Tập đọc (2 tiết)
NGÔI NHÀ
I. Mục tiêu:
- HS đọc đúng nhanh cả bài Ngôi nhà, ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ.
- Phát âm đúng các từ ngữ: hàng xoan, xao xuyến nở, lảnh lót, thơm phức.
- HS hiểu được nội dung bài thơ: tình yêu thương gắn bó của bạn nhỏ đối với ngôi nhà của mình. Học thuộc lòng một số khổ thơ.
II. Đồ dùng dạy-học:
- Tranh minh họa bài tập đọc.
- Vở bài tập tiếng việt
30 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1444 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 1 buổi sáng, chiều tuần 28, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
:
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên thực hiện trò chơi.
- GV nhận xét, chỉnh sửa động tác chưa đúng.
3.Bài mới:
a.GV nhắc lại tên gọi tên trò chơi: “Chơi với vòng”
b.GV hướng dẫn lại cách chơi:
- Lưu ý các động tác cầm, tung, bắt, quay vòng.
- Cách tính kết quả chơi.
c.GV phát khẩu lệnh cho HS chơi trò chơi:
- Sau một thời gian chơi, GV nhận xét, chỉnh sưa động tác chưa đúng.
4.Củng cố:
- GV nhận xét giờ học.
5.Dặn dò:
- Hướng dẫn cho HS tự tập, tự chơi ở nhà.
- 2 HS lên thực hiện tung bắt vòng và quay vòng.
- HS quan sát, chú ý lắng nghe.
- HS quan sát chú ý lắng nghe.
- Cả lớp thực hành chơi trò chơi.
- HS lắng nghe.
- HS chú ý lắng nghe.
Thứ sáu ngày 21 tháng 3 năm 2014
Sáng Tập đọc (2 tiết)
VÌ BÂY GIỜ MẸ MỚI VỀ
I. Mục tiêu:
- HS đọc trơn được cả bài, phát âm đúng các tiếng khó: khóc òa, hoảng hốt, cắt bánh, đứt tay.
- Ôn các vần ut, ưt, tìm tiếng nói được câu có vần ut, ưt.
- Hiểu được nội dung và các từ trong bài : Cậu bé làm nũng mẹ , mẹ về mới khóc òa
II. Đồ dùng dạy-học:
- Tranh minh hoạ bài TĐ SGK
- Vở bài tập tiếng việt
III. Các hoạt động dạy-học:
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bài: “ Qùa của bố ”
- GV nhận xét cho điểm
3.Bài mới: a) Giới thiệu bài
b) Luyện tập :
GV đọc mẫu lần 1
+ Luyện đọc tiếng, từ
- Giải nghĩa từ hoảng hốt: do mất tinh thần do gặp nguy hiểm bất ngờ.
+ Luyện đọc câu
+ Luyện đọc toàn bài
- 2 em đọc bài.
- Lớp theo dõi
- HS đọc các từ: cắt bánh , đứt tay hoảng hốt.
- HS tiếp nối nhau đọc trơn từng câu.
- HS thi đua đọc cả bài.
- Lớp đọc đồng thanh cả bài 1 lượt.
c) Ôn các vần: ut , ưt
- Tìm tiếng trong bài có vần ưt?
- Tìm tiếng ngoài bài có vần ưt, ưc?
- Nói câu chứa tiếng có vần ưt, ưc?
- GV nhận xét tuyên dương
- HS trả lời: tiếng đứt.
- HS tìm: mứt, vứt, mực, sức…
- Mức tết rất ngon, cá mực nướng rất thơm.
TIẾT 2: LUYỆN TẬP
d) Luyện đọc, kết hợp với tìm hiểu nội dung bài
* Tìm hiểu nội dung bài đọc
- Khi bị đứt tay cậu bé có khóc không?
- Khi nào cậu bé mới khóc? Vì sao ?
- GV đọc diễn cảm bài thơ.
- Cho HS đọc thuộc lòng bài thơ ở lớp
* Thực hành luyện nói
- GV nhận xét
4.Củng cố:
- GV nhận xét tiết học .
5.Dặn dò:
- Về nhà kể lại câu chuyện cho mọi người nghe .
- Cả lớp đọc thầm lại bài
- Khi mới đứt tay cậu bé không khóc.
- Khi mẹ về cậu bé mới khóc. Vì cậu muốn làm nũng mẹ, muốn mẹ thương, vỗ về an ủi và lo lắng cho mình.
- Cả lớp đọc thầm lại bài
- 2, 3 nhóm đọc theo cách phân vai
- HS nhìn mẫu trong SGK thực hành hỏi - đáp theo mẫu
-Học sinh lắng nghe
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- Giúp HS rèn luyện kĩ năng lập đề bài toán rồi tự giải và viết bài giải của bài toán
- HS giải toán nhanh chính xác
- Rèn cho các em yêu thích môn toán
II. Đồ dùng dạy-học:
- Phóng to các tranh vẽ SGK
III. Các hoạt động dạy-học:
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
- 1 em lên chữa BT4 ( SGK )
- GV nhận xét cho điểm
3.Bài mới:
a) Giới thiệu bài
Bài giải
Số hình tròn không tô màu là :
15 - 4 = 11 ( hình )
Đáp số : 11 hình
Nhìn tranh vẽ viết tiếp vào chỗ chấm để có BT và giải BT
- GV treo tranh lên bảng chữa bài
- GV gọi 1 HS lên bảng chữa bài
a) HS quan sát tranh rồi nêu BT toán :
Trong bến có 5 ô tô , có thêm 2 ô tô vào bến . Hỏi trong bến có tất cả ? ô tô?
