Giáo án Lịch sử Lớp 5 Tuần 31

1. Kiến thức:

 - Quá trình hình thành và nhiệm vụ của “Đầu cầu tiếp nhận vũ khí chiến lược Bắc – Nam”.

 - Hành trình của các “Chuyến tàu không số”.

 - Giá trị lịch sử của “Đầu cầu tiếp nhận vũ khí chiến lược Bắc – Nam”.

 2. Kĩ năng

 Biết sử dụng tranh ảnh, bản đồ, tài liệu để khai thác và trình bày kiến thức.

 3. Thái độ

 Trân trọng, yêu mến và tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam và nhân dân địa phương.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3115 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 5 Tuần 31, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 31 Ngày soạn: ……./……./2014 Ngày dạy: ……./……./2014 Bài : ĐẦU CẦU TIẾP NHẬN VŨ KHÍ CHIẾN LƯỢC BẮC – NAM I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Quá trình hình thành và nhiệm vụ của “Đầu cầu tiếp nhận vũ khí chiến lược Bắc – Nam”. - Hành trình của các “Chuyến tàu không số”. - Giá trị lịch sử của “Đầu cầu tiếp nhận vũ khí chiến lược Bắc – Nam”. 2. Kĩ năng Biết sử dụng tranh ảnh, bản đồ, tài liệu để khai thác và trình bày kiến thức. 3. Thái độ Trân trọng, yêu mến và tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam và nhân dân địa phương. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bản đồ huyện Thạnh Phú và tỉnh Bến Tre - Tư liệu, hình ảnh về “Bến Thạnh Phong”, tượng đài “Tàu không số” tại xã Thạnh Phong… III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS 2 phút 1. Giới thiệu bài - Sử dụng bản đồ hành chính tỉnh Bến Tre và huyện Thạnh Phú - Giới thiệu đôi nét về điều kiện tự nhiên của xã Thạnh Phong: + Xã Thạnh Phong nằm ven biển Đông, có nhiều cồn bãi, giồng cát, rừng ngập mặn, kênh rạch ngoằn nghoèo… + Là căn cứ cách mạng (Khu ủy khu 8, tỉnh, huyện) + Năm 1984, xã Thạnh Phong được chia thành 2 xã Thạnh Phong và Thạnh Hải. Xem bản đồ, tìm vị trí huyện Thạnh Phú, xã Thạnh Phong và Thạnh Hải 2. Các họat động Họat động 1. Quá trình hình thành “Đầu cầu tiếp nhận vũ khí chiến lược Bắc – Nam” Tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi Câu 1. Trước khi thành lập “Bến tiếp nhận”, Khu ủy khu 8 và Tỉnh ủy Bến Tre đã tổ chức bao nhiêu chuyến vượt biển để báo cáo tình hình và xin chủ trương với Trung ương Đảng? Ai là cán bộ phụ trách chuyến đi đầu tiên? Câu 2. Thời gian, địa điểm xây dựng “Bến tiếp nhận” hàng? Câu 3. V ì sao ta chọn Thạnh Phong là nơi xây dựg “Bến tiếp nhận” hàng? - Đọc câu hỏi, thảo luận và trình bày: 1.Tổ chức 2 chuyến vượt biển. Bà Nguyễn Thị Định phụ trách chuyến đi đầu tiên. 2.Thời gian: cuối năm 1962. Địa điểm: xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú 3.+Gần biển, sông rạch chằng chịt, cây cối rạm rạp… Họat động 2. Nhiệm vụ của“Đầu cầu tiếp nhận vũ khí chiến lược Bắc – Nam” -Tổ chức học sinh sử dụng thẻ chữ (a,b,c) chọn kết quả đúng : Hãy chọn ý trả lời dúng nhất: Đầu cầu tiếp nhận vũ khí chiến lược Bắc – Nam có nhiệm vụ: a.Tổ chức tiếp nhận và vận chuyển vũ khí, tài liệu… từ miền Bắc vào miền Nam. b.Tổ chức tiếp nhận và vận chuyển vũ khí, tài liệu…từ miền Bắc vào miền Nam bằng đường biển. c.Tổ chức tiếp nhận và vận chuyển vũ khí, tài liệu…từ miền Bắc vào miền Nam bằng đường bộ. -Đọc yêu cầu bài tập, dùng thẻ chữ chọn ý đúng: b.Tổ chức tiếp nhận và vận chuyển vũ khí, tài liệu… từ miền Bắc vào miền Nam bằng đường biển. Họat động 3. Hành trình của các “chuyến tàu không số” -Sử dụng tư liệu ‘Ký ức đòan tàu không số”, phiếu học tập -Chia nhóm, giao nhiệm vụ: Thời kỳ Thời gian – Sự kiện Kháng chiến chống Pháp -Cuối tháng 3/1946: chuyến tàu đầu tiên vượt biển ra Bắc. -Đầu tháng 11/1946: thuyền gỗ chở hàng chục tấn “hàng hóa’ về bến Thạnh Phong. Kháng chiến chống Mỹ -Từ 18/9/1961 đến 20/7/1970: Thực hiện 27 chuyến tàu cặp bến Thạnh Phong an tòan -21/11/1970: chuyến tàu thứ 28 chuẩn bị cặp bến thì bị phát hiện, buộc ta phải hủy con tàu. -Xem tư liệu -Nghiên cứu tài liệu, ghi kết quả vào phiếu học tập -Đại diện nhóm trình bày -Lớp nhận xét, bổ sung 3.Củng cố. dặn dò: -Tổ chức trò chơi “Hái hoa học tập” a.Đầu cầu tiếp nhận vũ khí chiến lược Bắc – Nam được xây dựng vào thời gian nào? Ở đâu? b.Đầu cầu tiếp nhận vũ khí chiến lược Bắc – Nam có nhiệm vụ gì? c. Trong suốt quá trình vận chuyển, ta đã thực hiện tất cả bao nhiêu “chuyến tàu không số”? - Chốt nội dung bài học và trình bày thêm: Giá trị lịch sử của Đầu cầu tiếp nhận vũ khí chiến lược Bắc – Nam: +Đóng góp quan trọng cho sự nghiệp cách mạng +Hình ảnh minh chứng cho lịch sử đấu tranh của Bến Tre “Anh dũng - đồng khởi, thắng Mỹ - diệt Ngụy”. -Dặn dò: +Xem bài +Đọc thêm tài liệu +Chuẩn bị bài sau -Cả lớp tham gia -Đọc phần ghi nhớ

File đính kèm:

  • docLich su 5.doc
Giáo án liên quan