờ học- dặn dò: làm BT trong VBT TV, đọc bài trong
d²c
Toán: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 5
I. Mục tiêu : Giúp học sinh:
- Thuộc bảng trừ trong phạm vi 5.
- Biết mói quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
- Học sinh yêu thích học toán.
II. Đồ dùng dạy-học:
Các mô hình vật thật phù hợp với các hình vẽ trong bài học.
III. Các hoạt động dạy- học:
Bài cũ:
H đặt tính và tính vào bảng con mỗi tổ 1 phép tính
4 – 2 4 – 3 4 – 1 3 – 2
T nhận xét ghi điểm.
B. Dạy_học bài mới.
1. Hoạt động 1: Giới thiệu phép trừ bảng trừ trong phạm vi 5
a. Bước 1: T giới thiệu lần lượt các phép trừ
5 – 1 = 4 5 – 4 = 1 5 – 2 = 3 5 – 3 = 2
Mỗi phép trừ thực hiện 3 bước.
Nêu bài toán
Trả lời câu hỏi bài toán
Lập phép tính thích hợp
b. Bước 2: Học thuộc công thức:
H đọc các công thức : lớp - tổ- cá nhân.
T che dần.
c. Bước 3: Nhận biết mqh giữa phép cộng và phép trừ.
T? Có tất cả mấy chấm tròn ?
T? 4 chấm tròn thêm 1 chấm tròn tất cả có mấy chấm tròn?
T? Hãy nêu phép tính + ứng với hình vẽ này? ( 4+ 1= 5, 1+ 4= 5)
T? Hãy nêu phép tính - ứng với hình vẽ này? ( 5 – 1= 4, 5 – 4 = 1)
T ghi bảng chỉ cho H thấy mới quan hệ giữa phép cộng và phép trừ
2. Hoạt động 2: Luyện tập:
a. Bước 1:
H nêu cách làm, làm và chữa bài 1,2
H thực hiện các phép tính theo từng cột.
T gọi H đọc từng cột ? so sánh các phép tính trong cột 3, 4
H: 2 phép trừ ngược lại phép cộng trên cùng.
b. Bước 2:
H nêu cách làm bài 3: tính theo cột dọc
H tự làm và đổi vở kiểm tra xem bạn viết kết quả thẳng cột dọc chưa.
c. Bước 3:
H quan sát tranh nêu bài toán theo nhóm, H nêu bài toán: 3 em
H tự ghi phép tính
T chấm, chữa bài: a, 5 – 2 = 3. b, 5 – 1 = 4.
3. Hoạt động nối tiếp:
3H thi đọc cá nhân các phép trừ trong phạm vi 4
T nhận xét giờ học dặn H làm BT trong vở BT toán và học thuộc công thức trừ trong phạm vi 5.
d²c
Thủ công: XÉ DÁN HÌNH CON GÀ (T1)
I. Mục tiêu:
Học sinh biết cách xé dán hình con gà.
Xé được hình con gà .Đường xé có thể bị răng cưa.Hình dán tương đối phẳng.Mỏ ,mắt, chân gà có thể dùng bút màu để vẽ.
Rèn đôi tay khéo léo và tính cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học:
Bài mẫu về xé dán hình con gà, có trang trí cảnh vật. Giấy nháp có kẻ ô. Giấy trắng làm nền. Bút chì, hồ dán, sáp màu…
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: HD học sinh quan sát.
T cho HS xem hình con gà đã xé dán và hỏi:
? Hình con gà có mấy phần? ( mình, đầu, đuôi, chân )
? Hình dáng của từng bộ phận?
? Mình, đầu, chân gà có màu gì?
H trả lời H khác bổ sung
2. Hoạt động 2: HD mẫu.
a. Bước 1: Xé hình đầu gà.
T vừa làm mẫu vừa nêu cách làm: Từ hình vuông có cạnh 5 ô, xé sửa giống hình đầu gà.
b. Bước 2: Xé mình gà.
T xé hình chữ nhật cạnh 8x10 ô, xé 4 góc tạo mình gà.
c. Bước 3: Xé đuôi gà.
T xé hình vuông cạnh 4 ô, xé hình tam giác bằng một nữa hình vuông đó.
d. Bước 4: Xé mỏ, chân và mắt gà.T xé mỏ là hình tam giác 1 ô, chân là hình tam giác cao 2 ô và đáy 0,5 ô, mắt hình tròn1ô.
3. Hoạt động 3. Thực hành.
HS thực hành xé dán trên giấy màu có kẻ ô – dán vào vở ô ly.
T theo dõi chỉnh sửa sai cho HS
4. Hoạt động nối tiếp:
T nhận xét giờ học và dặn HS Chuẩn bị đầy đủ giấy màu giờ sau tập xé dán hình con gà tiếp.
d²c
SINH HOẠT SAO
I. Mục tiêu:
- Giúp HS bước đầu làm quen với các bước của quy trình sinh hoạt sao.
- Tập 1 số bài hát trong quy trình sinh hoạt sao.
- Thấy được những nhược điểm của CN tổ, lớp
- Giáo dục HS yêu thích hoạt động ngoại khoá, có ý thức phấn đấu vươn lên.
II. Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt.
Quy trình sinh hoạt sao. Sân bãi bằng phẳng, sạch sẽ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. HD HS hát bài: “ Như có Bác trong ngày vui đại thắng”
H vừa hát vừa vừa vỗ tay đi thành 1vòng tròn lớn.
H đứng nghiêm đọc 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên và nhi đồng
2. T hát Bài: “Sao vui của em” HD HS đi theo 5 vòng tròn nhỏ. Cử sao trưởng, đặt tên sao.
HD HS điểm danh sao, KT VS cá nhân.
3. HS hát và vỗ tay bài: “ Năm cánh sao vui” đi thành 1 vòng tròn lớn.
T điều khiển học sinh hoạt sao theo chủ điểm: “ Em yêu trường em”
T nêu kế hoạch tuần 11:
- Tập tiết mục văn nghệ chào mừng ngày 20/11
- Thi đua chào mừng ngày 20/11
- Thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
- Thi giữ vở sạch, viết chữ đẹp, thực hiện tốt mọi nội quy của nhà trường.
- Giúp đỡ bạn học yếu, nghèo trong lớp: Hào, Hậu, Lan Phương, Thắng...
d²²²²c
File đính kèm:
- TUAN 10(3).doc