/ Mục tiêu bài học.
1) Về kiến thức.
- Giúp học sinh nắm được những thành tựu có ý nghĩa lịch sử của nhân dân các nước Đông Âu sau năm 1945, giành thắng lợi trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thiết lập chế độ dân chủ nhân dân và tiến hành công cuộc xây dựng CNXH.
- Sự hình thành hệ thống XHCN trên thế giới.
2) Về tư tưởng.
- Khẳng định những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu.
3) Về kỹ năng.
- Rèn cho học sinh kỹ năng phân tích và nhận định những vấn đề lịch sử
II/ Phương tiện tài liệu.
1) Sách giáo khoa, giáo án
2) Bản đồ: “ Liên Xô và các nước Đông Âu”
III/ Các bước lên lớp.
1) Ổn định lớp: 1p
2) Kiểm tra bài cũ: 5p
+ Em hãy nêu phương hướng thành tựu chủ yếu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1950 đến những năm 70 của thế kỷ XX
3) Bài mới: 35p
- Giới thiệu bài: CTTG1 kết thúc đã nẩy sinh ra một nước XHCN đó là Liên Xô, vậy sau CTTG2 có những nước xã hội chủ nghĩa nào ra đời ? Quá trình xây dựng CNXH ở các nước này diễn ra và đạt được kết quả ntn? Để trả lời câu hỏi này chúng ta cùng đi tìm hiểu bài hôm nay.
65 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 478 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Chương trình cả năm - Năm học 2007-2008 - Hoàng Trọng Thuấn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rung Quốc. Qua những hoạt động đó Nguyễn ái Quốc đã tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc và tích cực chuẩn bị về tư tưởng, tổ chức, cho việc thành lập Đảng cộng sản ở Việt Nam.
- Nắm được chủ trương và hoạt động của hội “ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội ”
2) Tư tưởng.
- Giáo dục cho học sinh lòng khâm phục, kính yêu đối với chủ tịch Hồ Chí Minh và các chiến sĩ cách mạng.
3) Kỹ năng.
Rèn luyện cho học sinh kỹ năng quan sát tranh ảnh, lược đồ, tập cho học sinh biết phân tích, so sánh đánh giá các sự kiện lịch sử.
II/ Phương tiện tài liệu.
1) Tranh Nguyễn ái Quốc ở đại hội Tua – Pháp
2) Sách giáo khoa, giáo án.
3) Bảng phụ, tiểu sử tài liệu về Hồ Chí Minh .
III/ Các bước lên lớp.
1) ổn định lớp: 1p
2) Kiểm tra bài cũ: 5p
+ Hãy nêu mục tiêu, hình thức đấu tranh, những mặt tích cực và hạn chế của phong trào đấu tranh dân tộc, dân chủ công khai ?
+ Căn cứ vào đâu để khẳng định phong trào công nhân nước ta phát triển một bước cao hơn sau CTTG1?
3) Bài mới: 35p
Giới thiệu bài:
Cuối thể kỷ XIX đầu thế kỷ XX trong lúc cách mạng Việt Nam đang bế tắc về đường lối cứu nước, giải phóng dân tộc. Nguyễn ái Quốc xuất hiện trên vũ đài chính trị, người ra đi tìm con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam, cuộc hành trình tìm đường cứu nước diễn ra như thế nào? Con đường cứu nước đó là gì? Quá trình chuẩn bị cho sự thành lập Đảng vô sản ở nước ta diễn ra như thế nào? Để trả lời các câu hỏi đó chúng ta cùng đi tìm hiểu bài hôm nay.
Phương pháp
P
Nội dung
Nêu hiểu biết của em về Bác Hồ?
GV nhắc lại tiểu sử của Bác từ năm 1911 – 1917.
Nội dung chủ yếu của bản yêu sách là gì?
Bản yêu sách có tác dụng như thế nào?
GV đọc cảm xúc của Bác khi đọc được bản luận cương của Lê Nin (7-1920) “Luận cương của Lê Nin làm tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng muốn phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: Hỡi đồng bào bị đoạ đầy, đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta , đây là con đường giải phóng chúng ta ” Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lê Nin, tin theo quốc tế thứ 3.
Con đường cứu nước của NAQ có gì mới và khác so với lớp người đi trước ?
Nêu những hoạt động của NAQ ở Pháp, ý nghĩa của những hoạt động đó?
( Thức tỉnh lòng yêu nước, đoàn kết kiều bào, nhân dân )
- GV treo tranh NAQ ở đại hội Tua- Pháp
- Hãy cho biết hoạt động của NAQ ở Liên Xô?
- Thời gian hoạt động của NAQ ở LX có ý nghĩa gì?
- ở Trung Quốc NAQ có những hoạt động gì?
- Hoàn cảnh ra đời của hội Việt Nam thanh niên?
( Phong trào yêu nước và phong trào công nhân VN phát triển mạnh )
Chủ trương thành lập hội “ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội” nhằm mục đích gì?
( Đào tạo cán bộ, truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê Nin về Việt Nam )
Tổ chức hoạt động của hội được thể hiện như thế nào?
