Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 28, Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX (Tiết 2) - Năm học 2010-2011 - Trần Thị Loan

A. MỤC TIÊU:

I. Chuẩn:

1. Kiến thức:

- Hiểu rõ nội dung của cuộc khởi nghĩa Ba Đình và khởi nghĩa Hương Khê, so sánh giữa các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương. Lý giải được đâu là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất.

- Biết nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Yên Thế.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng phân tích đánh giá các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

- Rèn luyện kỹ năng sử dụng lược đồ để trình bày một vấn đề lịch sử.

- Biết liên hệ, rút ra bài học cho bản thân.

3. Thái độ:

- Hiểu được bản chất tàn bạo của chủ nghĩa thực dân.

- Bồi dưỡng lòng yêu nước cho học sinh, khâm phục tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân ta.

- Có nhận thức đúng đắn đối với sự kiện và nhân vật lịch sử.

II. Mở rộng và nâng cao:

 Giới thiệu về một số nhân vật lịch sử:

B. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC:

- Phương pháp thuyết trình.

- Phương pháp đàm thoại.

- Phương pháp trực quan.

C. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Lược đồ phong trào Cần Vương, lược đồ các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu Bãi Sậy, Ba Đình, Hương Khê, Yên Thế. Các tranh ảnh về nhân vật Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, tranh ảnh về xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX.

- Học sinh: sách giáo khoa.

 

