Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Chương trình cả năm - Bùi Phú Hưng

/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1/ Kiến thức: HS biết:

-Một số phát minh chủ yếu về K/Thuật và quá trình công nghiệp hoá ở các nước châu Âu –Mĩ từ giữa TK XVIII đến giữa TK XIX

-Đánh giá đươc hệ quả KT, XH của CM công nghiệp

-Các cuộc CMTS nổ ra ở một số nước với những hình thức khác nhau: thống nhất Đức, Italia, Minh Trị duy tân Nhật, nội chiến ở Mĩ, cải cách nông nô ở Nga.

-Trình bày được quá trình xâm lược thuộc địa và sự hình thành hệ thống thuộc địa.

-Đôi nét về quá trình đấu tranh giữa CNTB và CĐPK trên phạm vi toàn TG.

*GDBVMT:

+K/thác nd hình 12,13,15,16 để nhận thấy sự biến đổi MT lao động (trước kia nông dân lao động ở đồng ruộng, bây giờ trong công xưởng chật hẹp, ngột ngạt ); những nơi nào đặt nhà máy chạy bằng sức nước ảnh hưởng của kiểu lao động mới đến sức khoẻ người lao động và MT sinh sống.

+Quan sát hình 17: “Lược đồ nước Anh giữa TK XVIII” và “Lược đồ nước Anh nửa đầu TK XIX” trong SGK để nêu những biến đổi ở nước Anh sau khi hoàn thành CM công nghiệp.

2/ Tư tưởng:

- Sự áp bức bóc lột của CNTB đã gây nên bao đau khổ cho nhân dân LĐ/TG.

- Nhân dân thực sự là người sáng tạo, chủ nhân của các thành tựu kỹ thuật, sản xuất.

3/ Kỹ năng:

- Khai thác nội dung + sử dụng kênh hình trong SGK.

- Biết phân tích sự kiện để rút ra kết luận; nhận định, liên hệ thực tế.

II/ Phương tiện dạy học :

*GV:Bản đồ thế giới.tranh ,ảnh ,tư liệu

*HS:

- Tìm hiểu nội dung các kênh hình trong SGK.

- Đọc và sử dụng bản đồ trong SGK.

- Sưu tầm một số tư liệu tham khảo .

 

