Giáo án Lịch sử Lớp 12 - Đề cương ôn thi học sinh giỏi

1. Nguyên nhân, chính sách khai thác, bóc lột của thực dân Pháp trong đợt khai thác thuộc địa lần thứ hai.

 2. Tình hình phân hóa xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

 3. Nguyễn Ái Quốc và vai trò của Người đối với việc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập chính Đảng của giai cấp vô sản ở Việt Nam.

 4. Những nét chính về quá trình hình thành ba tổ chức cộng sản ở Việt nam.Ý nghĩa lịch sử của sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản.

 

doc76 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 804 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 12 - Đề cương ôn thi học sinh giỏi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế để xây dựng sức mạnh thực sự của quốc gia. + Sự tan rã của Liên Xô đã tạo cho Mỹ một lợi thế tạm thời, giới cầm quyền Mỹ ra sức thiết lập một trật tự “một cực” nhưng không dễ dàng thực hiện được. + Sau chiến tranh lạnh, hoà bình thế giới được củng cố, nhưng ở nhiều khu vực tình hình lại không ổn định với những cuộc nội chiến, xung đột quân sự vẫn kéo dài ở nhiều nơi như bán đảo Ban Căng, các nước Châu Phi và Trung Á - Sự kiện ngày 11/9 đã đặt các quốc gia dân tộc đứng trước những thách thức của chủ nghĩa khủng bố với những nguy cơ khó lường. - Ngày nay, các quốc gia dân tộc vừa có thời cơ phát triển thuận lợi, vừa phải đối mặt với những thách thức vô cùng gay gắt. Chủ đề 8: CÁCH MẠNG KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ VÀ XU HƯỚNG TOÀN CẦU HOÁ 1. Cách mạng khoa học – công nghệ: a- Nguồn gốc: _ Nguồn gốc sâu xa là do yêu cầu của cuộc sống, của sản xuất:      + Con người phải lao động, phải sản xuất ra của cải để tồn tại và phát triển. Muốn sản xuất ra nhiều của cải thì con người không chỉ dựa vào bản thân sức lao động của mình mà còn phải tìm cách cải tiến, hoàn thiện phương tiện sản xuất: công cụ, máy móc, vật liệu (thường được gọi chung là kỷ thuât).      + Mặt khác, kỷ thuật muốn tiến bộ thì phải dựa vào sự phát triển của khoa học cơ bản: Toán, Lý, Hóa, Sinh. => Như vậy, yêu cầu của cuôc sống con người, cụ thể là yêu cầu của kỷ thuật sản xuất đã trở thành động lực và là nguồn gốc sâu xa dẫn tới cuộc CM KH - KT lần thứ nhất cũng như lần thứ hai. _ Do yêu cầu bức thiết của tình hình thời hiện đại: bùng nổ dân số, vơi cạn nguồn tài nguyên, ô nhiễm môi trường, do nhu cầu sinh hoạt ngày càng cao của con người, đòi hỏi phải có những công cụ sản xuất mới, kỷ thuật cao, phải có những nguồn năng lượng mới và những vật liệu mới thay thế nguồn tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng vơi cạn. _ Để phục vụ cho chiến tranh thế giới thứ hai: đó là yêu cầu sáng chế ra những vũ khí, phương tiện thông tin hiện đại ... nhằm mang lại hiệu quả cho các bên tham chiến. _ Những thành tựu của cuộc CM KH - KT lần I cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, tạo tiền đề để thúc đẩy sự bùng nổ và phát triển của cuộc CM KH - KT lần II. b- Nội dung - Đặc điểm - Thành tựu: * Nội dung và phạm vi: rất rộng lớn, rất phong phú diễn ra trong mọi ngành của khoa học cơ bản và đã tạo ra được cơ sở lý thuyết cho các khoa học khác:  _ Khoa học cơ bản: Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học. Khoa học cơ bản là cơ sở lý thuyết cho các khoa học khác, cho kỷ thuật và là nền móng của tri thức. _ Nghiên cứu, phát minh ra nhiều ngành khoa học mới: khoa học vũ trụ, khoa học du hành vũ trụ, gắn liền khoa học tự nhiên với kỷ thuật mới như điều khiển học. _ Hiện nay các nhà khoa học đang tập trung đi sâu nghiên cứu, giải quyết những yêu cầu bức thiết nhằm đáp ứng cuộc sống của con người trên các phương hướng sau:      + Hướng tự động hóa, nhằm thay đổi căn bản điều kiện lao động của con người và nâng cao năng suất lao động.      + Tìm những nguồn năng lượng mới, những vật liệu mới, những công cụ mới.      + Cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp.      + Chinh phục vũ trụ để phục vụ cuộc sống trên trái đất.      + GTVT, TTLL: Máy bay hành khách siêu âm khổng lồ (Côngcoocđơ, Booing 767), tàu hỏa tốc độ cao 300 km/h (tới đích đúng giờ tuyệt đối, sai trên 30 giây phải đền tiền). * Đặc điểm: _ Cách mạng khoa học và cách mạng kỷ thuật gắn bó chặt chẽ nhau (đặc điểm nổi bật). _ Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. * Các giai đoạn phát triển: _ Giai đoạn đầu: từ những năm 40 đến nữa đầu những năm 70. _ Giai đoạn hai: từ cuộc khủng hoảng năng lượng 1973 đến nay, CM công nghệ được nâng lên vị trí hàng đầu. * Thành tựu: _ Khoa học cơ bản: có những bước nhảy vọt và nhiều thành tựu to lớn:      + Toán học có nhiều phát minh lớn và thâm nhập vào các ngành khoa học khác, tạo thành quá trình toán học hóa các khoa học.      + Hóa học có nhiều thành tựu, tác động vào kỷ thuật và sản xuất.      + Vật lý với những phát minh về lý thuyết hạt nhân, sóng điện từ ... góp phần sản xuất những công cụ mới, vật liệu mới ...      + Những phát minh trong Sinh học làm cho sự biến đổi to lớn trong nông nghiệp, đến sự ra đời của công nghệ sinh hoc. _ Những phát minh lớn về công cụ sản xuất mới, trong đó quan trong nhất và có ý nghĩa lớn nhất là sự ra đời của máy tính, máy tự động, người máy, hệ điều khiển tự động. _ Chế tạo ra những vật liệu mới thay thế cho nguyên liệu thiên nhiên đang ngày càng vơi cạn, nhất là chất dẽo (Pôlime) giữ vị trí rất quan trọng trong đời sống hàng ngày cũng như trong mọi ngành công nghiệp. _ Tìm ra nguồn năng lượng mới rất phong phú, vô tận như năng lượng nguyên tử, nhiệt hạch, mặt trời, thủy triều ... trong đó năng lượng nguyên tử và mặt trời đang được sử dụng phổ biến. _ Đẩy mạnh cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp và công nghệ sinh học. _ Đạt nhiều tiến bộ trong lĩnh vực GTVT và TTLL: máy bay siêu âm khổng lồ (TU - 186, Công coocđơ, Bôing 176), tàu hỏa đạt tốc độ 300 km/h, phương tiện thông tin, liên lạc và phát sóng truyền hình hiện đại. _ Đạt những thành tựu kỳ diệu về chinh phục vũ trụ: thám hiểm mặt trăng, phóng những con tàu vũ trụ bay nhiều ngày vòng quanh trái đất, có được những tin tức của sao Kim, sao Hỏa ... c. Vị trí - Ý nghĩa – Tác động _ Thành tựu CM KH - KT đã làm thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất: như công cụ sản xuất và công nghệ sản xuất, nguyên liệu, năng lượng, thông tin, vận tải ... trong đó sự thay đổi về công cụ và công nghệ là then chốt. Nhờ vậy con người tạo ra được một lực lượng sản xuất nhiều hơn, đồ sộ hơn. Năng xuất lao động cao hơn, với những hàng hóa sản phẩm mới, những thiết bị tiện nghi mới, những nhu cầu tiêu dùng mới, phương thức sinh hoạt và tiêu dùng trong đời sống xã hội thay đổi. _ Xuất hiện những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư với xu hướng dân số lao động trong công nghiệp, nông nghiệp giảm đi và dân số trong các ngành dịch vụ tăng lên. _ CM KH - KT đã và đang đưa loài người sang một nền văn minh mới: văn minh hậu công nghiệp (văn minh trí tuệ) lấy vi tính, điện tử thông tin về khoa học sinh hóa làm cơ sở. Đồng thời cũng đã và đang đặt ra những đòi hỏi mới, những yêu cầu cao đối với sự nghiệp GD&ĐT con người ở các quốc gia. _ CM KH - KT với những thành tựu to lớn của nó đ lm cho nền kinh tế thế giới ngy cng được quốc tế hóa cao. Làm cho sự giao lưu trao đổi về văn hóa, văn học nghệ thuật, sự hợp tác trên các lĩnh vực y tế, dân số, giáo dục, KHKT