HS: Đọc mục 1 sgk
? Nghĩa quân Tây Sơn có những hoạt động gì?
* Cho hs quan sát lược đồ khởi nghĩa Tây Sơn chỉ cho hs thành Quy Nhơn- An Khê- Bình Định.
GV: Kể truyện: Nguyễn Nhạc giả vờ bị bắt nhốt vào cũi sai nghĩa quân khiêng vào nộp cho chúa Nguyễn nửa đêm ông phá cũi đánh ra phối hợp quân ngoài đánh vào hạ thành Quy Nhơn.
* GV: Đinh niên đại 1773 ở địa danh trên bản đồ.
? Nhận xét cách hạ thành Quy Nhơn của Nguyễn Nhạc ?
* HS: Táo bạo, dũng cảm, thông minh, bất ngờ địch bị động
? Sau khi hạ thành vùng kiểm soát của nghĩa quân thay đổi ntn?
4 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 465 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tuần 27 - Tiết 53, Bài 25: Phong trào Tây Sơn - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Thị Lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:9/03/2014
Ngày dạy : 10 /3/2014
Tiết 53- Bài 25 (tiếp ) : PHONG TRÀO TÂY SƠN
II. TÂY SƠN LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN NGUYỄN
VÀ ĐÁNH TAN QUÂN XÂM LƯỢC XIÊM
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức :
- Các mốc quan trộng của phong trào Tây Sơn, đánh đổ tập đoàn phong kiến phản động, tiêu diệt quân Xiêm thống nhất đất nước
- Tài chỉ huy quân sự của Nguyễn Huệ
2. Tư tưởng :
- Tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc, những chiến công vĩ đại của nghĩa quân Tây Sơn
3. Kỹ năng :
- Trình bày diễn biến của pgong trào tây Sơn bằng lược đồ
- Trình bày diễn biến chiến thắng Rạch Gầm- Xoài Mút trên lược đồ
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên:
- Lược đồ khởi nghĩa Tây Sơn
- Lược đồ chiến thắng Rạch Gầm- Xoài Mút
2. Học sinh:
- Đồ dùng học tập
III. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định: ( 1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
* Nêu những nét chính về tình hình xã hội Đàng trong XVIII?
* Trình bài trên lược đồ về các căn cứ của nghĩa quân Tây Sơn
3. Bài mới: ( 34 phút)
Hoạt động dạy và học
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1: Tìm hiểu 1
HS: Đọc mục 1 sgk
? Nghĩa quân Tây Sơn có những hoạt động gì?
* Cho hs quan sát lược đồ khởi nghĩa Tây Sơn chỉ cho hs thành Quy Nhơn- An Khê- Bình Định.
GV: Kể truyện: Nguyễn Nhạc giả vờ bị bắt nhốt vào cũi sai nghĩa quân khiêng vào nộp cho chúa Nguyễn nửa đêm ông phá cũi đánh ra phối hợp quân ngoài đánh vào hạ thành Quy Nhơn.
* GV: Đinh niên đại 1773 ở địa danh trên bản đồ.
? Nhận xét cách hạ thành Quy Nhơn của Nguyễn Nhạc ?
* HS: Táo bạo, dũng cảm, thông minh, bất ngờ địch bị động
? Sau khi hạ thành vùng kiểm soát của nghĩa quân thay đổi ntn?
* GV: Chỉ vùng từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận nghĩa quân làm chủ sau khi chiếm thành Quy Nhơn
? Biết tin Tây Sơn nổi dậy chúa Trịnh ở Đàng ngoài đã có hoạt động gì?
? Chúa Nguyễn có hoạt động gì?
? Hành động của nghĩa quân Tây Sơn?
? Tại sao Nguyễn Nhạc lại phải hoà hoãn với quân Trịnh ?
? Quá trình tấn công quân Nguyễn của nghĩa quân Tây Sơn diễn ra ntn?
* HS lên chỉ trên lược đồ.
? Kết quả của cuộc tiến công ntn?
? Theo em vì sao cuộc khởi nghĩa lan rộng , nhanh và giành thắng lợi
HS: Trả lời: Nhân dân hưởng ứng tài trí
của anh em Tây Sơn
*Hoạt động 2 :
HS: Đọc mục 2 sgk
-? Vì sao quân Xiêm xâm lược nước ta?
