- Mục tiêu:
ã Giúp HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca bài hát Hoà bình cho bé.
ã HS biết hát kết hợp với một hai động tác phụ hoạ.
ã Nhận biết được cách đánh nhịp.
ã HS hứng thú với môn học.
II- Chuẩn bị:
ã Nhạc cụ đệm hát.
ã Bảng phụ chép lời ca.
III- Các hoạt động dạy và học:
7 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 829 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 1 môn Âm nhạc - Tuần 27 - Tiết 27: Học hát bài: Hoà bình cho bé ( tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hát thuộc lời ca.
- Cả lớp thực hiện bài hát một và lượt. Hát chuẩn xác giai điệu và lời ca bài hát, kết hợp vỗ tay đệm theo nhịp.
- Từng nhóm luyện hát.
B. Hoạt động 2:
* Gõ đệm kết hợp với vân động phụ hoạ
- HS quan sát.
- HS thực theo từng động tác.
- Các nhóm luyện tập và tập trình bày trước lớp.
C. Hoạt động 3:
*Nhận biết cách đánh nhịp 2
- HS quan sát.
- HS nhận biết cách đánh nhịp 2.
- HS hát đều, hoà giọng.
2. Phần kết thúc:
- 1 nhóm HS tiêu biểu của lớp trình bày bài hát trước lớp.
- GV đàn giai điệu một câu trong bài hát giúp HS nhận biết và trả lời chính xác.
- GV nhận xét rồi đàn giai điệu cho HS hát.
* Giới thiệu nội dung.
- GV đàn giai điệu và bắt nhịp giúp HS hát đúng giai điệu, tiết tấu bài hát.
- Giúp các nhóm thực hiện bài hát.
* GV hướng dẫn.
- GV thực hiện mẫu một, hai động tác phụ hoạ đơn giản dựa trên nội dung bài hát.
- Hướng dẫn HS thực hiện.
- GV qs và sửa động tác cho HS.
- GV đánh nhịp.
- Giới thiệu tác dụng đánh nhịp khi chỉ huy cho người hát. GV đánh nhịp cho HS hát.
- Gọi 1 nhóm hát trước lớp. GV đệm đàn.
- Củng cố, nhắc nhở HS học bài ở nhà.
Khối 2 Thứ tư ngày 18 tháng 3 năm 2009
Tiết 27:
ôn tập bài hát: chim chích bông
Nhạc và lời Văn Dung
I- Mục tiêu:
Giúp HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca bài hát: Chim chích bông.
HS tập hát kết hợp vận động theo nhạc.
HS chăm chỉ học tập, làm việc.
II- Chuẩn bị:
Nhạc cụ đệm hát.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
1. Khởi động:
- HS hát nhắc nội dung bài hát đã học tiết 26 Học hát bài Chim chích bông.
- HS xung phong hát trước lớp
- HS khác nhận xét.
2. Học bài mới.
* Ôn tập bài hát: Chim chích bông
A. Hoạt động 1:
“ Chim chích bông bé tẹo teo, rất hay trèotừ cành na sang cành bưởi”
- HS thực hiện tập thể. Hát hoà giọng đồng đều, kết hợp gõ đệm theo nhịp 2.
- Từng nhóm luyện tập.
- Cá nhân luyện hát.
B. Hoạt động 2:
- HS đúng tại chỗ hát đồng đều, hoà giọng, kết hợp 1,2 động tác tay đơn giản phụ hoạ cho bài hát sinh động.
- Các nhóm luyện tập.
C. Hoạt động 3:
Hát kết hợp biểu diễn trước lớp.
- 1 nhóm HS tiêu biểu của lớp trình bày mẫu trước lớp.
- Các nhóm thi dua trình bày.
3. Phần kết thúc:
- Một nhóm lên bảng, Cả lớp đúng tại chỗ hát và vận động theo bài hát.
