Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tiết 42, Bài 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống mĩ cứu nước (1965 – 1973) (Tiết 3) - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Quỳnh Thư

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Những thành tựu khôi phục và phát triển kinh tế – x hội của miền Bắc (1969 – 1973)

- Những thành tích tiêu biểu của quân dân miền Bắc trong chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ 2 của Mĩ (1972)

- Nội dung, ý nghĩa cơ bản của Hiệp định Pari.

 2. Thái độ:

- Giáo dục học sinh tinh thần vượt khó khăn gian khổ, kiên trung bất khuất đấu tranh cho độc lập tự do.

- Học sinh khâm phục tinh thần chiến đấu dũng cảm kiên cường của dân tộc ta, không sức mạnh nào có thể quật ngã được.

- Tin tưởng ở sự lãnh đạo sáng suốt, khôn khéo tài tình của Đảng.

3. Kỹ năng:

Rèn cho học sinh biết phân tích, nhận định đánh giá và so sánh các sự kiện lịch sử.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Những tài liệu về tranh ảnh Điện Biên Phủ trên không và Hiệp định Pari.

2. Học sinh: Tập bài soạn, , bài soạn, vở bài tập, SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

Nêu âm mưu thủ đoạn của Đế quốc Mĩ và những thắng lợi quân và dân ta đã đạt được trong “Việt Nam hóa chiến tranh”?

2. Giới thiệu bài mới

01/11/1969, Mĩ tuyên bố ngừng ném bom vô điều kiện miền Bắc, miền Bắc bắt tay khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh. Sau đó, Mĩ tiến hành đánh phá miền Bắc lần thứ hai, nhân dân miền Bắc chống trả quyết liệt như thế nào, ta vào bài mới.