Em hiểu thế nào là phong trào “ Vô sản hoá ”
ý nghĩa tác dụng của các hoạt động trên?
1/ Nguyễn ái Quốc ở Pháp ( 1917 – 1923 )
Tháng 6 -1919 NAQ gửi bản yêu sách 8 điểm đến hội nghị ở Vacxai, đòi các quyền tự do, dân chủ cho người Việt Nam.
T7-1920 NAQ đọc được luận cương của Lê Nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa
T12-1920 NAQ tham gia sáng lập đảng cộng sản Pháp.
1921 NAQ sáng lập hội liên hiệp thuộc địa, ra báo “Người cùng khổ”
2/ Nguyễn ái Quốc ở LX ( 1923 – 1924 )
- T6-1923 NAQ sang LX dự hội nghị quốc tế nông dân.
- 1924 NAQ dự hội nghị V quốc tế cộng sản.
3/ Nguyễn ái Quốc ở Trung Quốc ( 1924 – 1925 )
Cuối 1924 NAQ về Quảng Châu – TQ
T6-1925 NAQ thành lập hội “ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội”
1928 Phát động phong trào “ Vô sản hoá ”
4) Củng cố, dặn dò: 4p
GV: Khái quát lại toàn bộ bài, chốt lại kiến thức cần nắm
HS: Về học bài cũ, làm bài tập trong vở bài tập và tìm hiểu và trả lời những câu hỏi chuẩn bị bài mới
+ Phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm 1926 – 1927 có những điểm gì mới ?
+ Nêu tình hình trong nước và phong trào cách mạng trong những năm 1928-1929 ?
-----------------------------------------------------
NS: ./../08
NG: ./../08
Tiết 20, 21 Bài 17: Cách mạng việt nam trước khi đảng cộng sản việt năm ra đời
I/ Mục tiêu bài học.
1) Kiến thức.
Giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản sau.
- Hoàn cảnh lịch sử dẫn tới sự ra đời của các tổ chức cách mạng ở trong nước. Chủ trương và hoạt động của2 tổ chức cách mạng thành lập ở trong nước, sự khác nhau giữa các tổ chức này với hội “ Việt Nam cách mạng thanh niên ” do NAQ sáng lập ở nước ngoài.
- Sự phát triển của phong trào dân tộc, dân chủ ở nước ta, đặc biệt là phong trào công nhân, đã dẫn tới sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản ở Việt Nam , sự thành lập 3 tổ chức cộng sản đảng thể hiện bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam.
2) Tư tưởng.
- Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, khâm phục các chiến sĩ cách mạng.
3) Kỹ năng.
Rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng bản đồ để trình bày diễn biến 1 cuộc khởi nghĩa, sử dụng tranh ảnh lịch sử.
Biết hình dung, hồi tưởng lại sự kiện lịch sử và biết so sánh chủ trương hoạt động của các tổ chức cách mạng, đánh giá nguyên nhân thất bại của khởi nghĩa Yên Bái, ý nghĩa của sự ra đời 3 tổ chức cộng sản.
II/ Phương tiện tài liệu.
1) Tranh ảnh, chân dung Ngô Gia Tự, Phạm Hồng Thái, Phạm Tuấn Tài .....
2) Sách giáo khoa, giáo án.
3) Bảng phụ, tiểu sử tài liệu về Ngô Gia Tự, Phạm Hồng Thái .
III/ Các bước lên lớp.
1) ổn định lớp: 1p
2) Kiểm tra bài cũ: 5p
+ Nêu những hoạt động chính của NAQ từ năm 1919 – 1925, hay trinh bày NAQ chuẩn vị tư tưởng, chính tri, tổ chức cho sự thành lập đảng cộng sản Việt Nam ?
3) Bài mới: 35p
Giới thiệu bài:
Cùng với sự ra đời của hội Việt Nam cách mạng thanh niên và những tác động của nó ở Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XX, đã hình thành lên các tổ chức cách mạng mới là Tân Việt cách mạng đảng và Việt Nam Quốc dân Đảng. Để tìm hiểu sự ra đời hoạt động, những tác động, ảnh hưởng của các tổ chức cách mạng này đến cách mạng Việt Nam như thế nào? chúng ta cùng đi tim hiểu nội dung bài hôm nay.
Phương pháp
P
Nội dung
Trong những năm 1926-1927 phong trào cách mạng Việt Nam diễn ra như thế nào?
Phong trào cách mạng nước ta trong giai đoạn này có đặc điểm gì mới so với các giai đoạn trước?
GV nhấn mạnh đây là hoàn cảnh cho ra đời các tổ chức cách mạng trong nước?
Trình bày sự ra đời của tổ chức Tân Việt cách mạng Đảng?
Thành phần của Tân Việt cách mạng Đảng?
Địa bản hoạt động chính của tổ chức Tân Việt ?
Hoạt động chính của tổ chức Tân Việt cách mạng Đảng?
Nội bộ Tân Việt cách mạng Đảng phân hoá như thế nào?
Tại sao có sự phân hoá đó?
