DẤU HUYỀN, DẤU NGÃ
I. Mục tiêu:
- HS nhận biết được dấu huyền và thanh huyền, dấu ngã và thanh ngã.
- Đọc được: Bè, bẽ
- Trả lời 1 - 3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong sách giáo khoa.
II. Đồ dùng dạy học:
Bộ chữ -Tranh minh hoạ, dấu mẫu( ),(~)
13 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1031 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 1 năm học 2013- 2014 tuần 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số 5 vào bảng con.
GV theo dõi, nhận xét, sửa sai
* GVchỉ vào hình vẽ các cột ô vuông hướng dẫn HS đếm từ 1đ 5 và ngược lại.(1- 2- 3- 4- 5; 5- 4 -3- 2- 1). HS viết số còn thiếu vào ô Ê.
Nghỉ giữa tiết
Hoạt động 2: 15P Thực hành luyện tập.
Bài 1: HS nêu yêu cầu bài tập và viết số 4, số 5 vào vở
Bài 2: GV hướng dẫn HS nêu yêu cầu: Viết số thích hợp vào Ê
- Gọi HS đọc các dãy số: 1, 2, 3, 4, 5
5, 4, 3, 2,1
Bài 3: Gv hướng dẫn HS cách xem hình từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.
GV hướng dẫn HS nêu yêu cầu sau đó tiến hành làm.
- Y/c HS đếm và ghi số vào vở
- Gọi HS đọc kết quả:5 3 4 2
3 1 5 4
Bài 4: Dành cho HS khá, giỏi: Tổ chức dưới hình thức chơi. Chia lớp thành 3 đội. Các HS cùng nối trong phiếu BT. HS nào xong thì giơ tay.
Sau 2 phút tổ nào có nhiều cánh tay giơ lên đội đó thắng cuộc.- GV theo dõi hướng dẫn thêm, kết hợp chữa bài.
3. Củng cố: 5P Hôm nay ta học bài gì? HS đếm từ 1 đ 5; từ 5đ 4.
Tìm vật có số liên quan đến số 4, 5.
Gv nhận xét giờ học.
_______________________________
Học vần
Bài 7 : ê- V
I Mục tiêu:
- Đọc được: ê- v, bê, ve; từ và câu ứng dụng.
- Viết được: ê- v, bê, ve , viết được 1/2 số dòng quy định trong vở tập viết.
- Luyện nói từ 1- 3 câu theo chủ đề : bế, bé.
II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ trong SGK
III. Hoạt động dạy học :
Tiết 1
1Bài cũ : 5P Gọi HS đọc: Be, bè, bé, bẻ, bẽ, bẹ, be bé.
HS viết vào bảng con: bẽ, bé.
GV nhận xét.
2 Bài mới:
a Giới thiệu bài 2P
- HS quan sát 2 bức tranh đầu bài SGK, trả lời: Các bức tranh này vẽ gì?(bê, ve). Trong tiếng này có âm nào đã học?(b,e) GV giới thiệu âm ê, v và ghi bảng.
HS đọc theo GV: ê - v. Cá nhân - đồng thanh.
b Dạy chữ ghi âm: 28P
a ) Chữ ê :
* Bước 1: Nhận diện chữ ( phân tích) : 3 phút
-GVđính lên bảng chữ ê ( viết thường ), HS tập nhận diện , so sánh với chữ e
- GVchốt lại : Chữ ê gồm một nét thắt và một nét phụ
* Bước2: Tập phát âm và đánh vần tiếng mới : 4 phút
- GV phát âm cho HS quan sát rồi HS phát âm theo
- HS ghép tiếng " bê " , đánh vần "bờ- ê- bê "
- HS luyện tập phát âm và đánh vần nhiều lần ( cá nhân , nhóm ). GVcùng HS phát hiện lỗi và chữa lỗi
Nghỉ giữa tiết :
* Bước 3: Viết chữ vào bảng con :
- GVviết mẫu lên khung chữ trên bảng lớp hoặc lên dòng kẻ : ê , v, bê, ve
- HS nêu lại cách viết
- HS tập viết vào bảng con , GVgiúp đỡ HS còn lúng túng đồng thời kiểm tra , sửa sai
Lưu ý : Chữ v gồm một nét móc hai đầu và một nét thắt nhỏ. Cho HS so sánh v với b
Tiết 2
3. Luyện tập
a ) Luyện đọc : 8 phút
- Luyện đọc lại các âm , vần ở tiết 1 : + Kết hợp đọc ở bảng , ở SGK
+ Kết hợp phân tích tiếng khoá
+ Kết hợp đọc cá nhân , nhóm , dãy
- Đọc câu ứng dụng : bé vẽ bê
b ) Luyện viết : 10 phút
GV hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết : ê , v , bê , ve
- Nêu ND , YC luyện viết
- Lưu ý kĩ thuật , khoảng cách , số dòng , tư thế ngồi viết
- HS viết bài , GV theo dõi , uốn nắn kết hợp chấm bài tại chỗ
Nghỉ giữa tiết : 5 phút
c ) Luyện nói : 7 phút
HS quan sát tổng thể tranh , đọc tên bài luyện nói
HS luyện nói tự nhiên theo nhóm 2; GV gợi ý cho học sinh lúng túng. Yêu cầu HS nói được 1- 3 câu; khuyến khích HS khá, giỏi nói nhiều hơn
- Bức tranh vẽ gì ? (mẹ bế bé)
- Ai đang bế em bé ? (mẹ)
- Nét mặt em bé như thế nào ? (vui sướng)
* Mẹ thường làm gì khi bế em bé ? (nói chuyện, cười với bé)
4. Củng cố , dặn dò : 5 phút
Trò chơi : Thi ghép chữ , thi tìm tiếng chứa âm vừa học
GV nhận xét chung tiết học ,tuyên dương tinh thần học tập của HS
__________________________________________________________________
Thứ 6 ngày 20 tháng 9 năm 2013
Tập viết
Bài 1: Tô các nét cơ bản
I. Mục tiêu:
- Tô được các nét cơ bản theo vở tập viết .
