MỤC TIÊU:
- HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
- HS được tham gia trò chơi theo tên bài hát.
II. GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ:
- Nhạc cụ, máy nghe, băng nhạc.
- Vận dụng để tổ chức trò chơi ( Một hòn bi, chiếc tẩy).
- Tổ chức trò chơi “Tập tầm vông”.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Phần mở đầu:
GV giới thiệu nội dung tiết học:
4 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1933 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 1 môn Âm nhạc - Tuần 21: Học bài hát: Tập tầm vông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21
Thứ 2 ngày 24 tháng 1 năm 2011
HỌC BÀI HÁT: TẬP TẦM VÔNG.
I. MỤC TIÊU:
- HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
- HS được tham gia trò chơi theo tên bài hát.
II. GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ:
- Nhạc cụ, máy nghe, băng nhạc.
- Vận dụng để tổ chức trò chơi ( Một hòn bi, chiếc tẩy).
- Tổ chức trò chơi “Tập tầm vông”.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Phần mở đầu:
GV giới thiệu nội dung tiết học:
Học bài hát Tập tầm vông.
2. Phần hoạt động:
a, Hoạt động 1: Dạy hát bài Tập tầm vông.
- Giới thiệu bài hát: Bài hát Tập tầm vông được tác giả Lê Hữu Lộc sáng tác dựa trên câu đồng dao thể hiện trò chơi của các em nhỏ.
- GV cho HS nghe bài hát qua băng 1 lượt.
? Bài hát có giai điệu như thế nào ? (Vui nhộn, rộn ràng hay buồn và du dương... ).
HS nêu cảm nhận về bài hát.
- Hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu.
Chú ý những chỗ có tiết tấu khó trong bài : Tập tầm vó tay nào có đố tay nào không ? (đảo phách).
- Tập hát từng câu, kết hợp đàn giai điệu khi tập các câu hát.
Tập móc xích cho đến hết bài, lưu ý HS những chỗ lấy hơi.
- HS hát toàn bài. GV đàn đệm.
b. Hoạt động 2: Luyện hát.
- GV cho HS luyện hát theo nhóm.
- Hướng dẫn HS hát và gõ đệm theo nhịp 2.
Tập tầm vông tay không tay có, tập tầm vó tay có tay không ?..
x x x x x x x x..
- HS các nhóm luyện hát thi đua.
- Một số HS hát cá nhân.
c. Hoạt động 3: Trò chơi.
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Tập tầm vông”.
- Hình thức 1: GV là người “đố”, HS là người “giải đáp”. Giấu 1 vật vào tay sau lưng, GV đưa 2 tay nắm chặt ra và hỏi HS xem tay nào có đồ vật và tay nào không có. Gọi 1 HS xung phong trả lời, em nào đoán đúng thì sẽ được lên trước lớp tổ chức cuộc chơi.
Hình thức 2:
- Từng đôi bạn HS chơi trò chơi đố nhau và cùng hát Tập tầm vông.
3. Phần kết thúc:
- HS cả lớp hát bài Tập tầm vông.
- GV nhận xét kết thúc tiết học.
.
Buổi 2:
ÔN BÀI HÁT : CÁI BỐNG.
I. MỤC TIÊU:
- Nâng cao chất lượng tiếng hát của HS.
- HS hát và tập múa phụ hoạ bài “Cái Bống”.
II. CHUẨN BỊ:
- Một số động tác phụ hoạ cho bài hát.
- Nhạc cụ gõ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Phần mở đầu:
GV giới thiệu nội dung tiết học: Ôn bài hát “Cái Bống”.
2. Phần hoạt động:
a, Hoạt động 1: Hát ôn bài Cái Bống,
- GV mời 1 cá nhân HS hát bài hát Cái Bống. HS cả lớp nhận xét, GV đánh giá.
- GV cho HS nghe lại bài hát qua băng 1 lần.
- GV bắt nhịp cho HS cả lớp hát toàn bài 1 lượt. GV đệm đàn.
- Phân nhóm HS luyện hát thi đua. GV lắng nghe và hướng dẫn HS thể hiện bài hát hay hơn, rộn ràng và nhí nhảnh phù hợp với tính chất của bài.
- Đại diện các nhóm thể hiện bài hát. HS cả lớp nhận xét, GV lưu ý sửa sai cho HS.
- Hướng dẫn HS hát và gõ đệm theo nhịp, phách.
- HS luyện hát theo nhóm, tổ.
- Một số cá nhân HS trình bày bài hát. GV đệm đàn.
b. Hoạt động 2: Hát và vận động phụ hoạ.
- GV cho HS tự sáng tạo các động tác vận động phụ hoạ cho bài hát.
- Cho 1 số cá nhân lên biểu diễn bài hát trước lớp. GV tuyên dương, động viên HS.
- Chọn HS có cách thể hiện hay nhất lên làm mẫu cho HS cả lớp cùng thực hiện.
- G hát và múa mẫu cho HS xem 1 số động tác phụ hoạ để tham khảo.
- Phân nhóm HS luyện hát và vận động phụ hoạ trước lớp. GV nhận xét. Đánh giá chung.
3. Phần kết thúc:
Chọn nhóm HS thể hiện hay nhất lên hát và vận động phụ hoạ truớc lớp bài hát “Cái Bống”. GV đệm đàn.
GV nhận xét kết thúc tiết học.
File đính kèm:
- tuân 21.doc