? Em biết gì về quân Xiêm ?
? Thái độ của quân Xiêm như thế nào khi vào nước ta?
Gv treo lược đồ H58 phóng to- Giới thiệu.
? Nghĩa quân Tây Sơn chọn nơi nào làm trận quyết chiến?
GV: Chỉ bản đồ địa danh Mỹ Tho ( Đại bản doanh của nghĩa quân)
? Vì sao Nguyễn Huệ lại chọn khúc sông này?
Gv ghi các mốc tg y/c hs lên bảng điền diễn biến trận chiến
* Gv tường thuật lại diễn biến trên lược đồ -> Y/c hs lên chỉ lại
GV: Kết quả của chiến thắng đó?
HS: Trả lời
HS: Thảo luận nhóm:ý nghĩa của chiến thắng Rạch Gầm- Xoài Mút
HS: Đại diện các nhóm trình bày ý kiến
+ Đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm, khẳng định sức mạnh của nghĩa quân.
GV: Sơ kết toàn bài
1. Lật đổ chính quyền họ Nguyễn:
* Hoạt động của nghĩa quân Tây Sơn:
- Tháng 9- 1773 : Hạ thành Quy Nhơn.
- Năm 1774 mở rộng kiểm soát từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận
- Khi quân Trịnh đánh vào Phú Xuân (Huế) Nguyễn Nhạc phải hoãn với quân Trịnh.
- Từ 1776- 1783: 4 lần tấn công quân Nguyễn.
* Kết quả: Chính quyền họ Nguyễn bị lật đổ.
2. Chiến thắng Rạch Gầm- Xoài Mút (1785):
a. Nguyên nhân:
- Nguyễn Ánh cầu cứu quân Xiêm
b. Diễn biến:
- Giữa năm 1784: quân Xiêm kéo vào Gia Định
- Tháng 1- 1785 : Nguyễn Huệ chọn Rạch Gầm- Xoài Mút làm trận địa quyết chiến.
- 19/1/1785: Nguyễn Huệ cho quân nhử địch vào trận địa mai phục-> thủy binh ta từ Rạch Gầm, Xoài Mút và cù lao Thới Sơn xông thẳng vào đội hình địch đang xuôi theo dòng nước.
* Kết quả:
- Quân Xiêm bị tiêu diệt.
* Ý nghĩa: - Đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm, khẳng định sức mạnh của nghĩa quân.
IV. Củng cố: ( 3 phút) - Các mốc niên đại đính trên lược đồ gắn với sự kiện quan trọng nào?ý nghĩa của từng sự kiện
V. Dặn dò: ( 2 phút) - Học bài theo câu hỏi trong sgk
- Chuẩn bị bài 25 mục III
Ngày soạn :9/032014
Ngày dạy : 11/3/2014
Tiết 54- Bài 25 : PHONG TRÀO TÂY SƠN (Tiếp theo)
III. TÂY SƠN LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN HỌ TRỊNH
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: - Mốc niên đại gắn liền với hoạt động của nghĩa quân Tây Sơn đánh đổ vau Lê, chúa Trịnh
2. Kỹ năng : Trình bày diễn biễn trận đánh trên bản đồ
3.Thái độ : Tự hào truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc, chiến công vĩ đại của nghĩa quân Tây Sơn
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên - Lược đồ Tây Sơn chống các thế lực phong kiến
- Phiếu học tập, bảng phụ
2. Học sinh : Đồ dùng học tập
III. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
? Dùng lược đồ thuật lại chiến thắng Rạch Gầm- Xoài Mút? ý nghĩa của sự kiện đó?
3. Bài mới: ( 32 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu 1
HS: Đọc mục 1 sgk
? Tình hình quân Trịnh đóng ở Phú Xuân như thế nào?
? Trước tình hình đó nghĩa quân Tây Sơn có quyết định gì?
? KQ ntn?
GV: Chỉ lược đồ về việc đánh Phú Xuân của Nguyễn Huệ và kể cho hs : Thuỷ quân Tây Sơn lợi dụng thuỷ triều lên cao để quyết chiến với địch
GV: chỉ trên lược đò thành Phú Xuân.