Việt Nam quốc dân Đảng được thành lập trong hoàn cảch nào?
Việt Nam quốc dân Đảng được thành lập như thế nào?
Mục tiêu đấu tranh của tổ chức Việt Nam quốc dân Đảng?
Thành phần chính tham gia gồm những tầng lớp nào?
Địa bàn hoạt động, hình thức đấu tranh của Việt Nam quốc dân Đảng?
Nguyên nhân, hoàn cảch dẫn đến cuộc khởi nghĩa Yên Bái?
GV nêu phương châm cuộc khởi nghĩa “ May ra thì thành công, nếu không thành công thì thành nhân”
Học sinh nhận xét về khẩu hiệu cuộc khởi nghĩa này?
GV giới thiệu lược đồ hình 29 SGK
Nhìn vào lược đồ em hãy trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Yên Bái?
Theo em nguyên nhân làm cuộc khởi nghĩa thất bại?
ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa?
Nêu tình hình, phong trào cách mạng nước ta trong năm 1928 – 1929?
Yêu cầu cách mạng lúc này là gì?
3 tổ chưc cách mạng được thành lập trong hoàn cảnh nào?
Quá trình thành lập của từng tổ chức?
Tại sao một số hội viên của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội ở Bắc kỳ lại chủ động thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam?
GV giới thiệu bức ảnh ngôi nhà 5D phố Hàm Long - Hà Nội
GV giới thiệu thân thế và sự nghiệp của Ngô Gia Tự và Nguyễn Đức Cảnh.
( Ngô Gia Tự 3/12/1908 quê Tam Sơn, Từ Sơn, Bắc Ninh. Cha là cụ Ngô Gia Du, Mẹ là cụ Nguyễn Thị Bốy, sinh ra trong gia đình nông dân lao động, năm 1922 tốt nghiệp bậc tiểu học và đỗ vào trường Bưởi-Hà Nội, đồng chí tích cực tham gia hoạt động cách mạng, năm 1927 được cử sang TQ dự lớp huấn luyện hội Việt Nam thanh niên do Nguyễn áI Quốc trực tiếp giảng dạy. ngày 31/5/1930 Đồng chí bị bắt ở Phú An, Thị Nghè, Sài Gòn. Cuối năm 1934 đồng chí vượt Côn Đảo cùng một số đồng chí khác trên 1 chiếc thuyền nhỏ và đã gập nạn, đồng chí hi sinh ngoài biển cả)
Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản Đảng có ý nghĩa gì?
1/ Bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam (1926-1927)
Trong năm 1926-1927 nhiều cuộc bãi công của công nhân, viên chức liên tiếp nổ ra.
Phong trào mang tính thống nhất, tính chính trị, và có sự liên kết với nhau tạo thành một làn sóng rộng khắp trên cả nước.
2/Tân Việt cách mạng Đảng (7/1928)
Sau nhiều lần đổi tên tháng 7/1928 lấy tên là Tân Việt cách mạng Đảng.
Địa bàn: Trung kỳ
Hoạt động: Nội bộ có sự đấu tranh giữa 2 khuynh hướng VS và TS
3/ Việt Nam quốc dân Đảng (1927) Khởi nghĩa Yên Bái (1930)
Việt Nam quốc dân Đảng.
Hoàn cảch: Sự phát triển mạnh của phong trào DT DC và tư tưởng Tam Dân của Tôn Trung Sơn
Ngày 25/12/1927 Viêt Nam quốc dân Đảng được thành lập.
Thành phần: Tư sản, hs, trí thức, binh lính ....
Địa bàn: Bắc kỳ
Hình thức: Bạo động, ám sát
Cuộc khởi nghĩa Yên Bái (1930)
Nguyên nhân: Sau vụ ám sát Ba Danh thực dân Pháp ra sức đàn áp, VN Quốc dân Đảng bị tổn thất nặng nề, họ quyết định khởi nghĩa.
Diễn biến: Khởi nghĩa nổ ra ở Yên Bái, Phú Thọ, Hải Dương, Hà Nội .... song bị thất bại.
Nguyên nhân thất bại: TD Pháp còn mạnh, VN Quốc Dân Đảng còn non yếu
ý nghĩa: Cổ vũ lòng yêu nước, trí căm thù giặc.
4/ Ba tổ chức cộng sản Đảng nối tiếp nhau ra đời trong năm 1929.
Cuối 1928-1929 phong trào cách mạng trong nước phát triển mạnh đòi hỏi phải có Đảng lãnh đạo.
Tháng 6/1929 Đông Dương cộng sản Đảng được thành lập ở Bắc kỳ
Tháng 8/1929 An Nam cộng sản Đảng được thành lập ở Nam kỳ
Tháng 9/1929 Đông Dương cộng sản liên đoàn được thành lập ở Trung kỳ.
4) Củng cố, dặn dò: 4p
GV: Khái quát lại toàn bộ bài, chốt lại kiến thức cần nắm
HS: Về học bài cũ, làm bài tập trong vở bài tập và tìm hiểu và trả lời những câu hỏi chuẩn bị bài mới
File đính kèm:
- giao an 92.doc