- Gợi ý, giúp HS nhớ và nói đúng nội dung bài học tiết 26.
- Động viên khen gợi HS.
* Giới thiệu bài:
- GV đàn giai điệu giúp HS hát đúng lời ca và thuộc bài hát Chim chích bông.
- Sửa những chỗ HS hát chưa tốt.
* Hướng dẫn hát kết hợp vận đông.
- Hướng dẫn HS đứng tại chỗ hát kết hợp vận động theo nhạc và thực hiện 1,2 động tác dựa trên nội dung cảu bài hát.
- Đàn giai điệu. Giúp các nhóm thực hiện bài hát.
* Hướng dẫn trình bày bài hát.
- Hướng dẫn HS thực hiện.
- GV đệm đàn giúp HS thực hiện.
* Củng cố toàn bài.
- GV đệm đàn.
- Liên hệ qua bài học.
Khối 3 Thứ ba ngày 17 tháng 3 năm 2009
Tiết 27
Học bài hát: tiếng hát bạn bè mình
Nhạc và lời: Lê Hoàng Minh
I- Mục tiêu:
HS biết hát bài Tiếng hát bạn bè mình, thể hiện đúng tính chất vui hoạt, sinh động.
Giúp HS hát đúng giai điệu, lời ca. Hát đồng đều, hoà giọng và gõ đệm.
Giáo dục HS biết yêu hoà bình, yêi thương mọi người.
II- Chuẩn bị:
Nhạc cụ đệm hát; Bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
1. Khởi động:
- HS nghe giai điệu và hát.
- Một vài em trình bày bài hát trước lớp.
- HS nhận xét.
2. Học bài mới:
Học hát bài: Tiếng hát bạn bè mình
Sáng tác: Lê Hoàng Minh.
A. Hoạt động 1: Học hát.
- HS nghe, nhận biết bài hát nội dung nói về niềm ao ước của sống hoà bình cảu tất cả mọi người.
- HS nghe và nhận xét giai điệu bài hát.
- HS quan sát bảng phụ và đọc đồng thanh “ Trong không gian bay bay một hành tinh thân ái. Một lời mẹ ru con
- HS thực hiện từng câu móc xích.
- Luyện nhóm, cá nhân. Cả lớp ghép toàn bài 1,2 lần.
B. Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm “Trong không gian bay bay, một hành”
x x x
- Cả lớp thực hiện.
- Từng nhóm thực hiện. NX.
3. Phần kết thúc:
- Các nhóm tập trình bài hát kết hợp động tác tự sáng tạo. - HS nhận xét.
* Trò chơi: Tìm tên những bài hát nói về hoà bình.
- GV đệm đàn cho HS hát bài Chị ong nâu và em bé.
- GV nhận xét chung.
- Giới thiệu nội dung bài mới.
* Giới thiệu nội dung bài hát.
- Tuổi thơ luôn mơ ước có cuộc sống hoà bình bài hát Lê Hoàng Minh sẽ kể về điều đó!
- GV trình bày bài hát mẫu.
* Dạy hát:
- GV treo bảng phụ phân tích cấu trúc bài hát và hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu để hình thành câu hát.
- GV đàn giai điệu, bắt nhịp giúp HS hát chuẩn xác từng câu, hát hoà giọng.
- GV hướng dẫn gõ đệm theo nhịp 2.
- GV gạch chân tiếng gõ vào bảng phụ rồi hướng dẫn thực hiện.
- Củng cố toàn bài.
- GV đệm đàn. kết hợp giáo dục.
- Giúp HS nói được một vài bài hát kể về hoà bình đã học ở các lớp.
Khối 4 Thứ hai ngày 16 tháng 3 năm 2009
Tiết 27
ôn tập bài hát: chú voi con ở bản đôn
Tập đọc nhạc: TĐN số 7
I- Mục tiêu:
Giúp HS hát đúng tính chất và thuộc lời ca lời bài hát chú voi con ở Bản Đôn.
