Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tiết 46: Lịch sử địa phương Lâm Đồng - Nguyễn Quỳnh Thư

2. Kháng chiến chống Mỹ nước 1954 – 1975

a/ Thời kì đấu tranh hòa bình, đòi thi hành Hiệp định Giơnevo ( 54-58):

- Tại Lâm Ðồng, ngụy quyền đã cưỡng bức mở 80 lớp “tố cộng” với gần 20.000 người và 19 lớp với hơn 10.000 người cho ngụy quyền cấp quận, xã.

- tháng 8-1955, hơn 300 phụ nữ chợ Ðà Lạt tổ chức mít tinh, bãi thị,

b/ Lâm Đồng trong phong trào “Đồng khởi”

 ( 1959-1960):

- Phối hợp với phong trào đồng khởi đang phát triển mạnh ở các tỉnh Nam Bộ và Liên khu V, đêm 31-7-1960, gần 30 cán bộ, chiến sĩ và 80 du kích vùng căn cứ tập kích đồn Bắc Ruộng và quận lỵ Hoài Ðức (thuộc tỉnh Bình Thuận)

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 915 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tiết 46: Lịch sử địa phương Lâm Đồng - Nguyễn Quỳnh Thư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 33 Ngày soạn: 14/ 04 / 2014 Tiết: 46 Ngày dạy: 18/ 04 / 2014 LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG LÂM ĐỒNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Qua bài này HS nắm được các kiến thức cơ bản: - Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1954 – 1975 của nhân dân tỉnh Lâm Đồng 2. Thái độ: HS có thái độ tự hào về quê hương Lâm Đồng, từ đó nỗ lực phấn đấu học tập để xây dựng Lâm Đồng ngày càng giàu đẹp. 3. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên Dư địa chí Lâm Đồng. Phương pháp: thuyết trình, nêu vấn đề. 2. Học sinh : vở, bài soạn III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. Kiểm tra bài cũ Tiết lịch sử địa phương trước chúng ta đã tìm hiểu những gì? Giới thiệu bài mới. Trong bài học trước các e đã được tìm hiểu về lịch sử tỉnh Lâm Đồng trong những năm kháng chiến chống Pháp. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem lịch sử tỉnh Lâm Đồng trong những năm kháng chiến chống Mĩ như thế nào qua bài học hôm nay Bài mới HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN – HỌC SINH NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Kháng chiến chống Mỹ nước 1954 – 1975 - Thời kì 1954-58 chủ trương đấu tranh của ta như thế nào? Phong trào gì đang diễn ra mạnh mẽ ở MN? Kết quả? 2. Kháng chiến chống Mỹ nước 1954 – 1975 a/ Thời kì đấu tranh hòa bình, đòi thi hành Hiệp định Giơnevo ( 54-58): - Tại Lâm Ðồng, ngụy quyền đã cưỡng bức mở 80 lớp “tố cộng” với gần 20.000 người và 19 lớp với hơn 10.000 người cho ngụy quyền cấp quận, xã. - tháng 8-1955, hơn 300 phụ nữ chợ Ðà Lạt tổ chức mít tinh, bãi thị, -59-60 phong trào đấu tranh ở MN diễn ra như thế nào? b/ Lâm Đồng trong phong trào “Đồng khởi” ( 1959-1960): - Phối hợp với phong trào đồng khởi đang phát triển mạnh ở các tỉnh Nam Bộ và Liên khu V, đêm 31-7-1960, gần 30 cán bộ, chiến sĩ và 80 du kích vùng căn cứ tập kích đồn Bắc Ruộng và quận lỵ Hoài Ðức (thuộc tỉnh Bình Thuận) -Xương sống của CTĐB là gì? Chúng tiến hành ở LĐ như thế nào? - Ở Lâm Ðồng, trong hai năm 1962 – 1963, địch tập trung lực lượng dồn hàng chục ngàn dân vào 80 khu tập trung, ấp chiến lược xung quanh thị xã, thị trấn và dọc các đường giao thông quan trọng để dễ kiểm soát và làm vành đai bảo vệ. c/ Đấu tranh chống CTĐB ( 1961-1965): -GV lượt các trận đánh lớn, thông báo số liệu thống kê. * Mặt trận quân sự: Trong năm 1966, tỉnh Lâm Ðồng đánh địch 274 trận, loại khỏi vòng chiến đấu gần 3.000 tên, tỉnh Tuyên Ðức(5) đánh địch 42 trận, loại khỏi vòng chiến đấu trên 700 tên, phá huỷ 30 xe quân sự. * Mặt trận chính trị, binh vận: - Tiêu biểu là cuộc đấu tranh ngày 9-6-1966 của hơn 2.000 đồng bào Phật giáo thị xã B’Lao - 26-4-1966, nhân dân Ðà Lạt tổng đình công, bãi thị, bãi khoá, trên 10.000 người đến chùa Linh Sơn d/ Đấu tranh chống CTCB ( 1965-1968): * Mặt trận quân sự: * Mặt trận chính trị, binh vận: - GV thông báo kết quả 69-73 - Về hoạt động quân sự, trong năm 1969, lực lượng vũ trang tỉnh Lâm Ðồng đánh địch gần 870 trận, loại khỏi vòng chiến đấu trên 5.200 tên, Trong năm 1971, ta đánh địch 217 trận, loại khỏi vòng chiến đấu gần 2.500 tên, bắn rơi 14 máy bay, phá huỷ 38 xe quân sự - Về phong trào đấu tranh chính trị và công tác binh vận: trong năm 1969, có gần 170 cuộc đấu tranh với trên 12.000 lượt người tham gia, tuyên truyền giáo dục 630 gia đình ngụy quân, ngụy quyền, rải trên 10.000 truyền đơn, vận động được trên 1.000 binh lính đào ngũ, rã ngũ. e/ Đấu tranh chống VNHCT ( 1969-1973): - Về hoạt động quân sự - Về phong trào đấu tranh chính trị và công tác binh vận - Tình thế xuất hiện trong những năm 1973- đầu 1975 là gì?   Trước tình hình đó, tháng 10-1974, Bộ Chính trị Trung ương Ðảng họp và quyết định phương án hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 - 1976. -GV tường thuật diễn biến. - lúc 8 giờ ngày 3-4-1975, một tiểu đội của đơn vị cùng một số cán bộ, cơ sở Ðà Lạt vào chiếm lĩnh tòa hành chính tỉnh Tuyên Ðức. Cờ cách mạng tung bay tại cơ quan đầu não của ngụy quyền tỉnh. Thị xã Ðà Lạt và tỉnh Tuyên Ðức hoàn toàn được giải phóng g/ Đấu tranh giải phóng tỉnh Lâm Đồng ( 1973-1975): - Lúc 14 giờ ngày 27-3-1975, Sư đoàn 7 đánh chiếm chi khu Ðạ Huoai, đồn Madagouil Ðúng 4 giờ sáng ngày 28-3, các đơn vị đánh vào thị xã B’Lao -> 8 giờ Bảo Lộc giải phóng. - Sáng ngày 3-4-1975, tiểu đoàn 186 tiến lên Ðà Lạt, - lúc 8 giờ ngày 3-4-1975 Thị xã Ðà Lạt và tỉnh Tuyên Ðức hoàn toàn được giải phóng 4. Củng cố - Nhắc lại nội dung bài học. 5. Hướng dẫn học tập ở nhà - Chuẩn bị bài mới: Bài 31 Việt Nam trong những năm đầu sau đại thắng mùa Xuân 1975 IV. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docls9 tuan 33 tiet 46.doc
Giáo án liên quan