Học vần
BÀI 10: O - C
I. Mục tiêu
- Học sinh đọc được : o, c, bò , cỏ ; từ và câu ứng dụng .
- Viết được : o, c, bò ,cỏ .
- Luyện nói từ 1-3 câu theo chủ đề : vó bè .
II. Đồ dùng dạy học
Tranh minh họa , BĐ dùng HV
III. Các hoạt động dạy - học
1. Kiểm tra bài cũ (5p)
- HS viết bảng con : lê , hè .
- Gọi h/s đọc bài ở SGK.
- chGV nhận xét.
16 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1247 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 1 năm học 2013- 2014 tuần 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên bảng theo khung chữ: lò cò, vơ cỏ vừa viết hướng dẫn quy trình viết.
- HS viết vào bảng con: lò cò, vơ cỏ. GV uốn nắn, sửa sai.
Tiết 2
C. Luyện tập
* Luyện đọc: 10P
- Luyện đọc lại bài ở tiết 1(ở bảng ôn; từ ngữ ứng dụng). GV nhận xét, sửa sai.
HS quan sát tranh, thảo luận theo câu hỏi gợi ý, nêu câu ứng dụng:
Bé đã vẽ gì?(Bé vẽ cô, bé vẽ cờ). HS đọc cá nhân - đồng thanh.
Luyện đọc trơn: đọc trong SGK. Gọi HS đọc lại.
* Luyện viết: 8P
- GV hướng dẫn HS viết vào vở tập viết; nhắc nhở cách cầm bút, ngồi viết đúng tư thế.
Nghỉ giữa tiết
* Kể chuyện: 12P Mèo dạy hổ.
- GV kể chuyện- HS lắng nghe- Cho HS quan sát tranh.
- HS luyện kể theo nhóm 4 . Gọi đại diện nhóm kể trước lớp.
Tranh 1: Hổ xin mèo truyền cho võ nghệ, mèo nhận lời.
Tranh 2: Hằng ngày hổ đến lớp học tập chuyên cần.
Tranh 3: Một lần hổ phục sẵn, khi thấy mèo đi qua, nó liền nhảy ra vồ mèo rồi đuổi theo định ăn thịt.
Tranh 4: Nhân lúc hổ sơ ý, mèo nhảy tót lên cây cao, hổ đứng dưới đất đành bất lực.
ý nghĩa: Hổ là con vật vô ơn, đáng khinh bỉ.
4. Củng cố- dặn dò : 5P Cho HS đọc lại bảng ôn.
HS tìm chữ và tiếng vừa học
Về nhà học bài, tập kể lại chuyện , xem trước bài sau.
_______________________________________________________________________
Thứ 6 ngày 21 tháng 9 năm 2012
Học vần
Bài 12: i - a
I. Mục tiêu:
- Đọc được: i, a, bi, cá; từ và câu ứng dụng.
- Viết được: i, a, bi, cá.
- Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: Lá cờ.
II) Đồ Dùng dạy học:
- Bộ chữ dạy vần; tranh minh hoạ.
III). Hoạt động dạy và học: Tiết 1.
1. Bài cũ: 5P Gọi HS đọc: lò cò, vơ cỏ. HS khác đọc: bé vẽ cô.
HS viết vào bảng con: lò cò, vơ cỏ.
2 Bài mới:
a, Giới thiệu bài : 2P
Hôm qua chúng ta đã ôn tập các âm và chữ đã học, hom nây chúng ta học sang bài mới: bài 12: i – a. Giáo viên ghi bảng và đọc lại sau đó yêu cầu học sinh đọc theo giáo viên.
b, Dạy chữ ghi âm 28P i
* Nhận diện chữ
Giáo viên viết lại chữ i trên bảng và nói: chữ i gồm một nét xiên trái và một nét móc ngược, phía trên có dấu chấm.
* Phát âm và đánh vần
Phát âm:
- Giáo viên phát âm mẫu: i
- Học sinh phát âm theo giáo viên
- Gọi học sinh phát âm theo hình thức cá nhân, nhóm, lớp. Giáo viên chỉnh sửa cho những học sinh phát âm sai.
Đánh vần:
- Giáo viên viết bảng tiếng: bi
- Gọi học sinh nhận xét vị trí hai con chữ trong tiếng bi: b đứng trước, i đứng sau.
- Gọi học sinh đánh vần theo hình thức: cá nhân, nhóm, lớp. Giáo viên giúp đỡ thêm những học sinh trung bình, yếu.
* Hướng dẫn viết chữ
- Giáo viên viết mẫu chữ i lên bảng và hướng dẫn học sinh qui trình viết. Lưu ý độ cao chữ i là 2 ô li, gồm một nét xiên trái, một nét móc hai đầu và dấu chấm trên chữ i.
- Yêu cầu học sinh viết vào bảng con. Giáo viên quan sát giúp đỡ thêm.
- Học sinh giơ bảng lên. Giáo viên kiểm tra và nhận xét, tuyên dương những học sinh viết đẹp.