- HS khá, giỏi có thể viết được các nét cơ bản.
II Đồ dùng dạy học:
Bảng kẻ ô, bài viết mẫu.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Khởi động: 5P
- HS nêu tên các nét cơ bản.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu: 1P ghi mục bài
b. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết: 12P
* GV lần lượt viết ở bảng lớp các nét cơ bản kết hợp hướng dẫn cách viết.
HS theo dõi đọc tên các nét cơ bản.
GV cho HS luyện các nét cơ bản vào bảng con.
GV theo dõi uốn nắn, sửa sai
Nghỉ giữa tiết: 3P
Hoạt động 2: HS tập tô ở vở 12P
GV nhắc nhở cách ngồi, để vở, cách cầm bút.
HS tập tô- GV theo dõi, uốn nắn.
GV sửa lỗi sai cho HS.
5. Củng cố: 3P Nhận xét bài làm của HS.
Về nhà luyện viết thêm.
Tập viết
Bài 2: Tập tô: e, b, bé.
I Mục tiêu:
- Tô và viết được các chữ : e, b bé theo vở tập viết.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bài viết mẫu; chữ mẫu e, b
III . Hoạt động dạy và học:
1. Khởi động: 2P
GV gắn các âm, tiếng: e, b bé
Gọi 2 HS đọc
2. Bài mới:
a. Giới thiệu - ghi mục bài: 2P
b Các hoạt động
HĐ1: Quan sát nhận xét: 5P
*GV gắn chữ mẫu e- Cho HS nhận xét:
- Chữ e gồm nét gì? Cao mấy li?
- Chữ b gồm mấy nét? Là những nét nào? Cao mấy li? Rộng mấy li? (2 nét: nét khuyết trên và nét thắt, cao 5 li, rộng 2 li). Chữ bé gồm mấy chữ cái?(2) Là những chữ nào?( b, e, dấu sắc)
HĐ2: Luyện viết: 7P
GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn quy trình viết chữ e, b, bé( chú ý điểm đặt bút, điểm dừng bút)
GV cho HS luyện viết chữ e, b, bé vào bảng con.
GV theo dõi uốn nắn, sửa sai
Nghỉ giữa tiết: 3P
HĐ3: HS tập tô ở vở: 12P
GV nhắc nhở cách ngồi, để vở, cách cầm bút.
HS tập tô- GV theo dõi, uốn nắn.
GV sửa lỗi cho HS
5. Củng cố: 2P Nhận xét bài làm của HS
Về nhà luyện viết thêm.
_______________________________
Tự nhiên xã hội
Tiết 2: chúng ta đang lớn
I. Mục tiêu:
- Nhận ra sự thay đổi của bản thân về số đo chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết của bản thân.
- HS khá giỏi nêu được ví dụ cụ thể sự thay đổi của bản thân về số đo chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết.
II. Đồ dùng dạy học: - Các hình trong SGK
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: 5P
Chơi trò chơi:“Vật tay” theo nhóm - mỗi nhóm 4 em để tìm ra người khỏe nhất .
2. Bài mới:
a- GV Giới thiệu: 2P
- Các em tuổi cùng nhau nhưng có người khoẻ hơn, có người cao hơn , có người thấp hơn. Bài học hôm nay... - Ghi mục bài .
b. Các hoạt động:
HĐ1: 10P Làm việc với SGK
HS thảo luận N2- Nói với nhau những gì em quan sát được- GV gợi ý câu hỏi:
- Những hình ảnh nào cho biết sự lớn lên của em bé từ lúc nằm ngửa đến lúc biết đi, biết nói, biết chơi với bạn? Bạn này đang làm gì? Các bạn đó muốn biết điều gì?
Gọi đại diện nhóm trình bày- Lớp nhận xét – GV bổ sung , kết luận:
- Trẻ em sau khi ra đời sẽ lớn lên hàng ngày hàng tháng về cân nặng, chiều cao về các hoạt động vận động, biết lẫy, biết ngồi, biết đi...trí tuệ phát triển.
