- Liên Xô từ năm 1945 đến giữa những năm 70 (những thành tựu chủ yếu trong công cuộc xây dựng CNXH và ý nghĩa).
- Sự khủng hoảng của chế độ XHCN ở Liên Xô. Nguyên nhân chính dẫn đến sự khủng hoảng của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
- Những nét chính về Liên bang Nga trong những năm 1991-2000.
Bài 3. Các nước Đông Bắc Á
- Trung Quốc: Sự thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và thành tựu năm đầu xây dựng chế độ mới (1949-1959). Công cuộc cải cách mở cửa (1978-2000).
6 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 562 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 12 - Tham luận ôn thi tốt nghiệp môn lịch sử - Nguyễn Chí Thuận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ia. Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN, cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN.
- Những biến đổi của Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Bài 5. Các nước châu Phi và Mĩ La-tinh
- Những nét chính về cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước châu Phi và Mĩ la-tinh.
Bài 6. Nước Mĩ
- Sự phát triển về kinh tế, khoa học của Mĩ từ 1945 đến năm 2000.
- Chính sách đối ngoại của Mĩ từ 1945 đến nay.
Bài 7. Tây âu
- Quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu.
Bài 8. Nhật Bản
- Những nét cơ bản về tình hình kinh tế, chính trị Nhật Bản từ năm 1945 đến năm 1973.
- Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản.
Bài 9. Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì “chiến tranh lạnh”
- Mâu thuẫn Đông - Tây và khởi đầu của cuộc “chiến tranh lạnh”.
- Xu thế hoà hoãn Đông - Tây và “chiến tranh lạnh” chấm dứt.
- Những biến đổi chính của tình hình thế giới sau khi “chiến tranh lạnh” chấm dứt.
Bài 10. Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hoá nửa sau thế kỉ XX
- Nguồn gốc và đặc điểm.
- Những thành tựu chính.
- Xu thế toàn cầu hoá và ảnh hưởng của nó.
Phần hai: Lịch sử Việt Nam
Bài 12. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925
- Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.
- Những chuyển biến của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa của Pháp.
- Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc (1919-1925), ý nghĩa của những hoạt động đó.
Bài 13. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930
- Sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Vai trò của tổ chức này đối với việc thành lập Đảng.
- Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản Việt Nam trong năm 1929.
- Hoàn cảnh, nội dung Hội nghị thành lập Đảng. Nội dung bản Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt. ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Bài 14. Phong trào cách mạng 1930-1935
- Nguyên nhân, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930-1931.
- Nội dung cơ bản của luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (10-1930).
Bài 15. Phong trào dân chủ 1936-1939
- Hoàn cảnh lịch sử, những chủ trương lớn và phong trào đấu tranh tiêu biểu trong thời kỳ 1936-1939.
- Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936-1939.
Bài 16. Phong trào giải phóng dân tộc (1939-1945) và Cách mạng tháng Tám năm 1945. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được thành lập
- Sự chuyển hướng đấu tranh của Đảng Cộng sản Đông Dương (Hội nghị Trung ương 6-8), ý nghĩa của sự chuyển hướng đấu tranh.
- Công cuộc chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền (chuẩn bị về lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang...).
- Khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền từng bộ phận trong Cao trào kháng Nhật cứu nước.
- Thời cơ trong Cách mạng tháng Tám. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
- Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Bài 17. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà từ sau 2-9-1945 đến trước 19-12-1946
- Những nét chính về tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám.
- Bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính. Cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng.
Bài 18, 19, 20.
- Vì sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ? Nội dung của đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng.
- Những chiến thắng lớn: Việt Bắc thu - đông (1947), Biên giới thu đông (1950), Đông - Xuân (1953-1954) và chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
- Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp.
Bài 21. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)
- Phong trào “Đồng khởi” (1959-1960).
- Nội dung Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960).
- Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ - nguỵ trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. Quân và dân ta đã chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ - nguỵ như thế nào?
