I. Mục đích – Yêu cầu :
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, đất đai, sông ngòi của đồng bằng Nam Bộ :
+ Đồng bằng Nam Bộ là đồng bằng lớn nhất nước ta, do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp.
+ Đồng bằng Nam Bộ có hệ thống sông ngòi , kênh rạch chằng chịt. Ngoài đất phù sa màu mỡ, đồng bằng còn nhiều đất phèn, đất mặn cầng phải cải tạo.
- Chỉ vị trí ĐB Nam Bộ, sông Tiền, sông Hậu trên bản đồ (lược đồ) tự nhiênVN.
- Quan sát hình, tìm, chỉ và kể tên một số sông lớn của đồng bằng Nam Bộ : sông Tiền, sông Hậu .
- HS khá giỏi :
+ Giải thích vì sao ở nước ta sông Mê Công lại có tên là sông Cửu Long : do nước sông đổ ra biển qua 9 cửa sông.
+ Giải thích vì sao ở đồng bằng Nam Bộ người dân không đăp đê ven sông : để nước lũ đưa phù sa vào các cánh đồng.
23 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1265 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 - Học kì II, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ốc Tử Giám, ở các địa phương bên cạnh trương công, còn có các trường tư ; ba năm có một kì thi Hương và thi Hội ; nội dung học tập là Nho giáo,.
+ Chính sách khuyến khích học tập : đặt ra lễ xướng danh, lễ vinh quy, khắc tên tuổi người đỗ cao vào bia đá dựng ở Văn Miếu.
II.Đồ dùng dạy học :
-Tranh Vinh quy bái tổ và Lễ xướng danh.
-PHT của HS .
III.Các hoạt động trên lớp :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định
2.KTBC
+Những điều trích trong “ Bộ luật Hồng Đức” bảo vệ quyền lợi của ai và chống những người nào?
+Em hãy nêu những nét tiến bộ của nhà Lê trong việc quản lí đất nước ?
-GV nhận xét và ghi điểm .
3.Bài mới
a.Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tựa lên bảng.
b.Phát triển bài :
ØHoạt động nhóm : GV phát PHT cho HS .
-GV yêu cầu HS đọc SGK để các nhóm thảo luận :
+Việc học dưới thời Lê được tồ chức như thế nào ?
+Trường học thời Lê dạy những điều gì ?
+ Chế độ thi cử thời Lê thế nào ?
-GV khẳng định : GD thời Lê có tổ chức quy củ, nội dung học tập là Nho giáo.
ØHoạt động cả lớp :
-GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi : Nhà Lê đã làm gì để khuyến khích học tập ?
-GV tổ chức cho cả lớp thảo luận để đi đến thống nhất chung.
-GV cho HS xem và tìm hiểu nội dung các hình trong SGK và tranh , ảnh tham khảo thêm : Khuê Văn Các và các bia tiến sĩ ở Văn Miếu cùng hai bức tranh: Vinh quy bái tổ và Lễ xướng danh để thấy được nhà Lê đã rất coi trọng giáo dục .
4.Củng cố - Dặn dò :
-Cho HS đọc bài học trong khung .
+Tình hình giáo dục nước ta dưới thời Lê ?
+Nêu một số chi tiết chứng tỏ triều Lê Thánh Tông rất chú ý tới GD ?
- Nhận xét tiết học . Tuyên dương hs.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài : “Văn học và khoa học thời Hậu Lê”.
- Hát vui.
-4 HS trả lời theo yêu cầu của Gv .
-HS khác nhận xét , bổ sung .
-HS lắng nghe.
-HS các nhóm thảo luận , và trả lời câu hỏi:
+Lập Văn Miếu, thu nhận cả con em thường dân vào trường Quốc Tử Giám, trường học có lớp học, chỗ ở, kho trữ sách; ở các đạo đều có trường do nhà nước mở .
-Nho giáo, lịch sử các vương triều phương Bắc.
-Ba năm có một kì thi Hương và thi Hội, có kì thi kiểm tra trình độ của các quan lại
-HS trả lời :Tổ chức Lễ đọc tên người đỗ, lễ đón rước người đỗ về làng, khắc vào bia đá tên những người đỗ cao rồi đặt ở Văn Miếu.
-HS xem tranh, ảnh .
-Vài HS đọc .
-HS trả lời .
-Cả lớp.