Hướng dẫn viết tiếng
- Giáo viên viết mẫu trên bảng lớp. Lưu ý học sinh nối giữa b và i.
- Yêu cầu học sinh viết vào bảng con, giáo viên giúp đỡ thêm.
- Học sinh giơ bảng, giáo viên nhận xét và chữa lỗi.
a
* Nhận diện chữ: (tương tự)
- Giáo viên viết chữ a lên bảng và nói: chữ a một nét cong hở phải và một nét móc ngược.
Học sinh so sánh chữ a và chữ i
Giống nhau: đều có nét móc ngược
Khác nhau: a có thêm nét cong
Nghỉ giữa tiết
* Đọc tiếng và từ ngữ ứng dụng
- Giáo viên viết lên bảng các tiếng
bi vi li
ba va la
bi ve ba lô
- Giáo viên đọc, học sinh lắng nghe.
- Gọi học sinh đọc theo nhóm, lớp, cá nhân và giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh.
Tiết 2
c, Luyện tập
* Luyện đọc : 10P
- Học sinh đọc lại các âm, tiếng, từ ngữ đã học ở tiết 1
i a
bi cá
bi cá
bi vi li
ba va la
bi ve ba lô
* Đọc câu ứng dụng
bé hà có vở ô li
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh minh hoạ và thảo luận nhóm đôi về nội dung tranh: tranh vẽ những gì?
- Gọi học sinh trả lời. Giáo viên nhận xét: tranh vẽ hai chị em đang nói chuyện, em bé mang vở ra khoe với chị của mình.
- Gọi học sinh đọc câu ứng dụng: bé hà có vở ô li
- Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh.
- Giáo viên đọc câu ứng dụng. Học sinh lắng nghe và ghi nhớ
- Gọi 3 học sinh đọc lại câu ứng dụng
* Luyện viết (10p)
Học sinh tập viết: i a bi cá vào vở tập viết. Giáo viên bao quát, giúp đỡ học sinh trong quá trình viết.
Nghỉ giữa tiết
* Luyện nói (10p)
- Gọi học sinh đọc tên bài luyện nói: lá cờ
- Giáo viên đặt câu hỏi khai thác nội dung bài luyện nói theo tranh minh hoạ:
Trong tranh minh hoạ có vẽ mấy lá cờ? – có 3 lá cờ
Lá cờ tổ quốc như thế nào, em hãy miêu tả lại? – cờ tổ quốc hình chữ nhật, có nền màu đỏ, ở giữa có sao vàng.
Lá cờ hội có màu gì? – màu xanh lá cây, xanh biển, màu đỏ và màu vàng.
Lá cờ đội có nền màu gì? ở giữa lá cờ có hình gì? – có nến màu đỏ, ở giữa có búp măng non, có ngôi sao nhỏ màu vàng.
3. Củng cố- dặn dò : Hỏi : Vừa rồi chúng ta học âm gì? Tiếng gì?
- Trò chơi: Thi tìm tiếng có âm vừa học(trong SGK, báo, nơi khác).
Về nhà học bài, xem trước bài sau.
________________________________
Tự nhiên xã hội
Tiết 3: nhận biết các vật xung quanh
I)Mục tiêu:
- Hiểu được mắt, mũi, tai, lưỡi, tay là các bộ phận giúp ta nhận biết được các vật xung quanh.
- HS khá giỏi nêu được ví dụ về những khó khăn trong cuộc sống của người có một giác quan bị hỏng.
GDKNS: Kĩ năng tự nhận thức: Tự nhận xét về các giác quan của mình.
Kĩ năng giao tiếp: thể hiện sự cảm thông với những người thiếu giác quan.
II) Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong SGK
III) Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: 3P
Hằng ngày chúng ta phải làm gì để cơ thể phát triển tốt?
GVnhận. xét, bổ sung.
2- Bài mới:
a- Giới thiệu: 5P Chơi trò chơi: “ Nhận biết các vật xung quanh”.
- Cách tiến hành: gọi 2- 3 em dùng khăn che mắt và đặt vào tay người bị che mắt một số vật để người đó đoán xem đó là cái gì. Ai đoán đúng là người thắng cuộc.
- GV nêu: Ngoài sử dụng mắt để nhận biết các vật xung quanh, chúng ta còn có thể dùng các bộ phận khác của cơ thể để nhận biết các vật xung quanh.
b, Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận nhóm (10p)
Cách tiến hành:
Bước 1: Giáo viên phân nhóm, mỗi nhóm 4 học sinh
- Quan sát và nói về hình dáng, màu sắc, sự nóng lạnh, trơn hay sần sùi của các hình trong sgk hoặc vật thật.
- Học sinh thực hiện
Bước 2: Học sinh trình bày kết quả thảo luận
- Gọi nhóm khác nhận xét
- Giáo viên nhận xét, khen ngợi
c, Hoạt động 2: 15P Thảo luận theo nhóm 2
Cách tiến hành:
Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi thảo luận nhóm
? Nhờ đâu mà bạn biết màu sắc của một vật?
? Nhờ đâu mà bạn biết hình dáng của một vật?