doc5 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 2431 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 28, Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX (Tiết 2) - Năm học 2010-2011 - Trần Thị Loan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Đông Hà Giáo án thực tập giảng dạy SVTT : Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp 11 Ban cơ bản GVHD: Trần Thị Loan Môn: Lịch sử Tiết 28 Ngày soạn: 24/03/2011 Bài 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỶ XIX (T2). A. MỤC TIÊU: I. Chuẩn: 1. Kiến thức: - Hiểu rõ nội dung của cuộc khởi nghĩa Ba Đình và khởi nghĩa Hương Khê, so sánh giữa các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương. Lý giải được đâu là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất. - Biết nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Yên Thế. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng phân tích đánh giá các sự kiện, hiện tượng lịch sử. - Rèn luyện kỹ năng sử dụng lược đồ để trình bày một vấn đề lịch sử. - Biết liên hệ, rút ra bài học cho bản thân. 3. Thái độ: - Hiểu được bản chất tàn bạo của chủ nghĩa thực dân. - Bồi dưỡng lòng yêu nước cho học sinh, khâm phục tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân ta. - Có nhận thức đúng đắn đối với sự kiện và nhân vật lịch sử. II. Mở rộng và nâng cao: Giới thiệu về một số nhân vật lịch sử: B. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC: - Phương pháp thuyết trình. - Phương pháp đàm thoại. - Phương pháp trực quan. C. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Lược đồ phong trào Cần Vương, lược đồ các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu Bãi Sậy, Ba Đình, Hương Khê, Yên Thế. Các tranh ảnh về nhân vật Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, tranh ảnh về xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX. - Học sinh: sách giáo khoa. D. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: I. ỔN ĐỊNH LỚP – KIỂM TRA SĨ SỐ: II. KIỂM TRA BÀI CŨ: III. NỘI DUNG BÀI MỚI: Đặt vấn đề: Triển khai bài: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: (cả lớp- cá nhân) - GV: nhắc lại cho HS phong trào Cần Vương phát triển rộng khắp, nhiều cuộc khởi nghĩa tiêu biểu, trong đó có cuộc khởi nghĩa Ba Đình. - GV:Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là ai? địa bàn hoạt động ở đâu? - HS trả lời. - GV sử dụng lược đồ giới thiệu cho các em về căn cứ Ba Đình và địa bàn hoạt động. - GV: Em hãy nêu các hoạt động chủ yếu của cuộc khởi nghĩa? - HS trả lời. - GV: GV chốt ý. - HS theo dõi. - GV: Khái quát các đặc điểm nổi bật của 2 cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy và Ba Đình. Nhấn mạnh tính chất tiêu biểu của 2 cuộc khởi nghĩa này. - GV: Em hãy cho biết, khởi nghĩa do ai lãnh đạo? Địa bàn ở đâu? Những hoạt động chính của khởi nghĩa là gì? - GV: Giới thiệu về nhân vật Phan Đình Phùng, căn cứ Hương Khê và địa bàn hoạt động của cuộc khởi nghĩa? - GV: HS chú ý lắng nghe. - GV : em hãy tóm tắt 2 giai đoạn phát triển của cuộc khởi nghĩa Hương Khê. - HS phát biểu. - GV: vì sao nói đây là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương? - HS trả lời. - GV lý giải: Nói đây là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất vì 4 lý do: + Thời gian dài nhất. + Địa bàn hoạt động khá rộng lớn. + Lực lượng đông đảo. + Chuẩn bị chu đáo về mọi mặt. + Đánh được nhiều trận nổi tiếng: Đồn Nu, Vụ Quang. Hoạt động 2: cá nhân, nhóm. - GV: vì sao bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế? - HS trả lời - GV: Giao nhiệm vụ cho HS hoạt động tìm hiểu về: + Nhóm 1: Lãnh đạo, địa bàn, phạm vi, hoạt động. + Nhóm 2: Hoạt động chính trong mỗi giai đoạn. - GV chốt ý. - HS lắng nghe. - GV sử dụng niên biểu tóm tắt về 4 giai đoạn của phong trào. - GV: Khởi nghĩa Yên Thế có ý nghĩa như thế nào? Liên hệ với giai đoạn lịch sử khác. - HS: trả lời. - GV: Vì sao khởi nghĩa Yên Thế thất bại? - HS: Trả lời. - GV hướng dẫn HS làm bài tập so sánh để củng cố bài. II. MỘT SỐ CUỘC KHỞI NGHĨA TIÊU BIỂU TRONG PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG VÀ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH TỰ VỆ CUỐI THẾ KỶ XIX: 2. Khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887) - Lãnh đạo: Phạm Bành, Đinh Công Tráng. - Địa bàn: + Căn cứ: Ba Đình. + Địa bàn hoạt động: Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mỹ Khê (tỉnh Thanh Hóa). - Hoạt động chủ yếu: + Xây dựng các căn cứ. + Nghĩa quân chặn đánh các đoàn xe và các toán lính Pháp, gây cho Pháp nhiều thiệt hại. - Kết quả: Pháp bao vây, tấn công và chiếm được căn cứ Ba Đình . Khởi nghĩa thất bại. - Ý nghĩa: để lại nhiều kinh nghiệm về xây dựng căn cứ. 3. Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) - Lãnh đạo: Phan Đình Phùng. - Địa bàn: + Căn cứ: Hương Khê (Hà Tĩnh) + địa bàn hoạt động: Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa. - Hoạt động chủ yếu: + Từ 1885-1888: Chuẩn bị lực lượng, xây dựng căn cứ, chuẩn bị lực lượng, tích trữ lương thực + Từ 1888-1896: chiến đấu quyết liệt với nhiều hình thức. - Kết quả: cuối năm 1895 Phan Đình Phùng hy sinh, năm 1896 khởi nghĩa thất bại. - Ý nghĩa: là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của phong trào Cần Vương. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu. 4. Khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913) a. Nguyên nhân: - Đời sống nông dân khó khăn, phiêu tán và sẵn sàng đấu tranh để bảo vệ cuộc sống của mình. - Do chính sách cướp bóc và bình định của thực dân buộc nông dân Yên thế phải đấu tranh. b. Diễn biến: - Lãnh đạo: Đề Thám (Hoàng Hoa Thám), Đề Nắm (Lương Văn Nắm). - Địa bàn: Căn cứ Yên Thế (Bắc Giang) và một số tỉnh Miền núi vùng Đông Bắc. - 4 giai đoạn chính: + Từ 1884- 1892: Đề Nắm chỉ huy, xây dựng hệ thống phòng thủ, đẩy lui nhiều cuộc tấn công của địch. + Từ 1893- 1897: Giảng hòa với Pháp 2 lần, làm chủ 4 tổng ở Bắc Giang. + Từ 1898- 1908: tiếp tục xây dựng căn cứ Yên Thế và hội tụ nghĩa quân từ nhiều nơi. + Từ 1909- 1913: Pháp mở nhiều cuộc tấn công, Đề Thám bị sát hại, nghĩa quân tan rã. c. Kết quả, ý nghĩa: - Thất bại - Ý nghĩa: + Khẳng định tiềm năng, ý chí, sức mạnh to lớn của nông dân . + Để lại nhiều bài học kinh nghiệm: nhiệm vụ và hòa để tiến. IV. CỦNG CỐ: GV phải nhắc lại nguyên nhân sâu xa và trực tiếp dẫn đến sự bùng nổ của phong trào Cần Vương. GV nhắc lại ý nghĩa và tính chất của phong trào Cần Vương. GV nhắc lại đặc trưng các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu. V. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI: - Hệ thống lại, - Tìm hiểu nội dung bài 22 và trả lời các câu hỏi ở SGK VI. RÚT KINH NGHIỆM: GVHD: GSTT: Trần Thị Loan Nguyễn Thị Thu Hiền

File đính kèm:

  • doctiet 28.doc
Giáo án liên quan