Giáo viên đặt câu hỏi:
GV: Hội nghị Ianta được triệu tập trong bối cảnh lịch sử như thế nào? Nội dung chủ yếu?
- Học sinh theo dõi SGK để trả lời câu hỏi.
- Giáo viên dùng bản đồ và hình ảnh của ba nhân vật chính tại Hội nghị
Hội nghị này còn gọi là hội nghị Tam cường, vì cả Liên Xô, Mỹ, Anh điều là lực lượng quan trọng, nòng cốt trong chiến tranh.
Cũng vì vậy Hội nghị Ianta cũng là hội nghị thực hiện mục tiêu chiến lược riêng của mỗi nước, nhằm phân chia thành quả trong cuộc chiến tranh chống phát xít, tương xứng với công lao của họ, vì vậy Hội nghị diễn ra trong tình trạng gay go và quyết liệt.
89 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 559 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 12 - Nguyễn Thị Lan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h còn nhiều khó khăn.
Hoạt động : cả lớp và cá nhân
GV yêu cầu HS theo dõi SGK để trả lời câu hỏi;
Nêu những sự kiện tiêu biểu , nhằm tiến hành thống nhất đất nước về mặt nhà nước?
HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi, GV nhận xét và chốt ý.
-Hội nghị của BCH TW 24(9/1975) đề ra chủ trương thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
-Từ 15-21/11/1975 tại SG, hai đoàn đại biểu nhất trí chủ trương , biện pháp nhằm thống nhất đất nước.
- 25/4/1976 tổng tuyển cử bầu QH trong cả nước.
-14/6 – 2/7/1976 QH khoá VI họp kỳ đầu tại HN.
-2/7/1976 lấy tên là Nước CHXHCNVN.
HS nghe và ghi chép.
I. TÌNH HÌNH HAI MIỀN NAM - BẮC SAU NĂM 1975
Miền Bắc: Sau 20 năm xây dựng CNXH có những thành tựu to lớn toàn diện nhưng bị cuộc chiến tranh phá hoại của mỹ tàn phá nặng nề, gây hậu quả lâu dài đối với miền Bắc.
Miền Nam: Hoàn toàn giải phóng, vẫn còn tồn tại nhiều di hại của xã hội cũ.
Chiến tranh tàn phá (ruộng đất bị bỏ hoang, rừng bị chất độc hóa học, bom mìn)
Hàng triệu người thất nghiệp, mù chữ.
à Kinh tế miền Nam phát triển mất cân đối, bị lệ thuộc vào viện trợ từ bên ngoài.
II. KHẮC PHỤC HẬU QUẢ CHIẾN TRANH, KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở HAI MIỀN ĐẤT NƯỚC (Không dạy)
III. HOÀN THÀNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC VỀ MẶT NHÀ NƯỚC (1975 - 1976)
Hội nghị lần thứ 24 của Ban Chấp hành trung ương Đảng (9/1975) đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước “ thống nhấtdân tộc VN”
Quá trình thực hiện thống nhất:
- 15-21/11/1975 tại Sài Gòn hai đoàn đại biểu nhất trí chủ trương biện pháp thống nhất đất nước.
- 25/4/1976 Tổng tuyển cử quốc hội trong cả nước, bầu ra 492 đại biểu
- 24/6 - 3/7/1976 Quốc hội khóa VI của nước Việt Nam thống nhất họp kì đầu tiên tại Hà Nội đã thông qua các chính sách đối nội, đối ngoại của nước ta quy định :
Tên nước: CHXHCN Việt Nam (2/7/1976)
Quốc huy mang dòng chữ CHXHCN VN, quốc kì là lá cờ đỏ sao vàng, quốc ca là bài Tiến Quân Ca.
Thủ đô là Hà Nội.
Đổi tên Sài Gòn à Thành phố Hồ Chí Minh.
Bầu các cơ quan, chức vụ lãnh đạo cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam, bầu ban dự thảo hiến pháp.
18/12/1976: Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam được quốc hội thông qua
Ý Nghĩa: Hoàn thành thống nhất đất nước về nhà nước là yêu cầu tất yếu khách quan của sự phát triển của cách mạng Việt Nam, tạo những điều kiện thuận lợi về chính trị, khả năng bảo vệ tổ quốc, mở rộng quan hệ quốc tế, việc thống nhất đất nước thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí thống nhất tổ quốc của nhân dân ta.
4. Củng cố:
- Tình hình 2 miền Nam – Bắc sau năm 1975.
- Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội ở hai miền đất nước.
- Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
5. Dặn dò: Học và chuẩn bị bài mới
Bài 25
XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
ĐẤU TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC (1976 – 1986)
(Không dạy)
N. sọan:
N. dạy: .
Tuần: ...