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 557 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tiết 42, Bài 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống mĩ cứu nước (1965 – 1973) (Tiết 3) - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Quỳnh Thư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 31 Ngày soạn: 30 / 03/ 2014 Tiết: 42 Ngày dạy: 04 / 04 / 2014 BI 29 : CẢ NƯỚC TRỰC TIẾP CHIẾN ĐẤU CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC ( 1965 – 1973 ) ( TIẾT 3) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Những thành tựu khôi phục và phát triển kinh tế – x hội của miền Bắc (1969 – 1973) - Những thành tích tiêu biểu của quân dân miền Bắc trong chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ 2 của Mĩ (1972) - Nội dung, ý nghĩa cơ bản của Hiệp định Pari. 2. Thái độ: - Giáo dục học sinh tinh thần vượt khó khăn gian khổ, kiên trung bất khuất đấu tranh cho độc lập tự do. - Học sinh khâm phục tinh thần chiến đấu dũng cảm kiên cường của dân tộc ta, không sức mạnh nào có thể quật ngã được. - Tin tưởng ở sự lãnh đạo sáng suốt, khôn khéo tài tình của Đảng. 3. Kỹ năng: Rèn cho học sinh biết phân tích, nhận định đánh giá và so sánh các sự kiện lịch sử. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Những tài liệu về tranh ảnh Điện Biên Phủ trên không và Hiệp định Pari. 2. Học sinh: Tập bài soạn, , bài soạn, vở bài tập, SGK. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ Nêu âm mưu thủ đoạn của Đế quốc Mĩ và những thắng lợi quân và dân ta đã đạt được trong “Việt Nam hóa chiến tranh”? 2. Giới thiệu bài mới 01/11/1969, Mĩ tuyên bố ngừng ném bom vô điều kiện miền Bắc, miền Bắc bắt tay khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh. Sau đó, Mĩ tiến hành đánh phá miền Bắc lần thứ hai, nhân dân miền Bắc chống trả quyết liệt như thế nào, ta vào bài mới. 3. Bi mới HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN – HỌC SINH NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Tìm hiểu Miền Bắc khôi phục phát triển kinh tế văn hóa ? Miền Bắc đã đạt được những thành tựu gì trong việc thực hiện nhiệm vụ khôi phục kinh tế và phát triển văn hóa? Hs : Nông nghiệp khuyến khích sản xuất, áp dụng khoa học kĩ thuật - Công nghiệp: nhiều cơ sở khôi phục, nhà máy thủy điện Thác Bà bắt đầu phát điện (10/1971) - Giao thông vận tải: các tuyến đường quan trọng được phục hồi nhanh chóng . . - Văn hóa, giáo dục, y tế được khôi phục nhanh chóng, đời sống nhân dân được ổn định. Một số sai lầm, khuyết điểm dân được phục hồi. ? Em hãy trình bày cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Đế quốc Mĩ? Hs : Sau những đòn tấn công mãnh liệt của ta trong 1972, Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại lần thứ hai, ? Nêu những thành tích chiến đấu và sản xuất của quân và dân ta trong thời kì này như thế nào? Hs : Ta kịp thời đánh trả những đòn nông cuồng của Đế quốc Mĩ . Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của hiệp định Pa-Ri: GV trình bày qua về tiến trình của Hội nghị Pari Ngày 13/05/1968, Hội nghị Pari bắt đầu họp gồm 2 bên: Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa. - Ngày 25/01/1969, Hội nghị 4 bên: Mĩ, Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa, Việt Nam Cộng hòa, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam . . . - Ngày 27/01/1973, Đế quốc Mĩ phải kí Hiệp định Paris. ? Em hãy trình bày về nội dung cơ bản của Hiệp định GV : giới thiệu cho học sinh tranh về quang cảnh họp trung tâm các hội nghị quốc tế ở Paris trong lễ kí Hiệp định Paris . . . Tranh về Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Duy Trinh và Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Thị Bình kí Hiệp định Paris. ? Hiệp định Paris có ý nghĩa lịch sử như thế nào Hs : Đó là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của dân tộc ta ở hai miền đất nước. GV kết luận: Hiệp định Paris được kí kết. Đó là Công pháp quốc tế, buộc Mĩ phải rút hết quân về nước, chấm dứt mọi dính líu ở Việt Nam về mặt pháp lí. IV. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần II của Mĩ 1969 – 1973 và Hiệp định Paris 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương. 1. Miền Bắc khôi phục phát triển kinh tế văn hóa: a. Nông nghiệp: - khuyến khích sản xuất. - Chăn nuôi được thành ngành chính - Tích cực áp dụng khoa học – kĩ thuật, nhiều HTX đạt 5 tấn thóc/ha. b. Công nghiệp: nhiều cơ sở được khôi phục, nhiều công trình đang dang dở được ưu tiên đầu tư c. Giao thông vận tải: được phục hồi nhanh chóng, đảm bảo thông suốt d. Văn hóa, giáo dục, y tế: nhanh chóng được phục hồi. 2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương: a. Mĩ: - 16/04/1972, Mĩ tuyên bố phá hoại miền Bắc lần 2 - Cuối tháng 12, Mĩ tập kích bằng máy bay B52 vào H Nội, Hải Phòng b. Ta: - Chuẩn bị chu đáo chủ động đánh địch ngay từ trận đầu. - Sản xuất, xây dựng, giao thông ở miền Bắc vẫn được đảm bảo - Ta lập nên “trận Điện Biên Phủ trên không” (18 – 29/12/1972) - 27/01/1973, buộc Mĩ kí Hiệp định Paris. V. Hiệp định Paris 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam: 1. Hoàn cảnh 2. Nội dung Hiệp định Paris: - Hoa Kỳ và các nước phải tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam - Hai bn ngừng bắn ở miền Nam, chấm dứt hoạt động quân sự ở miền Bắc - Hoa Kì rút hết quân đội và quân đồng minh, khoogn can thiệp vào nội bộ của miền Nam VN - Nhân dân miền Nam thơng qua tuyển cử tự do 3. Ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Paris: - Đó là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của dân tộc ta . - Mĩ phải tôn trọng các quyền cơ bản của nhân dân ta - Tạo cơ sở giải phóng miền Nam 4. Củng cố: ?Em hãy nêu nội dung, ý nghĩa của Hiệp định Paris đối với Cách mạng Việt Nam? Nội dung Hiệp định Paris: - Hoa Kỳ và các nước phải tôn trọng độc lập chủ quyền, .. Ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Paris: - Đó là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của dân tộc ta . - Mĩ phải tôn trọng các quyền cơ bản của nhân dân ta, rút hết quân về nước. 5. Hướng dẫn học tập ở nhà: - Các em về nhà học bài kỹ , trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK trang 154 - Chuẩn bị tiết 44 - Bài 30: HOÀN TOÀN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC 1973 - 1975 Tự học: + Đọc bài nhiều lần. + Trả lời câu hỏi màu xanh SGK Lịch sử 9. + Xem hình 71, 72, 73 SGK trang 158, 159. IV. RÚT KINH NGHIỆM: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docls9 tuan 31 tiet 42.doc
Giáo án liên quan