I., MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh nắm được những nét chủ yếu về hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm cuối 1424 đến cuối năm 1425.
- Thấy được sự lớn mạnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong thời gian này từ chỗ bị động đối phó với quân Minh ở miền tây Thanh Hoá tiến đếnlàm chủ một vùng rộng lớn ở miền Trung và bao vây được Đông Quan-Thăng Long.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng lược đồ thuật lại sự kiện lịch sử.
- Nhận xét các sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu.
3.Tư tưởng: Giáo dục cho học sinh truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất kiên cường và lòng tự hào dân tộc.
II. CHUẨN BỊ:
- Thầy: Lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn, lược đồ tiến quân ra Bắc của nghĩa quân Lam Sơn.
- Trò: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1.Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Trình bày tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giai đoạn 1418-1423
* Đáp án: - Năm 1418, Lê lợi dựng cờ khởi nghĩa Lam Sơn\
- Bị giặc bao vây, nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh, Lê Lai liều chết cứu chủ tướng
- Năm 1421, quân Minh càn quét, ta phải rút lên núi Chí Linh lần thứ 2, gặp muôn vàn khó khăn
- Năm 1423, Lê lợi hoà hoãn với quân Minh, năm 1424 quân Minh trở mặt tấn công, cuộc khởi nghĩa bức sang một giai đoạn mới
3.Bài mới: - Ta hoà hoãn với quân Minh được một thời gian ngắn, vì không mua chuộc được Lê Lợi nên quân Minh trở mặt tấn công. Ta phải rút quân vào Nghệ An xây dựng lực lượng, giải phóng Nghệ An- Tân Bình- Thuận Hoá và tiến quân ra Bắc
105 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 429 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2013-2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0. KIỂM TRA HỌC KÌ II
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
- Kiểm tra nhằm đáng giá nhận thức của H về những kiến thức cơ bản của chương trình lịch sử đã học, đặc biệt là chương trình học kì II.
- Rèn luyện các kỹ năng làm các bài tập lịch sử dạng trắc nghiệm , kỹ năng nhớ chính sác các niên đại lịch sử.
- Rèn luyện thái độ nghiêm túc và ý thức vươn lên trong học tập lịch sử.
Về kiến thức:
Kiểm tra nội dung cơ bản trong các chủ đề sau:
- Đại Việt Thời Lê Sơ
- Đại Việt ở các thế kỉ XVI-XVII
- Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX
2. Về kĩ năng:
- Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng trình bày, viết bài, thực hành bài tập, vận dụng kiến thức...
3. Về thái độ, tư tưởng tình cảm:
- Giáo dục tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc, yêu kính những con người đã xả thân vì đất nước.
II .HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:
- Kiểm tra tự luận
III. THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Tên Chủ đề
(nội dung, chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
- Đại Việt Thời Lê Sơ
Phân tích những nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
3
1
3
30 %
- Đại Việt ở các thế kỉ XVI-XVII
Trình bày tóm tắt diễn biến của chiến thắng Ngọc Hồi- Đống Đa
Vì sao Quang Trung quyết định đánh tan quân Thanh vào dịp tết Kỉ dậu (1789)
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1/2
2
1/2
2
1
4
40%
- Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX
Nêu một số thành tựu KH-KT ở nước ta cuối thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
3
1
3
30%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
1/2 + 1
5
50 %
1/2
2
20 %
1
3
30 %
3
10
100
IV. BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MA TRẬN:
ĐỀ BÀI 1
Câu 1. (3 điểm) Hãy phân tích những nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
Câu 2. (4 điểm) Vì sao Quang Trung quyết định đánh tan quân Thanh vào dịp tết Kỉ dậu (1789)? Trình bày tóm tắt diễn biến trận Ngọc Hồi- Đống Đa?
Câu 3. (3 điểm) Hãy nêu một số thành tựu khoa học - kỹ thuật ở nước ta cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX?
V. XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM:
Câu 1. (3 điểm) Phân tích những nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
- Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước. (1đ)
- Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt già trẻ, nam nữ, các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa, gia nhập lực lượng vũ trang, tự vũ trang đánh giặc, ủng hộ, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân.(1đ)
- Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi.(1đ)
Câu 2. (4 điểm)Vì sao Quang Trung quyết định đánh tan quân Thanh vào dịp tết Kỉ dậu (1789)? Trình bày tóm tắt diễn biến trận Ngọc Hồi- Đống Đa
- Vua Quang Trung quyết định đánh tan quân thanh trong tết kỉ dậu (1789) vì:
+ Quân Thanh chủ quan, hống hách, ngạo mạn
+ Vào dịp tết chúng mải ăn chơi, không lo phòng bị (2đ)
- Tóm tắt diễn biến trận Ngọc Hồi- Đống Đa
+ Năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung, Từ Tam Điệp Quang Trung chia quân làm 5 đạo tiến ra Bắc Hà. (0,5đ)
+ Đêm 30 tết ta vượt sông gián khẩu, tiêu diệt đồn tiền tiêu của địch
+ Đêm mùng 3 tết ta bao vây Hà Hồi, quân giặc đầu hàng (0,5đ)
+ Mờ sáng mồng 5 tết, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi, Quân Thanh chống cự không nổi, bỏ chạy tán loạn, cùng lúc đó quân ta đánh đồn Đống Đa, tướng Sầm Nghi Đống khiếp sợ, thắt cổ tự tử. (0,5đ)
+ Nghe tin đại bại, Tôn Sĩ Nghị bàng hoàng, khiếp vía, vội vàng cùng vài võ quan vượt sông Nhị ( Sông Hồng) sang Gia Lâm.
+ Trưa mồng 5 tết, Quang trung cùng đoàn quân chiến thắng kéo vào Thăng Long
→ Trong vòng 5 ngày đêm, quân Tây Sơn quét sạch 29 vạn quân Thanh
(0,5đ)
Câu 3. (3 điểm) Hãy nêu một số thành tựu khoa học - kỹ thuật ở nước ta cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX?
* Sử học: Triều Tây sơn có bộ Đại Việt sử ký Tiền Biên, sử quán triều Nguyễn có Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện. v.v (0,5đ)
Tác giả tiêu biểu: Lê Quí Đôn, Phan Huy Chú. (0,5đ)
* Địa lý: Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, Nhất Thống Dư Địa chí của Lê Quang Định. (0,5đ)
* Y học: Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn Ông) là người thầy thuốc có uy tín lớn ở thế kỷ XVIII, ông đã phát hiện thêm công dụng của 305 vị thuốc nam và thu thập được 2854 phương thuốc trị bệnh trong dân gian, ông là tác giả bộ Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh ( 66 quyển ).(0,5đ)
* Những thành Tựu kỹ thuật: Từ Thế Kỷ XVIII, Một số kỹ thuật tiên tiến của phương tây đã ảnh hưởng vào nước ta, người thợ thủ công Nguyễn Văn Tú học được nghề làm đồng hồ và kính thiên lý. thợ thủ công nhà nước (thời Nguyễn) chế tạo được máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước và làm thí nghiệm thành công tàu thủy chạy bằng máy hơi nước. (1đ)
4. Đánh giá nhận xét sau khi chấm bài kiểm tra
a. Về nắm kiến thức: ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
b. Kỹ năng vận dụng của học sinh
..
c. Cách trình bày
d. Diễn đạt bài kiểm tra
..............................& & &.
ĐỀ BÀI 2
Câu 1: (2đ) Hãy nêu những cống hiến của Nguyễn Trãi đối với sự nghiệp của nước đại Việt ?
Câu 2: (5đ) Em hãy trình bày cuộc tiến quân ra Bắc của vua Quang Trung đại phá quân xâm lược Thanh tết kỷ dậu ( 1789 ). Ý nghĩa của chiến thắng này ?
Câu 3: (3đ) Hãy nêu một số thành tựu khoa học - kỹ thuật ở nước ta cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX
3. Đáp án
Câu 1: (2đ) Những cống hiến của Nguyễn Trãi đối với sự nghiệp của nước đại Việt ?
- Nguyễn Trãi Là nhà chính trị, quân sự đại tài, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. (1đ)
-Viết nhiều tác phẩm có giá trị: (0,25đ)
+Văn học:Bình Ngô đại cáo(0,25đ)
+Sử học,địa lí học: Quân trung từ mệnh tập,Dư địa chí(0,25đ)
-Nội dung thể hiện tư tưởng nhân đạo, yêu nước thương dân. (0,25đ)
Câu 2 (5 đ): Cuộc tiến quân ra Bắc của vua Quang Trung đại phá quân xâm lược Thanh tết kỷ dậu (1789). Ý nghĩa của chiến thắng này?