Tiết:
Bài 26
ĐẤT NƯỚC TRÊN CON ĐƯỜNG ĐỔI MỚI
ĐI LÊN XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1986 – 2000)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức:
- Sự tất yếu phải đổi mới đất nước, đổi mới con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
- Nội dung, thành tựu, ý nghĩa và những hạn chế trong 15 năm đổi mới của Đảng 1986-2000.
2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng:
- Bồi dưỡng lòng yêu nước XHCN, tinh thần đổi mới trong lao động công tác , học tập.
- Củng cố niềm tin vào sự nghiệp đổi mới của Đảng.
3. Kỹ năng: Kỹ năng phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá con đường pt của đất nước.
II. THIẾT BỊ ,TÀI LIỆU DẠY HỌC.
- Tranh, ảnh, tài liệu minh hoạ.
- Văn kiện Đảng .
- Giáo trình lịch sử Việt Nam từ 1975 đến nay
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ. Việt Nam giai đoạn 1975-1986 có những thuận lợi và khó khăn như thế nào?
2. Bài mới: GV giải thích vì sao ta phải tiến hành đổi mới , những vấn đề quan trọng trong thời kỳ đổi mới 1986-2000.
3. Tiến trình tổ chức dạy - học.
Các hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản cần nắm
Hoạt động: cả lớp và cá nhân
GV khái quát tình hình đất nước thời kỳ 1975 – 1985 , rồi nêu câu hỏi.
Hoàn cảnh đưa đến cuộc đổi mới đất nước của Đảng và chính phủ?
HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi, GV nhận xét và chốt ý.
- Thời kỳ 1976-1986, đảng ta vừa tìm tòi vừa thể nghiệm con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
- Ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong mọi lĩnh vực , nhưng cũng gặp không ít khó khăn, yếu kém do sai lầm khuyết điểm gây ra, từ giữa những năm 80, ta lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng về kinh tế -xã hội.
- Để đưa đất nước vượt qua khủng hoảng , đẩy mạnh sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi Đảng ta phải đổi mới.
Hoạt động: cả lớp và cá nhân
Trình bày nội dung chủ yếu của đường lối đổi mới của Đảng đề ra từ đại hội 6?
HS trả lời , GV chốt ý:
- Đại hội 6 (12/1986) của Đảng đánh dấu bước đổi mới toàn diện, đồng bộ, từ kinh tế chính trị đến tư tương, tổ chức nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế.
+ Kinh tế:
- Thừa nhận sự tồn tại của các thành phần kinh tế, kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN, theo cơ chê thị trường, có sự quản lý của nhà nước, xoá bỏ quan liêu bao cấp
- Kinh tế tập thể làm nền tảng, mọi người được tự do kinh doanh theo pháp luật.
- Mở rộng kinh tế đối ngoại, hợp tác quốc tế.
+ Chính trị:
- Xây dựng nhà nước pháp quyền, XHCN, nhà nước của dân do dân vì dân.
- Xây dựng nền dân chủ XHCN .
- Thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc.
- Đối ngoại hoà bình, hữu nghị, hợp tác.
HS nghe và ghi chép
- Lương thực – thực phẩm: Năm 1988 phải nhập hơn 45 vạn tấn gạo. Đến 1990 ta đã vươn lên đủ cung cấp trong nước , có dự trữ và xuất khẩu .(1989 sx lương thực đã đạt 21,4 tr tấn).
- Hàng tiêu dùng: dồi dào đa dạng lưu thông thuận lợi. Các cơ sở sx gắn với nhu cầu thị trường.
- Kinh tế đối ngoại: phát triển và mở rộng qui mô hơn trước. từ 1986 đến 1990 , hàng xuất kẩu tăng gấp 3 lấn. Ta tăng thêm mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn như gạo ,dầu thô và một số mặt hàng mới khác
- Nhóm 2:
- Mục tiêu: Đẩy lùi và kiểm soát được lạm phát, ổn định nâng cao hiệu quả sx ,ổn định kt , xd cơ cấu kinh tế mới theo yêu cầu CNH.
- Thành tựu:
+KT tăng trưởng nhanhGDP hàng năm 8.2% (CN 13%, Nn 4.5%)
-Lạm phát12.7%/ năm
-Xuất khẩu đạt 17tỉ USD
-Đầu tư nước ngoài hàng năm tăng 50%
-Đời sống nhân dân được cải thiện.
-Nhóm 3: -Mục tiêu : Đổi mới một cách toàn diện, đồng bộ, pt kt nhiều thành phần phấn đấu pt kt nhanh , biền vững, nâng cao đời sống nhân dân.
- Thành tựu:
+ Kinh tế: -GDP 7%( CN 13.5%, Nn 5.7%)
- KT chuển dịch theo hứng CNH
- Hoạt động xuất ,nhập khẩu pt, đầu tư nước ngoài gấp 1.5 lần (10 TỉUSD) so với 5 năm trước.
