Giáo án lớp 1 môn Mĩ thuật - Tuần 6 - Tiết 6: Học hát bài tìm bạn thân

Mục tiêu:

ã HS hát thuộc và hát đúng lời 1 bài hát Tìm bạn thân. Biết tên tác giả Việt Anh và tên khai sinh là Đặng Trí Dũng.

ã Hát kết hợp gõ đệm theo phách.

ã Biết yêu thương giúp đỡ bạn bè.

II- Chuẳn bị:

ã Đàn óoc gan + bảng phụ.

III- Các hoạt động dạy và học.

 

doc5 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 711 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 1 môn Mĩ thuật - Tuần 6 - Tiết 6: Học hát bài tìm bạn thân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 lớp1 Thứ năm ngày tháng năm 2009 Tiết 6: học hát bài tìm bạn thân Nhạc và lời : Việt Anh I- Mục tiêu: HS hát thuộc và hát đúng lời 1 bài hát Tìm bạn thân. Biết tên tác giả Việt Anh và tên khai sinh là Đặng Trí Dũng. Hát kết hợp gõ đệm theo phách. Biết yêu thương giúp đỡ bạn bè. II- Chuẳn bị: Đàn óoc gan + bảng phụ. III- Các hoạt động dạy và học. Hoạt động của HS Hỗ trợ của GV 1- Hoạt động 1: Ôn bài cũ: - HS kể tên 2 bài đã học ở tiết trước là: Quê hương tươi đẹp, Mời bạn vui múa ca. - HS hát bài hát 1lần. 2- Hoạt động 2: Học hát bài Tìm bạn thân. - HS nghe và hiểu được niềm vui sướng khi đến trường được làm quen với nhiều bạn mới. - HS nghe giai điệu bài hát Tìm bạn thân và nêu cản nhận của mình. - HS quan sát bảng phụ, đọc đồng thanh rõ lời ca. - HS hát từng câu từ câu1 nối móc xích với câu 2 đến hết bài. HS hát đúng giai điệu, lời ca, phát âm õ lời. - Từng nhóm, cá nhân luyện hát. - HS nhận xét. 3- Hoạt động 3: Hát kết hợp gõ đêm phách. - HS quan sát mẫu. Nào ai ngoan ai xinh ai tươi. Nào ai yêu * * * * * * - HS thực hiện từng câu thành thạo và ghép cả bài. 4- Phần kết thúc: - HS vận động theo nhạc chân nhún nhịp nhàng, đầu nghiêng sang trái, sang phải. - GV giúp HS nói đúng tên 2 bài hát đã học. - GV đàn giai điệu. - GV mô tả niềm vui nhộn của các em HS mỗi khi đến trường. Qua bài hát Tìm bạn thân. - GV hát mẫu bài Tìm bạn thân. Giúp HS nắm được giai điệu của bài hát. - GV treo bảng phụ, chia thành 4 câu, giúp HS đọc lời ca để hình thành câu hát. - Đàn giai điệu từng câu ngắn, giúp HS hát đúng giai điệu, lời ca, phát âm õ lời. - GV đàn giai điệu. - GV nhận xét chung. - GV đánh dấu những tiếng gõ phách vào bảng phụ, hướng dẫn HS thực hiện. - GV chỉ vào các tiếng gõ trên bảng phụ giúp HS ghép đúng. - GV đệm đàn, giúp HS vận động theo nhạc nhịp nhàng. - Hướng dẫn học bài ở nhà. Lớp 2 Thứ tư ngày tháng năm 2009 Tiết 6: học hát: bài múa vui Nhạc và lời: Lưu Hữu Phước I- Mục tiêu: HS hát đúng giai điệu và lời ca bài hát Múa vui. Biết bài hát Múa vui là sáng tác của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước. Giáo dục các em biết đoàn kết với bạn bè. II- Chuẩn bị: Đàn óoc gan, bảng phụ. III- Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của HS Hỗ trợ của GV 1- Hoạt động 1: - HS nhắc lại nội dung bài học tiết trước. - HS xung phong hát trước lớp. - Lớp nhận xét, động viên bạn. - HS nghe, biết tên và một số bài hát hay nổi tiếng của nhạc sĩ LHP. Biết bài hát Múa vui. - Phát biểu cảm nhận của em về bài hát Múa vui. 2- Hoạt động 2: Học hát - HS quan sát để nắm được các câu hát. HS đọc đồng thanh lời ca một lượt. - HS hát từng câu chuẩn xác về giai điệu, hát đúng tính chất vui nhộn của bài hát và hát rõ lời ca. - HS nghe lại giai điệu mẫu. Tập ghép cả bài. Nhóm, cá nhân luyện tập. 3- Hoạt động 3: Hát kết với hoạt động gõ đệm. ( Cùng nhau múa xung quanhvui) * * * ** - HS quan sát và thực