GIÁO VIÊN SOẠN
KHỐI TRƯỞNG DUYỆT
NGUYỄN VĂN TUẤN
NGUYỄN VĂN CHIẾN
Thứ ba, ngày 25 tháng 01 năm 2011.
Tuần 23
ĐỊA LÍ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
I. Mục đích – Yêu cầu :
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hồ Chí Minh.
+ Vị trí : nằm ở ĐB Nam Bộ, ven sông Sài Gòn.
+ Thành phố lớn nhất cả nước.
+ Trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học lớn ; các sản phẩm công nghiệp của thành phố đa dạng ; hoạt động thương mại rất phát triển.
Chỉ được Thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ ( lược đồ)
* HS khá giỏi :
+ Dựa vào số liệu so sánh diện tích và dân số Thành phố Hồ Chí Minh với các thành phố khác
+ Biết các loại đường giao thông từ Thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh khác. .
II.Đồ dùng dạy học :
-Các BĐ hành chính, giao thông VN.
-BĐ thành phố HCM (nếu có).
-Tranh, ảnh về thành phố HCM (sưu tầm)
III.Các hoạt động trên lớp :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định
2.KTBC
+Nêu dẫn chứng cho thấy đồng bằng Nam Bộ có công nghiệp phát triển nhất nước ta.
+Kể tên các sản phẩm công nghiệp của đồng bằng Nam Bộ.
GV nhận xét, ghi điểm.
3.Bài mới
a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
b.Phát triển bài :
1.Thành phố lớn nhất cả nước
Ø Hoạt động cả lớp: HS chỉ vị trí thành phố HCM trên BĐ VN .
ØHoạt động nhóm: Các nhóm thảo luận theo gợi ý:
-Dựa vào tranh, ảnh, SGK, bản đồ. Hãy nói về thành phố HCM :
+Thành phố nằm trên sông nào ?
+Thành phố đã có bao nhiêu tuổi ?
+Thành phố được mang tên Bác vào năm nào ?
+Thành phố HCM tiếp giáp với những tỉnh nào ?
+Dựa vào bảng số liệu hãy so sánh về diện tích và số dân của TP HCM với các TP khác.
-GV theo dõi sự mô tả của các nhóm và nhận xét.
2.Trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học lớn
Ø Hoạt động nhóm
-Cho HS dựa vào tranh, ảnh, BĐ và vốn hiểu biết :
+Kể tên các ngành công nghiệp của thành phố HCM.
+Nêu những dẫn chứng thể hiện TP là trung tâm kinh tế lớn của cả nước .
+Nêu dẫn chứng thể hiện TP là trung tâm văn hóa, khoa học lớn .
+Kể tên một số trường Đại học , khu vui chơi giải trí lớn ở TP HCM.
-GV nhận xét và kết luận: Đây là TP công nghiệp lớn nhất; Nơi có hoạt động mua bán tấp nập nhất; Nơi thu hút được nhiều khách du lịch nhất; Là một trong những TP có nhiều trường đại học nhất
4.Củng cố - Dặn dò :
-GV cho HS đọc phần bài học trong khung .
-GV treo bản đồ TPHCM và cho HS tìm vị trí một số trường đại học, chợ lớn, khu vui chơi giải trí của TPHCM và cho HS lên gắn tranh, ảnh sưu tầm được vào vị trí của chúng trên BĐ.
-Về xem lại bài và chuẩn bị bài tiết sau : “Thành phố Cần Thơ”.
-Nhận xét tiết học .
-HS chuẩn bị .
-HS trả lời câu hỏi.
-HS nhận xét, bổ sung.
-HS lên chỉ.
-HS Các nhóm thảo luận theo câu hỏi gợi ý.
+Đường sắt, ô tô, thủy .
+Diện tích và số dân của TPHCM lớn hơn các TP khác .
-HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình .
-HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HS thảo luận nhóm .
-Các nhóm trao đổi kết quả trước lớp và tìm ra kiến thức đúng .
-4 HS đọc bài học trong khung .
-HS lên chỉ và gắn tranh, ảnh sưu tầm được lên BĐ.
-HS cả lớp .
Thứ năm, ngày 27 tháng 01 năm 2011.
LỊCH SỬ
VĂN HỌC VÀ KHOA HỌC THỜI HẬU LÊ
I. Mục đích – Yêu cầu :
- Biết được sự phát triển của văn học và khoa học thời Hậu Lê (một vài tác giả tiêu biểu dưới thời Hậu Lê).