? Vì sao Nguyễn Huệ lại nêu danh nghĩa “ Phù Lê diệt Trịnh”
GV: Chỉ bản đồ và trình bày tiếp dựa theo sgk
? Khi tiến quân ra Bắc Nguyễn Huệ có những việc làm gì? Kq?
? Vì sao quân Tây Sơn tiêu diệt họ Trịnh nhanh như vậy?
? Sau khi lật đổ cq Trịnh Nguyễn Huệ đã làm gì?
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu 2
HS: Đọc mục 2 sgk
? Tình hình Bắc Hà sau khi quân Tây Sơn rút vào Nam?
HS: Con cháu họ Trịnh nổi loạn, Lê Chiêu Thống bạc nhược
? Để giải quyết tình hình trên vua Lê đã làm gì ? Kq ?
* Hs đọc chữ in nhỏ
GV: Chỉ lược đồ 3 vùng nơi anh em Tây Sơn chiếm giữ
? Nguyễn Hữu Chỉnh có hành động gì?
? Em có nhận xét gì về côn người NHC?
? Trước tình đó Nguyễn Huệ đã làm gì?
? Sau khi diệt được Chỉnh , Nhậm có hành động gì? Nhận xét về hành động đó?
HS: Cử Vũ Văn Nhậm ra Bắc diệt Chỉnh. Năm1788 Nguyễn Huệ ra Bắc lần 2 tiêu diệt Nhậm có ý đồ mưu phản
GV: Nhấn mạnh việc tiến quân ra Bắc lần 2 được nhiều sỹ phu nổi tiếng giúp đỡ.
? Tình hình Bắc Hà ntn?
? Vì sao Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà?
HS: Nhân dân giúp đỡ, lực lượng hùng mạnh, chính quyền phong kiến yếu
? Việc lật đổ các tập đoàn phong kiến nhà Lê, Trịnh có ý nghĩa gì?
HS: Xoá bỏ sự chia cắt đất nước, đặt cơ sở cho việc thống nhất đất nước
GV: Sơ kết toàn bài
1. Hạ thành Phú Xuân- Tiến ra Bắc Hà tiêu diệt họ Trịnh:
* Hạ thành Phú Xuân:
- 6/1786: Tây Sơn đánh thành Phú Xuân-> quân Trịnh bị tiêu diệt-> hạ thành Phú Xuân gp toàn bộ đất Đành Trong.
* Tiến quân ra Bắc Hà :
- Nêu khẩu hiệu: “ phù Lê diệt Trịnh” , Kêu gọi nd hưởng ứng.
- Giữa năm 1786 Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long , lật đổ họ Trịnh.
-> Giao chính quyền cho vua Lê.
2. Nguyễn Hữu Chỉnh mưu phản- Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà:
* Tình hình Bắc Hà:
- Con cháu họ Trịnh nổi loạn vua Lê không dẹp nổi.
* Nguyễn Hữu Chỉnh:
- Giúp vua Lê dẹp loạn xong lộng quyền, xây dựng lực lượng riêng chống Tây Sơn.
=> Mưu mô , tráo trở, phản trắc.
* Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà:
- Cử Vũ Văn Nhậm ra Bắc diệt Chỉnh, diệt xong Nhậm lại có mưu đồ riêng.
- 1778: Nguyễn Huệ tiến quân ra Thăng Long tiêu diệt Nhậm, thu phục Bắc Hà-> Cq nhà Lê sụp đổ.
-
* ý nghĩa: Tiêu diệt chúa Nguyễn ở Đàng trong, và chúa Trịnh ở Đàng ngoài. Đặt cơ sở cho việc thống nhất đất nước.
4. Củng cố: (5’)- Sử dụng các mốc niên đại trên lược đồ theo trình tự thời gian để nêu diễn biễn phong trào Tây Sơn?
- Nêu vai trò của Nguyễn Huệ trong phong trào tây sơn?
5. Dặn dò : (3’)
- Học bài theo câu hỏi sgk
- Chuẩn bài 25- phần IV
File đính kèm:
- su 7.doc