* Cuộc tiến quân ra Bắc của vua Quang Trung đại phá quân xâm lược thanh tết kỷ dậu (1789) :
- Nghe tin quân Thanh kéo vào Thăng Long, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế (1788 ) lấy niên hiệu là Quang Trung, tiến quân ra bắc. (0,5 đ)
+ Đến Nghệ An, Quang Trung tuyển quân và mở cuộc duyệt binh ở Vĩnh Doanh.(0,25 đ)
+ Đến Thanh Hóa tiếp tục tuyển quân và làm lễ tuyên thệ. (0,25 đ)
+ Ra đến Tam điệp, Quang Trung khen ngợi kế hoạch tạm thời rút quân để bảo toàn lực lượng của Ngô Thì Nhậm cùng các tướng và mở tiệc khao quân, từ đây, Quang Trung chia quân làm 5 đạo mở cuộc tiến công quân Thanh.(0,5 đ )
- Đêm 30 tết ( âm lịch ) quân ta vượt sông Gián Khẩu tiêu diệt gọn quân địch ở đồn tiền tiêu, đêm mùng 3 tết quân ta bao vây đồn Hà Hồi, quân địch bị đánh bất ngờ hạ khí giới đầu hàng. ( 0,5 đ )
- Mờ sáng mùng 5 tết , quân ta đánh Ngọc Hồi, đây là đồn quan trọng nhất của địch, khi đến sát đồn giặc, Quang Trung cho tượng binh và bộ binh đồng loạt xông tới, Quân thanh bị đánh đại bại. Khi đạo quân của Quang Trung đánh đồn Ngọc Hồi thì đạo quân của đô đốc Long tấn công đồn Đống Đa, tướng Sầm Nghi Đống khiếp sợ thắt cổ tự
tử. (1đ )
- Nghe tin đồn Ngọc Hồi - Đống Đa đại bại, Tôn Sĩ Nghị vội vàng cùng vài võ quan vượt sông Hồng sang Gia Lâm trốn về nước. ( 0, 25 đ )
- Kết quả: Trong 5 ngày đêm, quân của Quang Trung đã quét sạch 29 vạn quân Thanh và bè lũ bán nước ra khỏi nước ta. ( 0,25 đ )
* Ý nghĩa: Thắng lợi đại phá quân Thanh có ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn, đánh dấu một chiến công oanh liệt vào bậc nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta, giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của tổ quốc, một lần nữa đập tan cuồng vọng xâm lược của các đế chế quân chủ phương bắc. ( 1,5 đ )
Câu 3: ( 3 đ ) Một số thành tựu khoa học - kỹ thuật ở nước ta cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX:
* Sử học: Triều Tây sơn có bộ Đại Việt sử ký Tiền Biên, sử quán triều Nguyễn có Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện. v.v
Tác giả tiêu biểu: Lê Quí Đôn, Phan Huy Chú . (0,5 đ)
* Địa lý: Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, Nhất Thống Dư Địa chí của Lê Quang Định. (0,5 đ)
* Y học: Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn Ông) là người thầy thuốc có uy tín lớn ở thế kỷ XVIII, ông đã phát hiện thêm công dụng của 305 vị thuốc nam và thu thập được 2854 phương thuốc trị bệnh trong dân gian, ông là tác giả bộ Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh ( 66 quyển ).( 1 đ )
* Những thành Tựu kỹ thuật: từ Thế Kỷ XVIII, Một số kỹ thuật tiên tiến của phương tây đã ảnh hưởng vào nước ta, người thợ thủ công Nguyễn Văn Tú học được nghề làm đồng hồ và kính thiên lý. thợ thủ công nhà nước (thời Nguyễn ) chế tạo được máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước và làm thí nghiệm thành công tàu thủy chạy bằng máy hơi nước.(1 đ)
4. Đánh giá nhận xét sau khi chấm bài kiểm tra
a. Về nắm kiến thức: ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
b. Kỹ năng vận dụng của học sinh
c. Cách trình bày
d. Diễn đạt bài kiểm tra
..............................& & &.
File đính kèm:
- lich su 7 chuan.doc