doc122 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 742 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Chương trình cả năm - Bùi Phú Hưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yêu, biết ơn những anh hùng dân tộc. - Làm quen với phương pháp đối chiếu, so sánh, phân tích, nhận định, đánh giá. II. Phương tiện dạy học - Tranh ảnh có liên quan. - Thơ “ Người đi tìm hình của nước”- Chế Lan Viên. III. Tiến trình dạy học 1. Tổ chức 2. Kiểm tra. ? Những nét chính về phong trào Đông Du (1905- 1909)? ? Hoạt động của Đông kinh nghĩa thục và ảnh hưởng của nó đối với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở nước ta? 3. Bài mới. Hoạt động thầy- trò ? Chính sách kinh tế của Pháp ở Đông Dương trong thời kỳ chiến tranh thế giới I? * Học sinh giỏi: ? Cho biết mặt tích cực và hạn chế trong chính sách kinh tế của Pháp ở Đông Dương? + Tiêu cực: Bóc lột của cải để ném vào chiến tranh. + Tích cực: Công nghiệp khởi sắc; Nông nghiệp: Tăng diện tích trồng các loại cây công nghiệp năng suất chủng loại giống phong phú ? Em biết gì về Nguyễn Tất Thành? ? Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước? ? Hành trình ra đi tìm đường cứu nước của Người diễn ra như thế nào? ? Tại sao Nguyễn Tất Thành không đi theo con đường cứu nước như các bậc tiền bối trước (Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh ) mà quyết định đi tìm đường cứu nước theo 1 con đường mới? ? Em có nhận xét gì về con đường và cách thức mà Nguyễn Tất Thành đã trải qua tìm đường cứu nước? Nội dung II. Phong trào yêu nước trong thời kỳ chiến tranh thế giới I (1914- 1918). 1. Chính sách của thực dân Pháp ở Đông Dương trong thời chiến. - Vơ vét sức người, sức của để phục vụ chiến tranh. + Nông nghiệp: Từ chuyên canh cây lúa → trông cây công nghiệp (thầu dầu, đậu, cao su ) + Tăng cường khai thác kim loại quý hiếm. + Bắt nhân dân ta mua công trái => Đời sống nhân dân ta khổ cực → mâu thuẫn dân tộc và giai cấp gay gắt. 3. Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước. a. Tiểu sử và hoàn cảnh. - Nguyễn Tất Thành: 19.5.1890, trong một gia đình trí thức yêu nước ở xã Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. b. Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành từ 1911- 1916. - Năm 1911: Ra đi tìm đường cứu nước. - Từ 1911- 1916: Người qua nhiều nước ở châu Phi, châu Âu, châu Mĩ. - Năm 1917: Người trở lại Pháp. + Hoạt động trong phong trào công nhân Pháp. + Tiếp nhận ảnh hưởng của CMT10 Nga. => Bước đầu hoạt động của Người mở ra chân trời mới cho cách mạng Việt Nam. 4. Củng cố. ? Trình bày đặc điểm nổi bật của phong trào yêu nước trong những năm 1914- 1918? ? Hướng đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì khác so với các bậc tiền bối? 5. Hướng dẫn về nhà: Học bài. Chuẩn bị bài ôn tập. Ngày soạn: 1/5/2012 Ngày dạy: 3/5/2012 Tiết 51. Bài 31: ÔN TẬP LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1858- 1918 I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố những kiến thức cơ bản về: - Lịch sử dân tộc thời kỳ giữa TK XIX đến chiến tranh thế giới I. - Tiến trình xâm lược của Pháp, cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta, nguyên nhân thất bại của công cuộc giữ nước cuối TK XIX. - Đặc điểm, diễn biến cơ bản của phong trào đấu tranh vũ trang trong phạm trù phong kiến. - Bước chuyển biến của phong trào yêu nước đầu TK XIX. 2. Tư tưởng - Củng cố lòng yêu nước, ý chí căm thù giặc. Trân trọng các tấm gương dũng cảm vì dân, vì nước, noi gương học tập cha anh. 3. Kỹ năng - Rèn kỹ năng tổng hợp trong việc học tập môn lịch sử, kỹ năng phân tích, nhận xét, đánh giá. II.Phương tiện dạy học - Lược đồ một số cuộc khởi nghĩa cuối TK XIX. - Tranh ảnh có liên quan. III. Tiến trình dạy học 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra. Kết hợp trong giờ. 3. Bài mới. I. Những sự kiện lịch sử chính. 1. Quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp và cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta từ 1858- 1884 (lập bảng thống kê) Thời gian Qúa trình xâm lược của thực dân Pháp Cuộc đấu tranh của nhân dân ta 1.9.1858 T2.1959 T2.1962 T6.1867 20.11.1873 18.8.1883 - Thực dân Pháp đánh chiếm bán đảo Sơn Trà mở màn xâm lược Việt Nam. - Pháp kéo vào Gia Định - Pháp đánh Gia Định, Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long. - Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây. - Pháp đánh thành Hà Nội - Pháp đánh vào Huế. Quân dân ta dưới sự lãnh đạo của triều đình đã đánh trả quyết liệt. - Ta ngăn chặn địch ở đây. - Quân triều đình chống đỡ không nổi → ký Hiệp ước Nhâm Tuất (5.6.1862) cắt cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ. - Nhân dân 6 tỉnh Nam kỳ nổi lên khởi nghĩa quân triều đình thất bại. Nhân dân tiếp tục kháng chiến. - Triều đình đầu hàng, kí Hiệp ước Hác-măng rồi Patơ-nốt (6.6.1884). 