hiện từng câu, ghép cả bài. - Từng nhóm, cá nhân luyện tập bài hát. - HS tham gia nhận xét bạn. 4 . Hoạt động 4: phần kết thúc - Cả lớp hát vận động theo nhạc. - HS tập vận động các động tác phụ hoạ ở nhà để chuẩn bị cho tiết sau. - Gọi ý để HS nhớ lại bài hát Xòe hoa. - GV đệm đàn. *. Giới thiệu bài: - Giới thiệu đôi nét về nhạc sĩ Lưu Hữu Phước với một số bài hát của ông, giới thiệu bài hát Múa vui - GV hát mẫu. - GV treo bảng phụ phân tích cấu trúc bài và chia bài hát thành 8 câu ngắn. - GV đàn giai điệu từng câu, hướng dẫn hát. - GV đàn giai điệu cả bài một lượt sau đó hướng dẫn HS ghép thuần thục bài hát. - GV đánh dấu những tiếng gõ lên bảng phụ, làm mẫu một câu. - Giúp các nhóm thưc hiện được. - GV đệm đàn. - Hướng dẫn học bài ở nhà và chuẩn bị bài sau. Lớp 3 Thứ sáu ngày tháng năm 2009 Tiết 6: ôn tập bài hát: đếm sao Trò chơi âm nhạc I- Mục tiêu: Giúp HS hát đúng tính chất nhịp nhàng của bài hát Đếm sao. HS hát thuộc và thể hiện tình cảm vui tươi. Hào hứng tham gia trò chơi âm nhạc và biểu diễn bài hát. Yêu thích môn học. II- Chuẩn bị: Nhạc cụ đệm hát. III- Các hoạt độngdạy và học. Hoạt động của HS Hỗ trợ của GV 1- Hoạt động 1: - HS khổi động giọng. - HS nhắc lại nội dung bài học tiết trước. Học bài hát Đếm sao. - Hoạt động 2: Ôn tập bài hát Đếm sao - Tập thể hát đồng đều, hoà giọng. Vừa hát vừa vỗ tay đệm theo nhịp 3. - Từng nhóm, dãy bàn luyện tập - Đại diện HS nhận xét các nhóm thực hiện. 3- Hoạt động 3: Tập biểu diễn - Từng nhóm xung phong hát trước lớp kết hợp với các hoạt động như gõ đệm hoặc vận động phụ hoạ. - HS nhận xét từng nhóm. 4- Hoạt động 4: Trò chơi âm nhạc. Hát nguyên âm A,U, I theo giai điệu bài Đếm sao. Câu 1: Một ông sao sáng, hai ông sáng. à a á á a a á.. Câu 2: Hai ông sao sáng, sáng chiếu. u u ú ú u u Câu 3: Bốn ông sáng sao, kìa năm ông. í i í i ì i i. Câu 4: Kìa trời cao. cả lớp hát thành âm a. 5- Phần kết thúc: - Lớp hát vận động tại chỗ vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp 3. - GV đánh nhịp cho HS hát một bài. - GV gọi ý giúp HS nói đúng nội dung bài học tiết 5. - GV đàn giai điệu giúp HS hát và gõ đệm chuẩn xác. nhắc nhở HS thể hiện đúng t/c. nhịp 3 của bài hát. - GVcó thể hướng dẫn (nếu HS chưa có động tác phụ hoạ cho bài hát.) - GV nhận xét, động viên HS. - GV giúp HS hát đúng giai điệu của bài Đếm sao. - Chia lớp thành các nhóm mỗi nhóm hát 1câu nối tiếp nhau. - GV đệm đàn cho HS hát bằng lời ca. - Hướng dẫn học bài ở nhà. Lớp4 Thứ hai ngày tháng năm 2009 Tiết 6: -tập đọc nhạc: tđn số 1 - giới thiệu 1 vài nhạc cụ dân tộc I Mục tiêu: Giúp HS đọc được bài TĐN số 1, thể hiện đúng độ dài các nốt trắng, đen. Phân biệt được hìh giáng một só loại nhạc cụ dân tộc và gọi đúng tên: Đàn nhị, đàn tam, đàn tứ, tì bà. Yêu thích môn học. II- Chuẩn bị của GV+ HS: 1- Giáo viên: Đàn óoc gan, bảng phụ. Hình ảnh một vài nhạc cụ dân tộc. 2- Học sinh: Nhạc cụ gõ. III- Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của HS Hỗ trợ của GV 1- Hoạt động 1: - HS nêu tóm tắt các nội dung đã học. Nêu lại các kí hiệu ghi nhạc 2- Hoạt động 2: TĐN số 1 - HS làm quen với bài tập đọc nhạc số 1. - Dựa trên khuông nhạc bàn tay HS đọc đúng lần lượt cao độ các nốt nhạc C- D- E- F- G- A- X. a- Tập đọc cao độ bài tập số 1. - HS quan sát bài tập đọc nhạc số 1, nhận biết cao độ và tiết tấu trong bài. - HS tập nói tên nốt nhạc trên khuông. - HS nghe mẫu cao độ 5 nốt nhạc trong bài TĐN. HS đọc lại. - HS đọc đúng cao độ trên khuông. b- Luyện tập tiết tấu: c- HS tập đọc bài TĐN số 1, ghép tiết tấu với cao độ. - HS thực hiện chuẩn xác cao độ, tiết tấu và ghép lời ca. kết hợp gõ phách. 