- Doanh nghiệp VN mở rộng đầu tư ra bên ngoài..
+ Đối ngoại: Có QH thương mại với 140 nước , thu hút đầu tư vốn nước ngoài cao.
-Nhóm 4:
Ý nghĩa của 15 năm đổi mới:
- Làm thay đổi bộ mặt đất nước
- Củng cố vững chắc chủ quyền và chế độ XHCN.
- Vị thế của VN ngày càng cao trên trường quốc tế.
Hạn chế:
- KT pt chưa vững chắc, năng suất lao động chưa cao, chất lượng , gia thành còn hạn chế.
-Kinh tế nhà nước chưa tương xứng với vai trò chủ đạo, kt tt chưa mạnh.
- KH-CN chưa đáp ưng được yêu cầu của CNH, HĐH, xd và bảo vệ TQ.
-Mức sống của người dân còn thấp.
HS nghe và ghi chép.
I – ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG
1. Hoàn cảnh lịch sử mới
- Thời kỳ 1976 – 1986, ta đã đạt nhiều thành tựu đáng kể trong mọi lĩnh vực, song cũng gặp muôn vàn khó khăn, yếu kém do những sai lầm khuyết điểm, từ giữa những năm 80 nước ta lâm vào khủng hoảng trầm trọng về kinh tế xã hội.
- Tình hình thế giới có sự thay đổi, chủ nghĩa xã hội đang lâm vào khủng hoảng toàn diện, trầm trọng. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật tác động mạnh đến các quốc gia dân tộc.
- Để đưa đất nước vượt qua khủng hoảng, đẩy mạnh sự nghiệp cách mạng xã hôi chủ nghĩa, đòi hỏi đảng ta phải đổi mới.
2. Đường lối đổi mới của Đảng
- Đường lối đổi mới được đề ra từ đại hội Đảng VI (12 - 1986), được bổ sung và điều chỉnh phát triển trong các đại hội VII (6 - 1991) và VIII (6 - 1996), IX (4 - 2001).
- Đổi mới toàn diện và đồng bộ trong đó trọng tâm là đổi mới về kinh tế.
+ Về đổi mới kinh tế: Chủ trương xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung, bao cấp hình thành cơ chế thị trường, xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành nghề, nhiều quy mô và trình độ công nghệ; phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng XHCN, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.
+ Về đổi mới chính trị: Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân, thực hiện đoàn kết dân tộc, chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị, hợp tác.
II – QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI (1986 – 2000)
Đường lối đổi mới được thực hiện từ 1986 đến 2000 đã qua 3 kế hoạch nhà nước 5 năm
1. Thực hiện kế hoạch 5 năm 1986 - 1991
Đại hội VI (12 - 1986) mở đầu công cuộc đổi mới
Đại hội khẳng định tiếp tục đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa và đường lối xây dựng kinh tế - xã hội xã hội chủ nghĩa do các đại hội IV, V đề ra với mục tiêu: ba chương trình kinh tế lớn.
Lương thực thực phẩm: Đáp ứng được nhu cầu trong nước à có dự trữ và xuất khẩu, sản xuất lương thực 1988 đạt 19.5 triệu tấn, 1989 đạt 21,4 triệu tấn
Hàng tiêu dùng: Dồi dào đa dạng, có tiến bộ về mẫu mã, chất lượng. Phần bao cấp của nhà nước về vốn, giá, vật tự, tiền lươnggiảm đáng kể
Hàng xuất khẩu: kinh tế đối ngoại phát triển về quy mô và hình thức. Từ 1986 -1990, hàng xuất khẩu tăng 3 lần. Nhập khẩu giảm đáng kể.
Ta kiềm chế được đà lạm phát. Giảm chỉ số tăng giá từ 20% (1986) à 4,4% (1990) bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
Chứng tỏ đường lối đổi mới của đảng là đúng đắn và phù hợp.
- Những khó khăn - yếu kém : kinh tế còn mất cân đối, lạm phát vẫn ở mức cao, lao động thiếu việc làm, tình trạng tham nhũng, nhận hối lộ, mất dân chủ... chưa được khắc phục.
2. Thực hiện kế hoạch 5 năm 1991 – 1995 (Nhiệm vụ - mục tiêu kế hoạch được đề ra trong đại hội Đảng VII (từ ngày 24 đến ngày 27 – 6 – 1991) (HS đọc thêm)
4. Củng cố:
- Đổi mới là tất yếu, là vấn đề sống còn của một Quốc gia.
- Nội dung và thành tựu của công cuộc đổi mới ở VN 1986-2000.
5. Dặn dò: Học bài và đọc trước bài 27.
File đính kèm:
- su 12.doc