Bài 22. Hai miền đất nước trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973)
- Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ - nguỵ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”. Quân và dân ta đã chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ - nguỵ như thế nào?
- Âm mưu thủ đoạn của Mĩ - nguỵ trong chiến lược “Việt Nam hoá” chiến tranh quân và dân ta đã chiến đấu và chống chiến lược “Việt Nam hoá” chiến tranh của Mĩ - nguỵ như thế nào?
- Nội dung và ý nghĩa của Hiệp định Pa-ri (1-1973).
Bài 23. Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975)
- Chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam.
- Diễn biến, kết quả của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
- Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Bài 26. Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986-2000)
- Tại sao Đảng ta quyết định thực hiện công cuộc phải đổi mới đất nước ? Nội dung đường lối đổi mới đất nước của Đảng.
- Những thành tựu và ý nghĩa của công cuộc đổi mới đất nước từ năm 1986 đến năm 2000.
B. Tổ chức thực hiện trong quá trình ôn tập
1. Nắm vững những nội dung cơ bản đã nêu ở mục A.
2. Chú ý rèn luyện kỹ năng mô tả, phân tích, so sánh, đánh giá cũng như rút ra những nguyên nhân, ý nghĩa của các sự kiện lịch sử.
3. Tập trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa. Xem xét kỹ những ký hiệu thể hiện diễn biến của những chiến dịch lớn trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp và cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.
4. Về nội dung sự kiện lịch sử, cần lưu ý đến tính chính xác, khoa học, chú ý đến tính hệ thống của các sự kiện.
II- Vài kinh nghiệm hướng dẫn HS học môn Lịch sử
1. Nên chia ra thành từng vấn đề nhỏ theo “các dạng bài” sẽ dễ nhớ, dễ hiểu
- Dạng bài các cuộc cách mạng, các cuộc khởi nghĩa, các chiến dịch theo logic (Hoàn cảnh lịch sử, Diễn biến, Kết quả, Ý nghĩa lịch sử)
- Dạng bài các hội nghị, các đại hội.
- Dạng bài lịch sử một nước theo những vấn đề như (tình hình chính trị, kinh tế, xã hội)
2. Cần nắm vấn đề cốt lõi sẽ gặp trong đề thi
- Ví dụ với Lịch sử thế giới thường gồm: Hội nghị Ianta, Liên hợp quốc, Liên xô, Trung Quốc, Đông Nam Á, Mĩ, Nhật Bản, quan hệ quốc tế, cách mạng khoa học – công nghệ.
3. Học theo từng giai đoạn lịch sử và học theo phương pháp chia nhỏ
- Mỗi giai đoạn chia thành các đề mục, mỗi đề mục sẽ gồm các ý
- Với lịch sử Việt Nam thì chia ra 5 giai đoạn chính: 1919 – 1930 , 1930 – 1945 , 1945 – 1954 , 1954 – 1975 , 1975 – 2000. Mỗi giai đoạn sẽ có nội dung cốt lõi cần phải nắm:
1/ Giai đoạn 1919 – 1930: gồm 2 giai đoạn nhỏ (1919 – 1925 và 1925 – 1930)
- Giai đoạn 1930 – 1945 gồm 4 giai đoạn nhỏ (1930 – 1931 , 1931 – 1935 , 1936 – 1939 và 1939 – 1945)
2/ Giai đoạn 1945 – 1954: gồm 4 giai đoạn nhỏ (2/9/1945 – 19/12/1946 , 1946 – 1950 , 1951 – 1953 và 1953 – 1954)
3/ Giai đoạn 1954 – 1975: gồm 5 giai đoạn nhỏ (1954 – 1960 , 1961 – 1965 , 1965 – 1968 , 1968 – 1973 và 1973 – 1975)
4/ Giai đoạn 1975 – 2000: gồm 3 giai đoạn nhỏ (1975 – 1976 , 1976 – 1986 và 1986 – 2000)
- Học sinh cần xác định những sự kiện lịch sử chính (chưa cần đi vào nội dung chi tiêt) gắn liền với từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
- Với lịch sử thế giới từ 1945 – 2000 gồm có 6 chủ đề:
1/ Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai.