? Nhờ đâu mà bạn biết mùi của một vật?
? Nhờ đâu mag bạn biết được vị của thức ăn?
? Nhờ đâu bạn nhận ra tiếng chim hót, chó sủa?
Học sinh đặt câu hỏi và trả lời
Bước 2: Giáo viên cho học sinh xung phong đặt câu hỏi và chỉ định học sinh trả lời. Nếu bạn đó trả lời đúng thì có quyền đặt câu hỏi cho học sinh khác.
- Giáo viên nhận xét
- Giáo viên đặt câu hỏi:
? Điều gì xảy ra nếu mắt chúng ta bị hỏng? -không nhìn thấy mọi vật.
? Điều gì xảy ra nếu tai bị điếc? - không nghe được.
Đối với những người bị thiếu đi một số giác quan chúng ta cần có thái độ gì? (cảm thông)
Giáo viên kết luận: Nhờ có mắt, mũi, tai, lưỡi, da mà chúng ta nhận biết được các vật xung quanh. Nếu một trong các giác quan đó bị hỏng chúng ta sẽ không biết đầy đủ các vật xung quanh. Vì vậy chúng ta cần bảo vệ và giữ gìn an toàn cho các giác quan của chúng ta.
3. Củng cố- dặn dò : 3P Hỏi: Nhờ đâu ta biết được các vật xung quanh?
Về nhà học bài, xem trước bài sau.
__________________________________
Sinh hoạt lớp
Sinh hoạt cuối tuần
I. Mục tiêu
- Nhận xét tình hình tuần thứ 3, phổ biển kế hoạch tuần thứ 4
- Học sinh có ý thức tham dự tiết sinh hoạt lớp
II. Các bước tiến hành
1. ổn định tổ chức (2p)
Giáo viên cho học sinh hát một số bài hát tập thể
2. Nội dung
a, Giáo viên nhận xét tình hình tuần qua (15p)
Ưu điểm: đi học chuyên cần, nhiều bạn có cố gắng thực hiện qui định của trường, lớp, ngoan ngoãn vâng lời thầy cô, chăm phát biểu xây dựng bài.
Nhược điểm: Thực hiện đồng phục chưa đúng qui định, một số bạn quên mặc áo trắng vào thứ 5. Giờ ra chơi cón chạy nhảy xô đảy nhau.
b, Giáo viên phổ biến kế hoạch tuần tới (15p)
Phát huy những ưu điểm, khắc phục nhược điểm
- Học bài cũ trước khi đén lớp
- Tích cực luyện viết ở nhà
- Mang trang phục đúng qui định
- Vệ sinh trực nhật tự giác hơn.
- Đọc cần to, rõ ràng hơn.
3. Kết thúc (3p)
Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “ Diệt các con vât có hại”
GV nhận xét giờ Sinh hoạt lớp.
Đạo đức
Bài 2: gọn gàng, sạch sẽ (tiết 1)
I Mục tiêu
- HS nêu được một số biểu hiện cụ thể về ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
- Biết ích lợi của việc ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
- Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, đầu tốc quần áo gọn gàng, sạch sẽ.
- HS khá gioi biết phân biệt ăn mặc gọn gàng sạch sẽ và ăn mặc chưa gọn gàng, sạch sẽ.
II. Đồ dùng dạy học:
VBT Đạo đức 1- Tranh trong SGK
III. Hoạt động dạy học
I- Kiểm tra : 2 phút
GV kiểm tra sự chẩn bị cưa HS
II- Bài mới :
1. Giới thiệu bài : 1 phút
2. Hướng dẫn HS thảo luận 5 phút
HS tìm và nêu tên bạn trong lớp hôm nay có đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ.
Hỏi : Vì sao em cho bạn đó là gọn gàng, sạch sẽ ?
HS nhận xét về đầu tóc, quần áo của bạn
3. HS làm bài tập 1 10 phút
GV giải thích yêu cầu bài tập 1. HS làm việc cá nhân và trình bày kết quả
GV yêu cầu HS giải thích tại sao và nêu cần sửa nh thế nào cho gọn gàng, sạch sẽ
- áo bẩn: Giặt sạch
- áo rách: Đưa mẹ vá
- Cài cúc áo lệch: Cài lại cho ngay ngắn
- Đầu tóc bù xù: Chải lại tóc....
Nghỉ giữa tiết : 5 phút
4. HS làm bài tập 2 10 phút
Yêu cầu HS chọn 1 bộ quần áo đi học cho bạn nam và 1 bộ cho bạn nử rồi nối bộ quần áo đã chon cho bạn trong tranh. Sau khi làm xong cho HS trình bày sự lựa chọn của mình.
GV kết luận : Quần áo đi học cần phẳng phiu, lành lặn, sạch sẽ, gọn gàng. Khộng mặc quần áo nhàu nát....
5. Củng cố , dặn dò. 2phút
- GV nhắc HS ghi nhớ và thực hiện tốt nội dung bài.
- GV nhận xét chung tiết học
File đính kèm:
- LOP 1 TUAN 3.doc