Tập trình bài bài hát theo hình thức hòa giọng và lĩnh xướng.
HS đọc đúng cao độ, trường độ bài TĐN số 7, kết hợp ghép lời ca và gõ phách.
Yêu thích môn học.
II- Chuẩn bị:
Bảng phụ, nhạc cụ
III- Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
1. Khởi động giọng:
- HS nghe giai điệu và hát.
- HS nêu tên bài hát và tên tác giả Phạm Tuyên. HS khác nhận xét.
2. Học nội dung mới.
* Ôn tập bài hát Chú voi con ở bản Đôn
Tập đọc nhạc: TĐN số 7..
A. hoạt động 1:
* Ôn bài hát: Chú voi con ở bản Đôn.
- HS thực hiện.
“ Chú voi con ở bản Đôn chưa cócòn trẻ conVoi ơi ! voi ơi!...”
- Từng nhóm thực hiện và tập trình bày.
- Tập hát lĩnh xướng và hoà giọng. 1 HS hát tốt trong lớp lĩnh xướng, Cả lớp hát hoà giọng đoạn.” Chú voi con ởLĩnh xướng đoạn Voi con ơi! voi con ơi!...
-1,2 nhóm hát tốt trình bày trước lớp.
B. Hoạt động 2:
Tập đọc nhạc số 7: Đồng lúa bên sông.
a. HS quan sát bảng phụ để nhận biết cao độ, trường độ, nhịp 2 của bài TĐN 7.
+ Cao độ: C- D- E- G- A.
+ Trường độ: Đen; Đơn; Trắng. Bài được viết ở nhịp 2/4.
Bước 1: Luyện tập cao độ..
Bước 2: Đọc tiết tấu.......
Bước 3: Đọc chậm từng nốt nhạc, rồi ghép từng câu.
Bước 4: Ghép cao độ với trường độ và ghép lời ca của bài TĐN số 7.
- Lớp; Nhóm; Cá nhân luyện đọc đúng cao độ và tiết tấu.
b. TĐN kết hợp gõ phách.
- Một nhóm đọc nhạc, một nhóm gõ phách và đổi bên.
3. Phần kết thúc:
- Cả lớp đọc nhạc, ghép lời và gõ đệm.
- Cả lớp đứng tại chỗ hát lại bài hát Chú voi ở Bản Đôn.
- GV đàn bài hát Chú voi con
- Bài hát Chú voi con do nhạc sĩ nào sáng tác?
* GV giới thiệu 2 nội dung mới.
* Tổ chức ôn tập bài hát.
- GV đàn giai điệu bài hát và bát nhịp cho HS thực hiện 1,2 lượt.
- Giúp HS chọn những bạn hát tốt để hát lĩnh xướng và GV hướng dẫn hát từng đoạn.
- Củng cố cách thể hiện bài hát.
* Hướng dẫn nội dung mới.
- GV treo bảng phụ giúp HS phân tích cấu trúc bài TĐN số 7.
- Hướng dẫn đọc từng bước.
- GV đàn cao độ giúp HS đọc được đúng cao độ, trường độ bài tập và ghép lời ca chuẩn xác.
- Giúp HS biết gõ phách chuẩn xác.
* Củng cố toàn bài.
- GV mở tiết tấu, đàn cao độ.
- GV bật tiết tấu trên đàn và giúp HS biết hát và vận động theo nhạc.
- Nhắc nhở HS hát học bài ở nhà và chuẩn bị bài sau.
Khối 5 Thứ hai ngày 16 tháng 3 năm 2009
Tiết 27
ôn tập bài hát: bàI em vẫn nhớ trường xưa
Tập đọc nhạc: Tđn số 8 mây chiều
I- Mục tiêu:
HS thuộc lời ca, hát đúng giai điệu bài hát và sắc thái bài hát em vẫn nhớ trường xưa.