2/ Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 – 1991) và Liên bang Nga (1991 – 2000)
3/ Các nước Á, Phi, Mĩ Latinh (1945 – 2000)
4/ Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945 – 2000)
5/ Quan hệ quốc tế (1945 – 2000)
6/ Cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa.
- Học theo từng chủ đề lịch sử cụ thể:
1/ Quá trình thành lập Đảng: Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước, truyền bá chủ nghĩa Mác Lê nin vào Việt Nam, sự xuất hiện của ba tổ chức cộng sản, thành lập Đảng CSVN.
2/ Các Hiệp định trong giai đoạn tử 1946 – 1975: Hiệp định sơ bộ, HĐ Giơ-ne vơ và HĐ Pa ri.
- Diễn biến CMVN từ 1939 – 1945 gồm 4 sự kiện lớn: HN Trung ương 6 (11/1939), HN Trung ương 8 (5/1941), HN Ban thường vụ Trung ương Đảng 12/3/1945 (ra chỉ thị Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta) và cuối cùng là HN toàn quốc của Đảng (13 – 15/8/1945).
- Giai đoạn 1946 – 1954 thực dân Pháp thực hiện 4 kế hoạch: Bôlae (1947) , Rơ-ve (1949) , Đơ-lát-đơ Đờ Tát-xi-nhi (1950) và Na-va (1953).
3/ Giai đoạn 1954 – 1973 ở MNVN : chú ý giai đoạn 1954 – 1960 và 3 chiến lược: chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ và Việt Nam hóa chiến tranh.
4/ Các chiến dịch Tây nguyên, Huế - Đà Nẵng , Hồ chí Minh: nắm chủ trương kế hoạch của Đảng và diễn biến chính, ý nghĩa của từng chiến dịch.
4. Biết xử lý tình huống lịch sử
- Nghĩa là không phải học tủ, đoán mò mà phải nắm vững những vấn đề cơ bản của lịch sử để có thể xử lý mọi tình huống có thể ra khác nhau trong một câu của đề thi. Tùy theo yêu cầu của đề mà học sinh có thể xử lý sao cho phù hợp.
5. Ôn tập tại lớp:
- Sau khi hướng dẫn từng chủ đề, giáo viên cho học sinh điền từ vào chỗ trống hoặc trả lời các từ khóa trong sơ đồ tư duy.
6. Hướng dẫn học sinh lập dàn bài vào giấy nháp trước khi viết
- Khi cầm đề thi nên dọc kĩ để xác định yêu cầu của đề là phân tích, so sánh hay nhận định các sự kiện lịch sử, tránh làm bài lạc đề.
- Nên khoanh vùng thời gian và sự kiện lịch sử diễn ra ở giai đoạn nào, thời kì nào?
- Khi đọc đề nên lập đề cương trong giấy nháp những sự kiện chính và đánh dấu những cột mốc quan trọng đễ viết kĩ hơn.
- Chọn những câu nào làm được thì làm trước, không nên chọn câu nhiều điểm và bị sa lầy vào mất nhiều thời gian.
- Không nên viết quá dài, sau khi hết một ý chính, một sự kiện nên xuống hàng và thụt đầu dòng, trình bày văn phong trong sáng, chữ viết sạch đẹp.
- Nên phân chia thời gian cho các câu hỏi, cố gắng làm hết, không bỏ sót.
- Cuối giờ nên dành thời gian 10 – 15 phút đọc lại bài để nhận ra những thiếu sót trong quá trình làm bài.
Dĩ An, ngày 28 tháng 3 năm 2014
DUYỆT KÝ CỦA BGH Người viết
HIỆU TRƯỞNG,
Nguyễn Chí Thuận
File đính kèm:
- Lam the nao de on thi TN 12 co hieu qua.doc