Nghỉ giữa tiết
HĐ2: 8P Thực hành theo nhóm nhỏ.
- MT: So sánh sự lớn lên của bản thân với các bạn cùng lớp và nhận xét về sức lớn.
- GV chia mỗi nhóm 2 cặp lần lượt từng cặp áp sát lưng, đo xem ai cao hơn, tay ai dài hơn , vòng ngực, vòng đầu ai to hơn?
- Cho HS trình bày trước lớp và nêu thắc mắc .
- GVkết luận: Sự lớn lên của các em có thể giống nhau hoặc khác nhau, các em cần chú ý ăn uống điều độ, giữ gìn sức khoẻ, không ốm đau sẽ lớn nhanh hơn.
HĐ3: 8P Vẽ các bạn trong nhóm.
- Hướng dẫn HS làm bài tập ở vở bài tập – GV theo dõi hướng dẫn thêm.
5. Củng cố: 2P Hằng ngày chúng ta phải làm gì để cơ thể phát triển tốt?
Dặn dò: Biết rèn luyện thân thể
__________________________________
Sinh hoạt lớp
Sinh hoạt cuối tuần
I. Mục tiêu :
- HS biết điểm những ưu khuyết điểm của tuần qua, biết nội dung tuần tiếp.
- Giáo dục cho hs ý thức tập thể, tạo kỹ năng hoạt động tập thể và ý thức tự quản .
II. Các hoạt động
1) Hoạt động 1: GV đánh giá tình hình hoạt động của lớp trong tuần:
Học tập: Đã từng bước ổn định
Vệ sinh: tương đối sạch sẽ
Nề nếp sinh hoạt sao, 15 phút đầu giờ: cần hát to hơn, hô khẩu hiệu chưa đều, xếp hàng vào lớp còn chưa nhanh
ý thức giữ gìn sách vở,đồ dùng học tập: tương đối tốt
Những biểu hiện về hành vi đạo đức: ngoan ngoãn tuy nhiên còn có một số bạn nói chuyện riêng
- Lớp lắng nghe
2) Hoạt động 2: Tổng kết những ưu khuyết điểm của lớp
Biểu dương tổ và cá nhân tiêu biểu.
3) Hoạt động: Kế hoạch tuần tới :
- Duy trì nề nếp học tập, xếp hàng ra vào lớp, sinh hoạt đầu giờ, vệ sinh lớp học.
- Bổ sung sách vở đồ dùng học tập đầy đủ
- Tích cực luyện viết, luyện đọc và giữ gìn sách vở
* GV nhận xét tiết sinh hoạt. Lớp hát một bài.
__________________________________________________________________
______________________________________
Đạo đức
Bài 1: Em là học sinh lớp 1 (tiết 2)
A) Mục tiêu:
- Bước đầu biết trẻ em 6 tuổi được đi học.
- Biết tên trường, tên lớp, tên thầy cô giáo, một số bạn bè trong lớp.
- Bước đầu biết giới thiệu về tên mình, những điều mình thích nhất trước lớp.
- HS khá, giỏi biết về quyền và bổn phận của trẻ em là được đi học và phải học tập tốt. Biết tự giới thiệu về bản thân một các mạnh dạn.
- Giảm tải: Không yêu cầu HS quan sát tranh và kể chuyện theo tranh
KNS: - thể hiện sự tự tin trước đông người
B) Phương tiện dạy học:
Vở BT Đạo đức, các điều7; 28 trong công ước quốc tế về quyền trẻ em.
C) Hoạt động dạy và học:
I) Khởi động: 5P HS hát tập thể bài: Đi học.
GV hỏi : Tuần trước các em đã học bài đạo đức nào?(Em là học sinh lớp 1).
II. Bài mới:
1.Giới thiệu- Ghi mục bài: 2P
2 Các hoạt động: 25P
HĐ1: Quan sát tranh và kể chuyện theo tranh: bỏ
HĐ2: Cho HS múa bài: Em yêu trường em.
HS rèn kĩ năng thể hiện sự tự tin trước đông người.
GV cho HS hát lại bài hát, tập múa từng động tác và tập lại nhiều lần.
- Học sinh giới thiệu về trường lớp của em, các thầy cô giáo dạy em, các thầy cô giáo trong trường:
+ Nêu tên trường tên lớp.
+ Nêu tên cô hiệu trưởng, cô hiệu phó
+ Tên giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn
HĐ 3: Hướng dẫn HS đọc hai câu thơ cuối bài : 5 phút
GV đọc mẫu rồi đọc cho HS đọc theo :
Năm nay em đã lớn rồi
Không còn nhỏ xíu như hồi lên năm
3. Củng cố , dặn dò : 3 phút
GV nhấn mạnh : Trẻ em có quyền có họ tên , có quyền được đi học . Chúng ta cần cố gắng học thật giỏi , thật ngoan để xứng đáng là HS lớp Một
v
File đính kèm:
- LOP 1 TUAN 2.doc