Hoạt động 1: Tìm hiểu về triều đình nhà Lê.
GV giới thiệu: Trải qua các triều đại: Lý Thái Tổ triều đình phong kiến vững vàng, kinh tế ổn định
? Vậy bước sang thế kỷ XVI Tình hình nhà Lê sơ có những gì đáng chú ý ?
HS: ( Thế kỷ XVI, Lê uy Mục, Lê Tương Dực lên ngôi -> Nhà Lê suy yếu dần .)
? Nguyên nhân nào -> nhà Lê suy yếu ?
HS: đọc phần in nghiêng sgk .
GV phân tích: Uy Mục bị giết , Tương Dực lên thay bắt nhân dân xây dựng đại điện và cửu trùng đài to lớn và chỉ mãi mê ăn chơi trụy lạc “ Tướng hiếu dâm như tướng lợn” -> Vua lợn .
? Sự suy thoái của các tầng lớp thống trị khiến triều đình phong kiến phân hóa như thế nào ?
HS: Nội bộ triều đình kéo bè cánh tranh chấp quyền lực. Dưới triều Uy Mục quý tộc ngoại thích nắm hết binh quyền. Dưới triều Tương Dực: Tướng Trịnh Duy Sản gây thành phe phái
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 600 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tuần 24 - Tiết 46, Bài 22: Sự suy yếu của nhà nước trugn ương tập quyền (XVI - XVIII) (Tiết 1) - Năm học 2013-2014 - Võ Thị Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/02/2014
Ngày dạy: 13/02/2014
Tuần: 24
Tiết: 46
CHƯƠNG V. ĐẠI VIỆT Ở CÁC THẾ KỈ XVI – XVIII
BÀI 22. SỰ SUY YẾU CỦA NHÀ NƯỚC TRUNG ƯƠNG TẬP QUYỀN
(XVI – XVIII) (Tiết 1)
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
1/Kiến thức: HS nắm được:
Nguyên nhân, diễn biến, kết quả các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng ngoài.
2/Tư tưởng:
-Tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của nhân dân .
- Hiểu được rằng: Nước nhà thịnh trị hay suy vong là do ở lòng dân .
3/Kỷ năng :
- Đánh giá nguyên nhân suy yếu của triều đình phong kiến nhà Lê ( Kể từ thế kỷ XVI )
II/ CHUẨN BỊ :
1/ Giáo viên: Giáo án, bảng phụ. Lược đồ phong trào nông dân thế kỷ XVI.
2/ Học sinh: Học bài ở nhà và đọc trước nội dung bài mới.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
1/Kiểm tra bài cũ:
- Văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật thời Lê sơ đạt được những thnàh tựu nổi bật như thế nào ? Vì sao có những thanh tựu đó ?
2/Giới thiệu bài : Thế kỷ XV nhà Lê sơ đã đạt đựơc nhiều thành tựu nổi bật về mọi mặt. Do đó đây được coi là thời kì thịnh trị của nhà nước phong kiến tập quyền. Nhưng từ thế kỷ XVI trở đi, nhà Lê dần dần suy yếu .
3/Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Tìm hiểu về triều đình nhà Lê.
GV giới thiệu: Trải qua các triều đại: Lý Thái Tổ triều đình phong kiến vững vàng, kinh tế ổn định
? Vậy bước sang thế kỷ XVI Tình hình nhà Lê sơ có những gì đáng chú ý ?
HS: ( Thế kỷ XVI, Lê uy Mục, Lê Tương Dực lên ngôi -> Nhà Lê suy yếu dần .)
? Nguyên nhân nào -> nhà Lê suy yếu ?
HS: đọc phần in nghiêng sgk .
GV phân tích: Uy Mục bị giết , Tương Dực lên thay bắt nhân dân xây dựng đại điện và cửu trùng đài to lớn và chỉ mãi mê ăn chơi trụy lạc “ Tướng hiếu dâm như tướng lợn” -> Vua lợn .
? Sự suy thoái của các tầng lớp thống trị khiến triều đình phong kiến phân hóa như thế nào ?
HS: Nội bộ triều đình kéo bè cánh tranh chấp quyền lực. Dưới triều Uy Mục quý tộc ngoại thích nắm hết binh quyền. Dưới triều Tương Dực: Tướng Trịnh Duy Sản gây thành phe phái mới đánh nhau liên miên .
? Em có nhận xét gì về các vua Lê ở thế kỷ XVI so với vua Lê Thánh Tông ?
HS: ( Kém về năng lực và nhân cách, đẩy chính quyền và đất nước vào thế tự suy vong . )
Hoạt động 2: Tìm hiểu về phong trào nông dân thế kỉ XVI.
? Sự suy yếu của triều đình nhà Lê dẫn đến hậu quả gì ?
HS: ( Đời sống nhân dân cực khổ )=> đấu tranh.
? Vì sao đời sống nhân dân cực khổ ?
HS: đọc phần in nghiêng sgk.
? Thái độ của nhân dân với tầng lớp quan lại thống trị như thế nào
GV phân tích: ( Mâu thuẩn : nông dân >< nhà nước phong kiến ngày càng gay gắt . Đó là nguyên nhân dẫn đến bùng nổ các cuộc khởi nghĩa )
GV: dùng lược đồ trình bày diễn biến các cuộc khởi nghĩa
? Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh của nông dân thế kỷ XVI ?
HS: ( Quy mô rộng lớn nhưng nổ ra lẻ tẻ, chưa đồng loạt )
? Các cuộc khởi nghĩa thất bại nhưng có ý nghĩa gì ?
1/Triều đình nhà Lê :
- Từ đầu thế kỉ XVI Tầng lớp thống trị đã thoái hóa:
+ Vua quan ăn chơi xa xỉ, không lo việc nước , hoang dâm vô độ.
+ Nội bộ chia bè kéo cánh tranh giành quyền lực
=> Triều đình rối loạn
2/ Phong trào khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI :
a/ Nguyên nhân :
- Quan lại địa phương cây quyền ức hiếp nhân dân.
- Đời sống nhân dân khổ cực .
- Mâu thuẩn giai cấp lên cao .
+ Nông dân >< Địa chủ
+ Nhân dân >< Nhà nước
b. Diễn biến
- Khởi nghĩa Trần Tuân : 1511 ở Hưng Hoá (Tây Bắc) và Sơn Tây (Vĩnh Phúc – Phú Thọ) ® Uy hiếp kinh thành Thăng Long.
- Khởi nghĩa Trần Cảo (Quân ba chỏm): 1516 ở Đông Triều (Quảng Ninh) ® 3 lần tấn công Thăng Long.
c.Kết quả- ý nghĩa
- Kết quả: Các cuộc khởi nghĩa đều bị dập tắt
- Ỳ nghĩa: Giáng một đòn mạnh mẽ vào chính quyền nhà Lê® nhà Lê mau chóng sụp đổ.
4/ Củng cố:
- Những nét chính về tình hình nhà Lêsơ ở thế kỷ XVI ?
- Trình bày những nét chính về diễn biến của phong trào nông dân trên lược đồ ?
* Bài tập : Đầu thế kỷ XVI , triều đình nhà Lê
a Phát triển hoàn chỉnh, hùng mạnh. b Bước vào thời kỳ thịnh đạt.
c Bắt đầu suy thoái. d Tiếp tục ổn định.
5/ Hướng dẫn học tập ở nhà:
- Học bài theo các câu hỏi Sgk.
- Chuẩn bị bài mới : Phần II
IV. Rút kinh nghiệm:
....
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- TUAN 24 SU 7 TIET 46 2013 2014.doc