- HS giải bài toán vào vở
Bài giải
Trong bến có tất cả là :
5 + 2 = 7 ( ô tô )
Đáp số : 7 ô tô
b) HS quan sát tranh rồi nêu bài toán :
Tóm tắt : Có : 6 con chim
Bay đi : 2 con chim
Còn lại : … con chim
- HS giải BT vào vở
Bài giải
Số con chim còn lại trên cành là :
6 - 2 = 4 ( con chim )
Đáp số : 4 con chim
Nhìn tranh vẽ nêu tóm tắt bài toán rồi giải bài toán đó .
- GV cho HS quan sát tranh
- Thu 1 số vở chấm , nhận xét
- 1 em lên bảng chữa bài
4.Củng cố:
- GV hệ thống nội dung bài
- Nhận xét giờ học.
5.Dặn dò:
- Về nhà xem lại bài.
- HS quan sát rồi nêu bài toán
- 1 em lên bảng tóm tắt
- HS làm vào vở
Bài giải
Số con thỏ còn lại là :
8 - 3 = 5 ( con thỏ )
Đáp số: 5 con thỏ
Thủ công
CẮT, DÁN HÌNH TAM GIÁC
I. Mục tiêu:
- HS kẻ được hình tam giác
- HS cắt, dán được hình tam giác theo 2 cách
-Rèn đôi bàn tay khéo léo và con mắt thẩm mĩ
II. Đồ dùng dạy-học:
- Chuẩn bị hình tam giác mẫu bằng giấy màu dán trên màn giấy trắng kẻ ô
- Tờ giấy kẻ ô có kích thước lớn
- Giấy màu có kẻ ô, giấy HS có kẻ ô
- Bút chì , thước kẻ , kéo , hồ dán vào vở thủ công
III. Các hoạt động dạy-học:
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3.Bài mới:
a ) GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét
- GV hướng dẫn HS quan sát hình tam giác mẫu và hỏi :
+ Hình tam giác có mấy cạnh ?
+ Mỗi cạnh bằng bao nhiêu ô?
b ) GV hướng dẫn mẫu cách kẻ hình tam giác
+ Hình tam giác là một phần của hình chữ nhật có độ dài một cạnh là 8 ô. Muốn vẽ hình tam giác cần xác định 3 điểm trong đó có 2 điểm là 2 điểm đầu của cạnh hình chữ nhật có độ dài 8 ô, sau đó lấy điểm giữa của cạnh đối diện là điểm thứ ba. Nối ba điểm với nhau ta được hình tam giác.
c ) GV hướng dẫn cách cắt rời hình tam giác và dán
+ Cắt rời hình chữ nhật sau đó cắt theo đường kẻ AB, BC, CA ta sẽ được hình tam giác ABC.
+ Bôi 1 lớp hồ mỏng dán vào vở thủ công cho cân đối và phẳng
+ Dán hình tam giác vào vở thủ công
4.Củng cố:
- GV nhận xét về tinh thần học tập.
5.Dặn dò:
- Chuẩn bị đồ dùng học tập cho giờ sau.
- HS quan sát và trả lời câu hỏi .
+ Hình tam giác có 3 cạnh
+ Độ dài các cạnh là 8 ô
- HS quan sát GV làm mẫu
- Một vài em nhắc lại các bước kẻ vẽ hình tam giác
- HS thực hành trên giấy vở HS
- Học sinh cắt rời hình chữ nhật theo đường kẻ AB, BC, sẽ được hình tam giác
-Học sinh lắng nghe
Chiều Thủ công
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Học sinh tiếp tục ôn kẻ, cắt, dán hình tam giác.
-Rèn học sinh cắt , dán được hình tam giác theo hai cách đúng ,nhanh .
- Giữ gìn đồ dùng học thủ công, thu dọn vệ sinh sau khi thực hành.
II. Đồ dùng dạy-học:
- Hình tam giác mẫu được cắt bằng giấy màu dán trên giấy trắng có kẻ ô.
-Bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán vở thủ công.
-Học sinh ham thích môn học .
III. Các hoạt động dạy-học:
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS .
- Nhận xét sự chuẩn bị của bạn
3.Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Nêu yêu cầu giờ học, ghi đầu bài.
- Nắm yêu cầu của bài
b) Quan sát nhận xét
- Hoạt động cá nhân
- Ghim hình tam giác mẫu kiểu hai lên bảng, định hướng cho HS quan sát về độ cao, chiều dài cạnh đáy của tam giác.