Tác giả tiêu biểu : Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi, Ngô Sĩ Liên.
* HS khá giỏi : tác phẩm tiêu biểu : Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập, Dư địa chí, Lam Sơn thực lục.
II.Đồ dùng dạy học :
-Hình trong SGK phóng to.
-Một vài đoạn thơ văn tiêu biểu của một số tác phẩm tiêu biểu .
-PHT của HS.
III.Các hoạt động trên lớp :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định
-GV cho HS hát .
2.KTBC
-Em hãy mô tả tổ chức GD dưới thời Hậu Lê ?
-Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích học tập ?
3.Bài mới
a.Giới thiệu bài
-GV giới thiệu : “Văn học và khoa học thời hậu Lê”.
b.Phát triển bài
ØHoạt động nhóm
-GV phát PHT cho HS .
-GV hướng dẫn HS lập bảng thống kê về nội dung,tác giả ,tác phẩm văn thơ tiêu biểu ở thời Hậu Lê (GV cung cấp cho HS một số dữ liệu, HS điền tiếp để hoàn thành bảng thống kê).
Tác giả Tác phẩm
-Nguyễn Trãi -Hội Tao Đàn
-Lý Tử Tấn -Các tác phẩm thơ
-Nguyễn Mộng Tuân -Bình Ngô đại cáo
-Nguyễn Húc -Các bài thơ
-Nguyễn Trãi -Ức trai thi tập
-GV giới thiệu một số đoạn thơ, văn tiêu biểu của một số tác giả thời Hậu Lê
ØHoạt động cả lớp
-GV phát PHT có kẻ bảng thống kê cho HS.
-GV giúp HS lập bảng thống kê về nội dung, tác giả, công trình khoa học tiêu biểu ở thời Hậu Lê (GV cung cấp cho HS phần nội dung, HS tự điền vào cột tác giả, công trình khoa học hoặc ngược lại ) .
Tác giả Công trình khoa học
-Ngô sĩ Liên -Đại việt sử kí toàn thư
-Nguyễn Trãi -Lam Sơn thực lục
-Nguyễn Trãi -Dư địa chí
-Lương Thế Vinh -Đại thành toán pháp
-GV yêu cầu HS báo cáo kết quả.
-GV đặt câu hỏi : Dưới thời Hậu Lê, ai là nhà văn, nhà thơ, nhà khoa học tiêu biểu nhất ?
-GV : Dưới thời Hậu Lê, Văn học và khoa học nước ta phát triển rực rỡ hơn hẳn các thời kì trước.
4.Củng cố - Dặn dò :
-GV cho HS đọc phần bài học ở trong khung .
+Kể tên các tác phẩm và tác giả tiêu biểu của văn học thời Hậu Lê .
+Vì sao có thể coi Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông là những nhà văn hóa tiêu biểu cho giai đoạn này?
-Nhận xét tiết học . Tuyên dương hs.
-Về nhà học bài và chuẩn bị trước bài “Ôn tập”.
-HS hát .
-HS trả lời.
-HS khác nhận xét .
-HS lắng nghe.
-HS thảo luận và điền vào bảng .
-Dựa vào bảng thống kê, HS mô tả lại nội dung và các tác giả, tác phẩm thơ văn tiêu biểu dưới thời Hậu Lê .
-HS khác nhận xét, bổ sung .
Nội dung
-Phản ánh khí phách anh hùng và niềm tự hào chân chính của dân tộc.
-Ca ngợi công đức của nhà vua.
-Tâm sự của những người không được đem hết tài năng để phụng sự đất nước.
-HS phát biểu.
- HS điền vào bảng thống kê .
- Dựa vào bảng thống kê HS mô tả lại sự phát triển của khoa học thời Hậu Lê.
Nội dung
- Lịch sử nước ta từ thời Hùng Vương đến đầu thời Hậu Lê .
- Lịch sử cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Xác định lãnh thổ, giới thiệu tài nguyên, phong tục tập quán của nước ta .
- Kiến thức toán học.
-HS thảo luận và kết luận: Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông .
- 2 em đọc
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi .
- HS cả lớp.
GIÁO VIÊN SOẠN
KHỐI TRƯỞNG DUYỆT
NGUYỄN VĂN TUẤN
NGUYỄN VĂN CHIẾN
BAN GIÁM HIỆU DUYỆT
File đính kèm:
- GIAO AN 4 TUAN 19 23.doc