1. Nguyên nhân làm phong trào bùng nổ.
Đến cuối TK XIX, sau khi thực dân Pháp cơ bản bình định được các tỉnh đồng bằng, bọn chúng đã bắt đầu tiến lên Tây Nguyên.
- Chúng lập hệ thống đồn bốt để kìm kẹp đồng bào Tây nguyên, trong đó có các dân tộc ở Đăk Lăk - Đăk Nông.
- Chúng bắt tay vào công cuộc vơ vét, bóc lột, đàn áp các dân tộc Tây Nguyên.
- Không thể chấp nhận sự thống trị, bóc lột, đàn áp của giặc Pháp, N’Trang Lơng đã đứng lên lãnh đạo nhân dân, bao gồm các dân tộc M’Nông, Ê Đê, Kinh, chống quân xâm lược.
- Cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ năm 1909.
2. Diễn biến của phong trào đấu tranh.
Căn cứ của phong trào: tại thung lũng rừng già Bu Siết (tức Bu Jeng Kiet hay Bu Jang Chet) giáp ranh với Bu N’Drung ở thượng nguồn suối Buk Xô thuộc núi Nâm Nung (Đăk Nông)
Địa bàn hoạt động: khắp Đăk Nông và vùng phía nam của Đăk Lăk.
Các giai đoạn phát triển của phong trào:
2 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 573 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Phong trào đấu tranh chống Pháp xâm lược của đồng bào đăk lăk dưới sự lãnh đạo của n’trang lơng (1909 - 1935), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC CỦA ĐỒNG BÀO
ĐĂK LĂK DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA N’TRANG LƠNG
(1909 - 1935)
1. Nguyên nhân làm phong trào bùng nổ.
Đến cuối TK XIX, sau khi thực dân Pháp cơ bản bình định được các tỉnh đồng bằng, bọn chúng đã bắt đầu tiến lên Tây Nguyên.
- Chúng lập hệ thống đồn bốt để kìm kẹp đồng bào Tây nguyên, trong đó có các dân tộc ở Đăk Lăk - Đăk Nông.
- Chúng bắt tay vào công cuộc vơ vét, bóc lột, đàn áp các dân tộc Tây Nguyên.
- Không thể chấp nhận sự thống trị, bóc lột, đàn áp của giặc Pháp, N’Trang Lơng đã đứng lên lãnh đạo nhân dân, bao gồm các dân tộc M’Nông, Ê Đê, Kinh, chống quân xâm lược.
- Cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ năm 1909.
2. Diễn biến của phong trào đấu tranh.
Căn cứ của phong trào: tại thung lũng rừng già Bu Siết (tức Bu Jeng Kiet hay Bu Jang Chet) giáp ranh với Bu N’Drung ở thượng nguồn suối Buk Xô thuộc núi Nâm Nung (Đăk Nông)
Địa bàn hoạt động: khắp Đăk Nông và vùng phía nam của Đăk Lăk.
Các giai đoạn phát triển của phong trào:
- Giai đoạn 1909 - 1930:
1912, nghĩa quân tấn công tiêu diệt đồn Pu Sra - Sở chỉ huy của Pháp, tiêu diệt toàn bộ quân Pháp ở đây (trừ tên đồn trưởng Hăng-ri-mét lúc đó đang ở Pháp).
Đầu năm 1913, nghĩa quân tập kích tiêu diệt toán quân Pháp đồn Xrây Ktum, vượt qua cao nguyên Đồi Cỏ, lên phía Bắc đánh vào đồn Pu La mới thành lập dưới sự lãnh đạo của Bu Luk Amprah
Ngày 29 tháng 7 năm 1914, nghĩa quân lập mưu trá hàng ở làng Bu Nor (Đăk Nông), tiêu diệt tên Hăng-ri-mét cùng với một lực lượng 15 lính khố xanh, cả bọn phiên dịch, cai culi, bồi bếp tháp tùng; thu 2 thùng đạn và 3 thớt voi.