3- Hoạt động 3: Giới thiệu nhạc cụ dân tộc. - HS quan sát tranh để nhận biết hình giáng, tên gọi của 4 nhạc cụ: Đàn tì bà, đàn nhị, đàn tam, đàn tứ, - HS nghe và phân biệt âm sắc của từng loại nhạc cụ. 4- Hoạt động 4: kết thúc bài - Cả lớp thực hiện bài TĐN số1 - Một nhóm đọc nhạc, một nhóm hát lời kết hợp gõ phách đều đặn. - GV bổ xung phần thiếu. - Giới thiệu 2 nội dung mới. - Giới thiệu bài TĐN số 1: Son La Son. - Trước khi vào bài TĐN số1 GV đàn giúp HS đọc chuẩn xác cao độ 7 nốt nhạc. - GV treo bảng phụ bài TĐN số 1, hướng dẫn theo 3 bước. B1: Giúp HS nói đúng tên nốt. B2: GV đọc cao độ chuẩn xác 5 âm. B3: Hướng dẫn đọc đúng cao độ. - Giúp HS đọc đúng tiết tấu( trắng, đen). - GV đàn cao độ bài TĐN số 1 giúp HS nắm được cao độ và tập đọc đúng từng câu nhạc. - Giúp HS đọc đúng nhạc và ghép được lời ca. - GV dùng tranh để giới thiệu cho HS nắm được tên gọi 4 nhạc cụ. - GV đàn các âm sắc trên đàn pím để HS nhận biết - Giúp HS hiểu 4 nhạc cụ này thường được sử dụng ở thể loại như: hát dân ca, hát then, tuồng, chèo, cải lương vv. - GV chia lớp thành 2 nhóm, đàn cao độ giúp HS đọc đúng. - Hướng dẫn học bài ở nhà. Thứ ba ngày tháng năm 2009 Tiết 6: Lớp5 Học hát bài con chim hay hót Nhạc : Phan Huỳnh Điểu Lời theo đồng dao. I- Mục tiêu: Giúp HS hát đúng giai điệu và lời ca bài hát Con chim hay hót. Biết thêm một vài bài đồng giao được phổ nhạc thành bài hát, tính vui tươi dí dỏm, ngộ nghĩnh. Biết yêu quí các loài vật. II- Chuẩn bị: GV : đàn oóc gan, Bảng phụ. HS : sách giáo khoa âm nhạc, nhạc cụ gõ. III- Các hoạt động dậy và học. Hoạt động của HS Hỗ trợ của GV 1- Hoạt động 1: Khởi động giọng - HS vận động tại chỗ bài hát Hãy giữ cho em bầu trời xanh. - HS nêu tên bài và tác giả, chủ đề bài hát. 2- Hoạt động 2: Học hát bài: Con chim hay hót. a, Tìm hiểu bài: - HS biết tên ns Phan Huỳnh Điểu, Ông sinh năm 1924 tại Đà Năng. Biết một số bài hát của ông như: Đội kèn tí hon, Nhớ ơn Bác. Biết bài Con chim hay hót được nhạc sĩ phổ thơ từ bài đồng dao. - HS nghe và phát biểu cảm nhận về giai điệu bài hát Con chim hay hót. b, Học hát: - HS quan sát và chia câu (7 câu ngắn). - HS đọc lời ca theo tiết tấu một lượt. -HS thể hiện từng câu, hát đúng tính chất tươi vui nhí nhảnh của bài hát. - Luyện tập theo nhóm N1, N2, N3. các nhóm luyện tập và nhận xét. 3- Hoạt động 3: Hát kết hợp gõ đệm. Con chim hay hót nó đứng nó hót cành đa. * * * * * * * * * * Nó ra cành trúc nó rúc nó ra cành tre. Nó. * * * * * * * * * - 1nhóm hát, 1 nhóm gõ đệm- đổi bên. 4- Hoạt động 4: Tổng kết bài: - Cả lớp vận động tại chỗ bài hát - HS chuẩn bị 2 nội dung tiết học sau. - GV bật tiết tấu đàn và chỉ huy cho HS hát. - GV nhận xét. - Giới thiệu đôi nét về nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu và bài hát Con chim hay hót. giúp HS nắm được tên, ca khúc hay của ông được nhiều bạn thiếu nhi yêu thích. - GV trình bầy bài hát mẫu. - GV treo bảng phụ phân tích về cấu trúc của bài. - Giúp HS đọc lời để hình thành câu hát. - GV đàn giai điệu và hướng dẫn HS hát từng câu. - GV sửa sai giúp các nhóm HS thực hiện đúng bài hát. - Giúp HS hát và kết hợp hoạt động gõ đệm theo tiết tấu lời ca. - Chia lớp thành các nhóm. - Gọi ý để HS nói tên những bài hát kể về loài vật. - GV đệm đàn. - Nhắc nhở HS học bài ở nhà.

File đính kèm:

  • docK1,2,3,3,4,5.doc
Giáo án liên quan