giữa các quốc gia ngày càng phát triển và gắn bó nhau. Đang hình thnh một thị trường toàn thế giới bao gồm các nước có chế độ chính trị, x hội khc nhau vừa đấu tranh, vừa hợp tác trong cùng tồn tại hịa bình. _ Tuy vậy, CM KH - KT cũng đã và đang để lại những hậu quả tiêu cực mà hiện nay con người chưa giải quyết được: vũ khí hủy duyệt, ô nhiễm môi trường, bệnh tật... đang trở thành hiểm họa đối với cuộc sống loài người. d- Ý nghĩa của cuộc CM KHKT đối với các nước đang phát triển và đối với nước ta: _ Thực tế sự tiến bộ của nền kinh tế Mĩ, Nhật Bản và nhiều nước trên thế giới từ sau thế chiến II đến nay đã chứng tỏ vai trò quan trọng của KHKT. _ Các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) có thể tận dụng được thành tựu của cuộc CM KHKT, thì sẽ có cơ hội phát triển nhanh nền kinh tế của mình, rút ngắn khoảng cách về đời sống kinh tế so với các nước phát triển. (nêu tóm tắt tác động của cuộc CM KHKT đối với nền kinh tế: Những phát minh mới về vật liệu sản xuất, công cụ sản xuất, năng lượng sản xuất ra lượng của cải vật chất khổng lồ trong thời gian ngắn) _ Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở VN hiện nay, muốn thành công thì vai trò của KHKT là cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa quyết định. Chính sách của Đảng và nhà nước ta: Đưa khoa học – công nghệ trở thành quốc sách hàng đầu. _ Tuy nhiên, nếu không có chủ trương và biệp pháp phù hợp để tiếp thu những thành tựu KH và công nghệ mới nhất trên thế giới thì sẽ có nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước trên thế giới. Ì Kết luận: Sự phát triển của KH – KT sau chiến tranh thế giới thứ hai như vũ bão, chưa từng có trong lịch sử loài người. Đây là một thách thức và cũng là thời cơ đối với các quốc gia dân tộc, hướng tới mục tiêu phát triển phồn vinh. 2. Xu hướng toàn cầu hoá và ảnh hưởng của nó: * Xu hướng toàn cầu hoá: - Từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX, trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hoá. - Xét về bản chất, toàn cầu hoá là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối lien hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới. - Những biểu hiện của xu hướng toàn cầu hoá ngày nay: + Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế. + Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia + Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn, nhất là các công ti khoa học – kĩ thuật, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. + Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực. * Ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hoá: - Toàn cầu hoá là một xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược. Nó có mặt tích cực và tiêu cực, nhất là đối với các nước đang phát triển. + Tích cực: è  Thúc đẩy rất nhanh, rất mạnh sự phát triển và xã hội hoá lực lượng sản xuất đưa lại sự tăng trưởng cao (nửa đầu XX, GDP thế giới tăng 2,7 lần, cuối XX tăng 5,2 lần). è  Góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế, tiến hành cải cách sâu rộng để nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế. + Tiêu cực: è  Làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội, đào hố sâu ngăn cách giàu, nghèo trong từng nước và giữa các nước. è  Làm cho mọi mặt hoạt động và đời sống của con người kém an toàn. è  Tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và xâm phạm nền độc lập tự chủ của các quốc gia. Kết luận: Toàn cầu hoá là thời cơ lịch sử, cơ hội rất to lớn cho các nước phát triển mạnh mẽ, đồng thời cũng tạo ra những thách thức to lớn cho tất cả các quốc gia trên thế giới. HẾT

File đính kèm:

  • docde cuong on thi dai hoc cuc hay.doc
Giáo án liên quan