Trưa ngày 31/7/1914. N’Trang Lơng đích thân chỉ huy trận đánh đồn Mêra với sự tham gia của Bơ Xing Rđing và Bơ Ning Xning. Tiếp đó là Trận Bu Bông, trận thứ ba trong thế đánh liên hoàn và giành được thắng lợi.
Sáng ngày 15 tháng 1 năm 1915, nghĩa quân từ các phía trườn theo sườn núi đổ xuống đánh ập vào lều giết Truphô và Macgăng, tiêu diệt bọn lính không sót một tên tại làng Bu Tiên, ở phía Đông Bắc Xrây Chis.
Trong hai mùa khô 1925 - 1926 và 1926 - 1927, Cariê liên tiếp càn quét vùng S’tiêng Tây Bà Rá, rồi vùng S’tiêng Đông Bà Rá. Do các cuộc càn quét ác liệt, phong trào chống Pháp của đồng bào S’tiêng khu vực Bà Rá tạm thời lắng xuống.
1928, hai đồn đại lý Chlong Phlas (Cao Miên) và Bu Đốp (Nam Kỳ) liên tục mở những cuộc hành quân phối hợp càn quét từ phía Nam lên theo lưu vực Đắk Glun gây khó khắn cho người R’hong và người M’nông trong khu vực trong việc chống Pháp.
- Giai đoạn 1930 - 1935:
Quân Pháp đẩy mạnh tấn công để đàn áp, dập tắc phong trào.
Nghĩa quân vẫn tiếp tục tấn công tiêu diệt quân Pháp.
Ngày 26 tháng 1 năm 1931, tại La Pam, km 70 (kể từ biên giới Nam kỳ - Cao Miên), nghĩa quân đã đánh và tiêu diệt tên đại lý đồn trưởng Xnul kiêm chỉ huy công trường đường Gati (Gatille) và toàn bộ quân Pháp ở đây.
Đầu năm 1933, nghĩa quân tấn công tiêu diệt đồn cây số 55, tiếp đó đánh bại đội quân tiếp viện của Pháp do tên Lơ-công-tơ chỉ huy.
Đầu tháng 1/1934, hai trận đánh nổ ra liền nhau là trận ngày 1/1 đánh vào đồn Lơ Rôlăng do chính N’Trang Lơng chỉ huy, và trận ngày 2/1 đánh vào đồn Bu Koh của nghĩa quân M’nông – S’tiêng vùng khuỷu sông Đồng Nai. Bị Pháp kiềm chế bằng hỏa lực, cuộc tấn công thất bại.
Sau trận N’Trang Lơng đánh đồn Gati ngày 29/4/1935, thực dân Pháp thấy rõ bị uy hiếp mạnh, nên từ đầu tháng 5/1935 trở đi, chúng tung quân ra sức truy lùng nghĩa quân.
Ngày 20 tháng 5 năm 1935, quân Pháp tấn công vào căn cứ của nghĩa quân nhờ sự chỉ đường của tên phản bội Bơ Mpông Phê. Tại đây, diễn ra trận đấu bất ngờ và không cân sức về lực lượng.
N’Trang Lơng mất sáng ngày 23/5/1935 tại Bu Par, ít ngày sau khi ông bị Pháp bắn trọng thương trong trận chiến đấu cuối cùng, phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp lắng xuống.
3. Ý nghĩa lịch sử của phong trào.
- Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp do N’Trang Lơng lãnh đạo là một điển hình về sự tập hợp lực lượng, đoàn kết đấu tranh của các dân tộc Tây Nguyên chống thực dân Pháp, thể hiện tinh thần, truyền thống yêu nước, anh hùng, bất khuất chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.
- Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp do N’Trang Lơng lãnh đạo là một trang sử vẻ vang của Tổ quốc.
- N’Trang Lơng trở thành tên tuổi sáng ngời và là niềm tự hào của các dân tộc Tây Nguyên về truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất, bất hợp tác với kẻ thù.
File đính kèm:
- Lich su dia phuong NTrang Long Tom tat.doc