HS tập trình bày bài hát kết hợp hình thức lĩnh xướng.
HS đọc đúng cao độ, trường độ bài TĐn số 8. TĐN kết hợp ghép lời và gõ phách.
Góp phần giáo dục HS thêm yêu thích mái trường, bạn bè , thày cô giáo.
II- Chuẩn bị:
Giáo viên : Bảng phụ; Nhạc cụ quen dùng
Học sinh: SGK
III- hoạt động dạy và học:
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
1.Khởi động:
- HS nghe và hát bài đã học.
- Học hát bài Em vẫn nhớ... tác giả TSơn.
2. Học bài mới:
- HS nêu lên những cảm nhận của mình về mái trường thân yêu.
- 1 HS kể - HS khác nhận xét bổ xung.
- HS nắm được 2 nội dung mới.
A. Hoạt động 1:
Ôn tập bài hát: Em vẫn nhớ trường xưa.
* Ôn tập lời ca bài hát
- HS hát đồng thanh bài hát Em vân nhớ trường xưa. Hát và tập thể hiện đúng tính chất, tình cảm của bài hát.
- Từng nhóm, cá nhân hát- NX.
* Tập hát lĩnh xướng.
- 1HS lĩnh xướng từ: Trường làng em có hàng tre xanh cây... đến gia đình.
- Đồng ca: Tre xanh sẽ có đến hết.
- Các nhóm luyện tập và tập trình bày bài hát trước lớp. Các nhóm chọn bạn hát phần lĩnh xướng, cả nhóm hát đồng ca.
B. Hoạt động 2:
Tập đọc nhạc: TĐN số 8 Mây chiều.
a.Tập nhận biết cấu trúc bài.
- HS quan sát bảng phụ để nhận biết cao độ, trường độ, nhịp 2 của bài TĐN 8.
+ Cao độ: C- D- E- F- G- A- C.
+ Trường độ: Đen; Trắng; Trắng chấm dôi. Bài được viết ở nhịp 3/4.
Bước 1: Luyện tập cao độ....
Bước 2: Đọc tiết tấu.....
Bước 3: Đọc chậm từng nốt nhạc, rồi ghép từng câu.
Bước 4: Ghép cao độ với trường độ và ghép lời ca của bài TĐN số 8.
- Lớp; Nhóm; Cá nhân luyện đọc đúng cao độ và tiết tấu.
b. TĐN kết hợp gõ phách.
- Lớp thực hiện.
- Một nhóm đọc nhạc, hát lời. Một nhóm gõ phách và đổi bên.
3. Phần kết thúc:
- Cả lớp đọc nhạc, ghép lời và gõ đệm.
- Cả lớp đứng tại chỗ hát lại bài hát Em vẫn nhớ trường xưa.
- GV đàn giai điệu một bài hát bất kì.
- Yêu cầu HS nêu tiết học 26
- Em hãy nêu những tình cảm và bài hát về mái trường mà em biết.
a. GV giới thiệu 2 nội dung bài học:
- GV đàn giai điệu bài hát, giúp HS hát tốt và thể hiện được tình cảm của bài hát.
- GV chọn một 2 HS hát tốt trong lớp hát lĩnh xướng.
- Giúp HS lựa chọn những em hát tốt trong lớp lĩnh xướng.
- GV treo bảng phụ giúp HS phân tích cấu trúc bài TĐN số 8.
- Hướng dẫn đọc theo 4 bước.
- GV đàn cao độ giúp HS đọc được đúng cao độ, trường độ bài tập và ghép lời ca chuẩn xác.
- Giúp HS biết gõ phách chuẩn xác.
* Củng cố toàn bài.
- GV mở tiết tấu, đàn cao độ.
- GV bật tiết tấu trên đàn và giúp HS biết hát và vận động theo nhạc.
- Nhắc nhở HS hát học bài ở nhà và chuẩn bị bài sau.
File đính kèm:
- Tuan 27.doc