2. Phong trào Cần Vương (1885- 1896) (Lập niên biểu). Thời gian Sự kiện tiêu biểu 5.7.1885 13.7.1885 1886- 1887 1883- 1892 1885- 1895 - Cuộc phản công của phái chủ chiến ở kinh thành Huế. - Vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương. - Khởi nghĩa Ba Đình → thất bại. (Lãnh đạo: Phạm Bành và Đinh Công Tráng). - Khởi nghĩa Bãi Sậy → thất bại. (Lãnh đạo: Đinh Gia Quế- Nguyễn Thiện Thuật). - Khởi nghĩa Hương Khê → thất bại sau 10 năm tồn tại. (Lãnh đạo; Phan Đình Phùng- Cao Thắng) 3. Phong trào yêu nước đầu Tk XX (đến năm 1918) (lập bảng). Phong trào Chủ trương Biện pháp đấu tranh Thành phần tham gia - Phong trào Đông Du (1905- 1909) - Giành độc lập, xây dựng xã hội tiến bộ. - Bạo động vũ trang để giành độc lập. Cầu viện Nhật Bản. - Nhiều thành phần nhưng chủ yếu là thanh niên yêu nước. - Đông kinh nghĩa thục (1907) - Giành độc lập, xây dựng xã hội tiến bộ. - Truyền bá tư tưởng mới, vận động chấn hưng đất nước. - Đông đảo nhân dân tham gia nhiều tầng lớp xã hội. - Cuộc vận động Duy Tân ở Trung kỳ (1908) - Nâng cao ý thức tự cường để đi đến giành độc lập. - Mở trường, diễn thuyết tuyên truyền, đả phá phong tục lạc hậu, bỏ cái cũ, học theo cái mới, cổ động mở mang công thương nghiệp. - Đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. - Phong trào chống thuế ở Trung kỳ - Chống đi phu, chống sưu cao thuế nặng. - Từ đấu tranh hoà bình, phong trào dần thiên về xu hướng bạo động. - Đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, chủ yếu là nông dân. II. Những nội dung chủ yếu. - Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm. Nhóm 1: Vì sao thực dân Pháp xâm lược nước ta? Nhóm 2: Nguyên nhân nước ta trở thành thuộc địa của Pháp. Nhóm 3: Nhận xét chung về phong trào chống Pháp cuối TK XIX? Nhóm 4: Nhận xét về phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu TK XX? Nhóm 5: Nêu và nhận xét về bước đầu hoạt động cứu nước của Nguyễn Tất Thành? - Nguyên nhân sâu xa: Do sự phát triển của chủ nghĩa thực dân → nhu cầu xâm luợc thuộc địa - Thái độ của triều đình Huế gồm 2 phái chủ chiến và chủ hoà. → Trách nhiệm của triều đình Huế trong việc để mất nước ta vào tay Pháp. - Quy mô rộng lớn, lực lượng tham gia đông đảo các tầng lớp nhân dân, tính chất quyết liệt. - - III. Bài tập thực hành. Bài tập 1: So sáng khởi nghĩa Yên Thế có điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời? Bài tập 2: So sánh xu hướng cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh? (Xu hướng, chủ trương, biện pháp, khả năng thực hiện, tác dụng, hạn chế). 4. Củng cố - Hệ thống nội dung cơ bản. 5. Hướng dẫn về nhà Ôn tập tốt chuẩn bị cho thi học kỳ II. Ngày dạy: Tiết 51: KIỂM TRA HỌC KỲ II I. MỤC TIÊU: - Giúp học sinh: + Hệ thống hoá lại toàn bộ phần lịch sử Việt Nam từ 1958- 1918. + Học sinh ghi nhớ những sự kiện lịch sử tiêu biểu của giai đoạn này. - Giáo dục lòng yêu nước, tinh thần học tập tự giác, yêu thích bộ môn này. - Rèn kỹ năng đánh giá, nhận định, so sánh các vấn đề lịch sử. II. CHUẨN BỊ. ; - Đề phô tô cho học sinh. III. THỰC HIỆN. 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra. - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới. ĐỀ BÀI. Câu 1: a. Lập bảng thống kê về những đề nghị cải cách của Việt Nam cuối TK XIX- đầu TK XX theo mẫu: Thời gian Người đề nghị Nội dung đề nghị b. Kết cục, ý nghĩa của những đề nghị cải cách nêu trên? Câu 2: Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất. 1. Khởi nghĩa Yên Thế là phong trào của ai: A. Phong trào của nông dân C. Phong trào của công nhân B. Phong trào của tiểu tư sản. D. Phong trào của tư sản. 2. Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào thời gian nào? A. 5.6.1911 C. 5.6.1912 B. 6.5.1911. D. 6.5.1912. 3. Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương là: A. Khởi nghĩa Bãi Sậy C. Khởi nghĩa Hương Khê B. Khởi nghĩa Ba Đình. D. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh. 4. Hiệp ước chấm dứt sự tồn tại của triều đình Phong kiến nhà Nguyễn là: A. Hiệp ước Nhâm Tuất. C. Hiệp ước Patơ-nốt B. Hiệp ước Giáp Tuất. D. Hiệp ước Hac-măng. Câu 3: Trình bày nội dung Hiệp ước Hac-măng? Câu 4: Tại sao nói từ 1858- 1884 là quá trình đầu hàng từng bước đi đến đầu hàng toàn bộ của triều đình Huế trước thực dân Pháp xâm lược? ĐÁP ÁN. Câu 1: (2đ). - Năm 1868: Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển Trà Lí (Nam Định). Đinh Văn Điền xin đẩy mạnh khai khẩn đất hoang - Năm 1872: Viện Thương Bạc xin mở 3 cửa biển ở miền Bắc và miền Trung để thông thương với bên ngoài. - Từ 1863- 1871: Nguyễn Trường Tộ đã kiên trì gửi lên triều đình Huế 30 bản điều trần - Từ 1877- 1882: Nguyễn Lộ Trạch dâng 2 bản “Thời vụ sách” lên vua Tự Đức bảo vệ đất nước. - Kết cục: Các đề nghị cải cách đều không được thực hiện. - Ý nghĩa: + Tấn công vào những tư tưởng bảo thủ của triều đình nhà Nguyễn. + Phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết thức thời. => Chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào Duy Tân ở Việt Nam đầu TK XX. Câu 2: (1đ). 1. A 3. C 2. A 4. C Câu 3: (3đ): Trình bày đủ 5 nội dung cơ bản, có nhận xét, đánh giá của bản thân. Câu 4: (4đ). Chứng minh được: - T9.1858: Pháp xâm lược nước ta. - Ngày 5.6.1862 triều đình Huế ký với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất nhượng cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ. - Ngày 15.3.1874: Triều đình Huế ký với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất thừa nhận 6 tỉnh Nam kỳ hoàn toàn thuộc Pháp - Ngày 6.6.1884: Hiệp ước Patơ-nốt được ký, Việt Nam trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến. => Có nhận xét gì đánh giá của bản thân. 4. Củng cố. - Nhắc nhở học sinh làm bài tự giác, nghiêm túc. - Hết giờ thu bài chấm. 5. Hướng dẫn về nhà: - Chuẩn bị những mẩu chuyện về lịch sử của địa phương, quê hương đất nước. - Tìm hiểu những di tích lịch sử của địa phương.

File đính kèm:

  • docLịch sử 8.doc
Giáo án liên quan