- Một cạnh là 1 cạnh của HCN dài 8 ô vuông, hai cạnh kia được nối với một điểm của cạnh đối diện...
c) Hướng dẫn thực hành
- Hoạt động cá nhân
- Ghim tờ giấy kẻ ô lên bảng và hướng dẫn cách kẻ hình tam giác : Trước hết kẻ HCN kiểu hai có chiều dai 8 ô, chiều rộng 6 ô, sau đó lấy 1 cạnh chiều dài của HCN làm 1 cạnh của tam giác, tiếp đó lấy 1 điểm giữa của cạnh đối diện và kẻ hai cạnh còn lại của tam giác.
- Theo dõi GV làm
- Hướng dẫn HS cách cắt rời hình chữ nhật trước, sau đó cắt hình tam giác theo đường kẻ.
- Hướng dẫn cách dán hình tam giác.
- Theo dõi
- Cho HS tập kẻ vẽ hình tam giác trên giấy ô li.
- Kẻ, vẽ thử trên giấy ô li để chuẩn bị cho tiết sau thực hành trên giấy màu
4.Củng cố:
- Nhận xét giờ học.
5.Dặn dò:
- Về nhà thực hành bài.
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức về giải bài toán có lời văn, sử dụng phép tính trừ.
- Giúp HS rèn luyện kĩ năng lập đề bài toán rồi tự giải và viết bài giải của bài toán
- HS giải toán nhanh chính xác
- Rèn cho các em yêu thích môn toán.
II. Đồ dùng dạy-học:
- Bảng con, vở bài tập toán, phiếu học tập
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy-học:
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 1 Hs lên chữa bài tập…
-GV nhận xét chấm điểm.
3.Bài mới: luyện bài tập
Bài 1:
An có 7 viên bi, An cho bảo 3 viên. Hỏi An còn lại mấy viên bi?
Tóm tắt:
Có : 7 viên bi.
Cho : 3 viên bi.
Còn lại : ….viên bi ?
Bài 2:
Mẹ nuôi 10 con lợn, mẹ đã bán 2 con lợn. hỏi mẹ còn mấy con lợn ?
Tóm tắt:
Có : 10 con lợn.
Bán : 2 con lợn.
Còn lại : ....con lợn ?
c) Bài 3:
Đàn gà có 16 con, 6 con đã vào chuồng. Hỏi còn bao nhiêu con chưa vào chuồng?
Tóm tắt:
Có tất cả : 16 con gà.
Vào chuồng : 6 con gà.
Chưa vào chuồng: …..con gà ?
d) Bài 4:
Giải bài toán theo tóm tắt sau:
Tóm tắt:
Có : 8 quả bóng.
Cho bạn : 3 quả bóng.
Còn lại : …..quả bóng ?
4.Củng cố:
- GV hệ thồng nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
5.Dặn dò:
- Về nhà ôn lại bài.
-1 HS lên làm bài.
Bài giải
An còn lại số viên bi là:
7 – 3 = 4(viên bi)
Đáp số : 4 viên bi.
Bài giải
Mẹ còn số con lợn là:
10 – 2 = 8 (con lợn)
Đáp số ; 8 con lợn.
Bài giải
Còn số con gà chưa vào chuồng là:
16 – 6 = 10 (con gà)
Đáp số: 10 con gà.
Bài giải
Còn lại số quả bóng là:
8 – 3 = 5 (quả bóng)
Đáp số 5 quả bóng.
Sinh hoạt lớp
NHẬN XÉT TUẦN
I. Mục tiêu:
- Học sinh nắm được ưu nhược điểm của mình trong tuần
- Nắm chắc phương hướng tuần tới
II. Chuẩn bị:
- Nội dung sinh hoạt
III. Các hoạt động dạy-học:
1. Giáo viên nhận xét ưu nhược điểm trong tuần
a. Ưu điểm:
- Nêu một số những ưu điểm của các em trong tuần, động viên khuyến khích các em tiếp thu bài chậm để tuần sau phát huy.
- Các em ngoan, chấp hành tốt các nội quy của trường của lớp
- Dụng cụ học tập tương đối đầy đủ
- Chữ viết có nhiều tiến bộ
-Giờ truy bài duy trì tốt
-Các em đều đi học đúng giờ
b) Nhược điểm:
- GV nêu một số những nhược điểm mà HS còn mắc phải trong tuần, nhắc nhở để các em không vi phạm trong những lần sau.
-Còn một số em đọc còn nhỏ như em: Hùng, Hiếu, Ngọc Anh, Ngọc,Duyên, Khải Minh, Nga.
-Viết còn xấu: Hiếu, Hùng, Nam, Ngọc,Quân.
-Học sinh vẫn còn mang quà , đồ chơi đến lớp; Quân, Nam,
-Học sinh còn đi học muộn: Ngọc,
2. Phương hướng tuần tới
- Phát huy những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm
- Luôn có ý thức rèn chữ, giữ vở sạch chữ đẹp
- Tích cực phát biểu xây dựng bài.
- Tiếp tục bồi dưỡng học sinh giỏi và phù đạo học sinh yếu .
File đính kèm:
- Giao an lop 12 buoiTuan 28.docx