- Ở In-đô-nê-xi-a, từ cuối thế kỉ XIX, nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản tiến bộ ra đời. Năm 1905, các tổ chức công đoàn được thành lập và bắt đầu quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác, chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng cộng sản (1920).
- Ở Phi-líp-pin cuộc cách mạng 1896 – 1898, do giai cấp tư sản lãnh đạo chống thực dân Tây Ban Nha giành thắng lợi, dẫn tới sự thành lập nước cộng hòa Phi-líp-pin, nhưng ngay sau đó lại bị đế quốc Mĩ thôn tính
- Ở Cam-pu-chia, có cuộc khởi nghĩa của A-cha Xoa lãnh đạo ở Ta-keo (1863 – 1866), tiếp đó là khởi nghĩa của nhà sư Pu-côm-bô (1866 – 1867), có liên kết với nhân dân Việt Nam gây cho Pháp nhiều khó khăn.
- Ở Lào, năm 1901, Pha-ca-đuốc lãnh đạo nhân dân Xa-va-na-khét tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang. Cùng năm đó, cuộc khởi nghĩa ở Cao Nguyên Bô-lô-ven bùng nổ, lan sang cả Việt Nam gây nhiều khó khăn cho Thực dân Pháp trong quá trình cai trị đến năm 1907 mới bị dập tắt.
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 435 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Đề cương ôn tập học kì 1 - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I NĂM HỌC 2012 - 2013
LỊCH SỬ 8
Câu 1: Vì sao Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây ?
*Gợi ý trả lời:
- Đông Nam Á là một khu vực có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến lại đang lâm vào khủng hoảng, suy yếu
- Từ nửa sau thế kỉ XIX, tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á: Anh chiếm Mã Lai, Miến Điện; Pháp chiếm Việt Nam, Lào, Cam-pu- chia, Tây Ban Nha, Mĩ chiếm Phi-líp-pin; Hà Lan và Bồ Đào Nha chiếm In-đô-nê-xi-a.
Câu 2: Chính sách khai thác thuộc địa của TD phương Tây ở Đông Nam Á có những điểm chung nào nổi bật?
*Gợi ý trả lời:
-Vơ vét tài nguyên đưa về chính quốc.
-Không mở mang công nghiệp ở thuộc địa
-Tăng thuế, mở đồn điền, bắt lính.
-Đàn áp phong trào yêu nước.
Câu 3: Tình hình chung của các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
*Gợi ý trả lời:
-Đều là thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của chủ nghĩa tư bản phương Tây (trừ Xiêm)
-Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân diễn da lien tục, quyết liệt nhưng cuối cùng bị thất bại.
Câu 3: Trình bày phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước ĐNA:
*Gợi ý trả lời:
- Ở In-đô-nê-xi-a, từ cuối thế kỉ XIX, nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản tiến bộ ra đời. Năm 1905, các tổ chức công đoàn được thành lập và bắt đầu quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác, chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng cộng sản (1920).
- Ở Phi-líp-pin cuộc cách mạng 1896 – 1898, do giai cấp tư sản lãnh đạo chống thực dân Tây Ban Nha giành thắng lợi, dẫn tới sự thành lập nước cộng hòa Phi-líp-pin, nhưng ngay sau đó lại bị đế quốc Mĩ thôn tính
- Ở Cam-pu-chia, có cuộc khởi nghĩa của A-cha Xoa lãnh đạo ở Ta-keo (1863 – 1866), tiếp đó là khởi nghĩa của nhà sư Pu-côm-bô (1866 – 1867), có liên kết với nhân dân Việt Nam gây cho Pháp nhiều khó khăn.
- Ở Lào, năm 1901, Pha-ca-đuốc lãnh đạo nhân dân Xa-va-na-khét tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang. Cùng năm đó, cuộc khởi nghĩa ở Cao Nguyên Bô-lô-ven bùng nổ, lan sang cả Việt Nam gây nhiều khó khăn cho Thực dân Pháp trong quá trình cai trị đến năm 1907 mới bị dập tắt.
