Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 27: Làm bài tập Lịch sử - Năm học 2014-2015

GV Phát phiếu học tập cho HS làm các bài tập 1,2,3.

HS các nhóm làm và báo cáo kết quả

Câu 1: Âm mưu của nhà Hán khi gộp Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc :

 A. Muốn xâm chiếm nước ta lâu dài .

 B. Muốn xóa tên nước ta trên bản đồ thế giới .

 C. Muốn biến nước ta thành một bộ phận của lãnh thổ Trung Quốc .

 D. Cả ba đều đúng.

HS: Trả lời C

Câu 2: Nhà Hán đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta , bắt dân ta phải theo phong tục tục của người Hán nhằm mục đích gì ?

 A. Kiểm soát dân ta chặt chẽ .

 B. Vơ vét của cải , chiếm đoạt những sản vật qúy.

 C. Dần dần thôn tính đất đai Âu Lạc .

 D. Đồng hóa dân tộc ta .

HS : Trả lời câu D

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 567 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 27: Làm bài tập Lịch sử - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 27 Ngày dạy : 13/03 /2014 LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ I . MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1 . Kiến thức : - Ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng . - Chính sách cai trị bóc lột tàn bạo của các triều đại phong kiến Trung Quốc nhằm không chỉ xâm chiếm nước ta lâu dài mà còn muốn xóa bỏ sự tồn tại của dân tộc ta . - Ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu - Ý chí chiến đấu chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. 2 . Kĩ năng : - Làm quen với phương pháp phân tích . - Biết phân tích đánh giá những thủ đoạn cai trị của phong kiến phương Bắc thời Bắc thuộc . - Biết tìm nguyên nhân vì sao nhân dân ta không ngừng đấu tranh chống ách áp bức của phong kiến phương Bắc . 3 . Tư tưởng : - Giáo dục ý thức căm thù quân xâm lược , bước đầu xây dựng ý thức tự hào , tự tôn dân tộc - Tinh thần bất khuất của dân tộc . - Lòng biết ơn Hai Bà Trưng , Bà Triệu và tự hào về truyền thống phụ nữ Việt Nam . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ , tranh ảnh minh họa . - Tư liệu tham khảo . - Lược đồ . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ. CH: Những biến chuyển về xã hội và văn hóa nước ta các TK I – VI ? Cuộc khỡi nghĩa Bà Triệu ( năm 248 ) ? 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ Hoạt động 1: Cá nhân – Nhóm. GV Phát phiếu học tập cho HS làm các bài tập 1,2,3. HS các nhóm làm và báo cáo kết quả Câu 1: Âm mưu của nhà Hán khi gộp Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc : A. Muốn xâm chiếm nước ta lâu dài . B. Muốn xóa tên nước ta trên bản đồ thế giới . C. Muốn biến nước ta thành một bộ phận của lãnh thổ Trung Quốc . D. Cả ba đều đúng. HS: Trả lời C Câu 2: Nhà Hán đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta , bắt dân ta phải theo phong tục tục của người Hán nhằm mục đích gì ? A. Kiểm soát dân ta chặt chẽ . B. Vơ vét của cải , chiếm đoạt những sản vật qúy. C. Dần dần thôn tính đất đai Âu Lạc . D. Đồng hóa dân tộc ta . HS : Trả lời câu D Câu 3: Những nơi nào đã diễn ra cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (sắp theo thứ tự) ? A. Mê Linh à Hát Môn à Chu Diên à Cổ Loa . B. Hát Môn à Long Biên à Cổ Loa à Mê Linh . C. Hát Môn à Mê Linh à Cổ Loa à Luy Lâu . D. Mê Linh à Cổ Loa à Long Biên à Chu Diên . HS: trả lời câu C. Hoạt động 2: Cá nhân GV nêu bài tập HS trả lời. Câu 4: Năm 42 vua Hán đã chọn ai để chỉ huy đạo quân tấn công chiếm lại nước ta ? A . Tiêu Tư; B . Mã Viện ; C . Tô Định; D . Trần Bá Tiên HS: câu B Câu 5: Đạo quân Hán xâm lược nước ta năm 42 gồm : A. Một vạn quân bộ . B. Hai vạn quân tinh nhuệ, hai nghìn xe thuyền các loại và nhiều dân phu . C. Hai vạn quân thủy , một vạn quân bộ . D. Tất cả đều sai . HS: Câu B Câu 6: Sau thất bại của Trưng Vương , chính sách cai trị của nhà Hán có sự thay đổi gì ? A. Biến Âu Lạc thành quận, huyện của Trung Quốc . B. Buộc dân ta phải học chữ Hán . C. Thay thế các lạc tướng người Việt bằng các huyện lệnh người Hán . D. Câu B và C đúng . HS: câu D Câu 7: Vì sao chính quyền đô hộ nắm độc quyền và kiểm soát đồ sắt gắt gao ? A. Sắt là kim loại quý hiếm . B. Công cụ bằng sắt được sử dụng trong sản xuất và trong chiến đấu hiệu quả hơn . C. Hạn chế phát triển sản xuất ở Giao Châu và hạn chế sự chống đối của nhân dân . D. Câu B và C đúng . HS: Câu B Câu 8: Điều đau khổ nhất trong mọi điều đau khổ của dân ta khi bị phong kiến Trung Quốc đô hộ là ? A. Mất nhà cửa B. Mất nước C. Mất của cải D. Mất người thân HS: Câu B Câu 9: Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu nổ ra trong hoàn cảnh nào ? A. Chính quyền đô hộ thống trị với các chính sách hết sức dã man. B. Không cam chịu áp bức bóc lột nặng nề nhân dân ta đã nổi dậy ở nhiều nơi C. Câu A và B đúng . D. Em có ý kiến khác : Câu 1 5: Qua câu nói của Bà Triệu em thấy bà là người như thế nào ? 4. Sơ kết bài học. GV sơ kết lại nội dung một số bài tập trọng tâm. 5 . Hướng dẫn học tập ở nhà. - Ôn tập các bài đã học, chuẩn bị tiết sau ôn tập

File đính kèm:

  • docsu 6 tiet 27.doc