- Ở Việt Nam: Sau triều đình Huế đầu hàng, phong trào Cần Vương bùng nổ quy tụ thành nhiều cuộc khởi nghĩa lớn (1885 – 1896). Phong trào nông dân Yên thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo kéo dài 30 năm (1884 – 1913) cũng gây nhiều khó khăn cho thực dân Pháp.
Câu 4: Tại sao những phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước ĐNA cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đều thất bại?
*Gợi ý trả lời:
-Lực lượng quân xâm lược mạnh, chính quyền phong kiến nhiều nước đầu hang làm tay sai cho giặc.
-Các cuộc đấu tranh của nhân dân thiếu tổ chức và thiếu sự lãnh đạo chặt chẻ.
Câu 5: Nguyên nhân của chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918):
*Gợi ý trả lời:
Vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, sự phát triển không đều giữa các nước tư bản về kinh tế và chính trị đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa.
Câu 6: Diễn biến của chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918):
*Gợi ý trả lời:
- Giai đoạn thứ nhất: (1914 – 1916)
+ Sau sự kiện thái tử Áo – Hung bị một người Xéc – bi ám sát ( ngày 28/6/1914), từ ngày 1 đến ngày 3/8 Đức tuyên ciến với Nga và Pháp. Ngày 4/8 Anh tuyên chiến với Đức. chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.
+ Giai đoạn này, Đức tập trung lực lượng đánh phía Tây nhằm nhanh chóng thôn tính nước Pháp. Từ 1916, chiến tranh chuyển sang thế cầm cự đối với cả hai phe.
- Giai đoạn thứ hai: (1917 – 1918)
+ Tháng 2/1917, Cách mạng tháng hai diễn ra ở Nga, buộc Mĩ phải sớm nhảy vào tham chiến và đứng về phe Hiệp ước 4/1917, vì thế phe Liên Minh liên tiếp bị thất bại.
+Từ cuối năm 1917, phe Hiệp Ước liên tiếp mở các cuộc tấn công làm cho đồng minh của Đức lần lượt đầu hàng.
+ Ngày 11/11/1918, Đức đầu hàng đồng minh vô điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe Liên minh.
Câu 7: Kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918):
*Gợi ý trả lời:
- Chiến tranh gây nên nhiều tai họa cho nhân loại: 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương, nhiều thành phố, làng mạc, đường sá bị phân hủychi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỉ đô la. Phá hủy môi trường.
- Chiến tranh chỉ đem lại lợi ích cho các nước đế quốc thắng trận nhất là Mĩ. Bản đồ thế giới đã bị chia lại; Đức mất hết thuộc địa; Anh, Pháp và Mĩ được mở rộng thêm thuộc địa của mình..
*Tính chất: Là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa
Câu 8: Nội dung chính sách kinh tế mới là gì? Chính sách kinh tế mới đã có tác dụng như thế nào đến nước Nga?
*Gợi ý trả lời:
-Nội dung:
+ Bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa thay bằng thuế lương thực
+ Thực hiện tự do buôn bán, mở lại các chợ
+ Cho phép tư nhân mở các xí nghiệp nhỏ
+ Khuyến khích tư bản nước ngoài vào đầu tư ở Nga
-Tác dụng:
+ Nông nghiệp và các ngành kinh tế được phục hồi và phát triển nhanh chóng
+ Đời sống nhân dân được cải thiện
Câu 9: Những thành tựu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.
*Gợi ý trả lời:
- Trở thành nước công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa với sản lượng công nghiệp đứng đầu Châu Âu, đứng thứ hai trên thế giới ( sau Mĩ)
- Tiến hành tập thể hóa nông nghiệp, có quy mô sản xuất lớn và được cơ giới hóa.
- Về văn hóa giáo dục: Liên Xô đã thanh toán nạn mù chữ, phát triển hệ thống giáo dục Quốc dân, đạt nhiều thành tựu rực rỡ về khoa học kĩ thuật và văn hóa nghệ thuật.
- Về xã hội: Các giai cấp bóc lột đã bị xóa bỏ, chỉ còn lại hai giai cấp là công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa.
File đính kèm:
- SU 8(1).doc