Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 27, Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX - Năm học 2010-2011 - Trần Thị Loan

A. MỤC TIÊU:

I. Chuẩn:

1. Kiến thức:

- Biết được hoàn cảnh và diễn biến chính cuộc phản công của quân Pháp tại Kinh thành Huế.

- Biết được thuật ngữ “phong trào Cần Vương” là gì và phong trào bùng nổ như thế nào.

- Biết những giai đoạn chính của phong trào Cần Vương

- Biết nội dung của cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng phân tích đánh giá các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

- Rèn luyện kỹ năng sử dụng lược đồ để trình bày một vấn đề lịch sử.

- Biết liên hệ, rút ra bài học cho bản thân.

3. Thái độ:

- Hiểu được bản chất tàn bạo của chủ nghĩa thực dân.

- Bồi dưỡng lòng yêu nước cho học sinh, khâm phục tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân ta.

- Có nhận thức đúng đắn đối với sự kiện và nhân vật lịch sử.

II. Mở rộng và nâng cao:

 Giới thiệu về một số nhân vật lịch sử:

B. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC:

- Phương pháp thuyết trình.

- Phương pháp đàm thoại.

- Phương pháp trực quan.

C. CHUẨN BỊ:

 

doc6 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 581 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 27, Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX - Năm học 2010-2011 - Trần Thị Loan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Đông Hà Giáo án thực tập giảng dạy SVTT : Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp 11 Ban cơ bản GVHD: Trần Thị Loan Môn: Lịch sử Tiết 27 Ngày soạn: 12/03/2011 Bài 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỶ XIX A. MỤC TIÊU: I. Chuẩn: 1. Kiến thức: - Biết được hoàn cảnh và diễn biến chính cuộc phản công của quân Pháp tại Kinh thành Huế. - Biết được thuật ngữ “phong trào Cần Vương” là gì và phong trào bùng nổ như thế nào. - Biết những giai đoạn chính của phong trào Cần Vương - Biết nội dung của cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng phân tích đánh giá các sự kiện, hiện tượng lịch sử. - Rèn luyện kỹ năng sử dụng lược đồ để trình bày một vấn đề lịch sử. - Biết liên hệ, rút ra bài học cho bản thân. 3. Thái độ: - Hiểu được bản chất tàn bạo của chủ nghĩa thực dân. - Bồi dưỡng lòng yêu nước cho học sinh, khâm phục tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân ta. - Có nhận thức đúng đắn đối với sự kiện và nhân vật lịch sử. II. Mở rộng và nâng cao: Giới thiệu về một số nhân vật lịch sử: B. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC: - Phương pháp thuyết trình. - Phương pháp đàm thoại. - Phương pháp trực quan. C. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Lược đồ kháng chiến chống Pháp, - Học sinh: sách giáo khoa. D. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: I. ỔN ĐỊNH LỚP – KIỂM TRA SĨ SỐ: II. KIỂM TRA BÀI CŨ: GV: III. NỘI DUNG BÀI MỚI: Đặt vấn đề: Triển khai bài: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: (cả lớp- cá nhân) - GV: Khái quát lại giai đoạn nhân dân kháng chiến chống Pháp từ 1858-1885. - GV: Nước ta sau hiệp ước Patơnốt có điểm gì đáng chú ý? - HS trả lời. - GV: Phe chủ chiến đã chuẩn bị những gì cho kháng chiến? - HS trả lời. - GV: Sử dụng lược đồ tường thuật lại vụ binh biến kinh thành Huế. - HS theo dõi. - GV: Giới thiệu về nhân vật Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết. (phiếu tư liệu 1 và 2) - GV: Sự kiện đánh dấu bùng nổ phong trào Cần Vương là gì? - HS trả lời. - GV: Giới thiệu về thuật ngữ “Cần Vương”. Cung cấp một phần nội dung của chiếu Cần Vương. - HS lắng nghe. - GV: Liên hệ. - GV: Em hãy cho biết ý nghĩa của chiếu Cần Vương. - HS trả lời. Hoạt động 2: cá nhân, nhóm. - GV: Giao nhiệm vụ cho HS hoạt động tìm hiểu về 2 giai đoạn của phong trào Cần Vương. Mỗi giai đoạn chú ý các nội dung: + Lãnh đạo. + Địa bàn hoạt động. + Tiêu biểu. + Lực lượng + Kết quả. - HS: 2 HS phát biểu. - GV: Tổng kết lại và sử dụng lược đồ phong trào Cần Vương để giới thiệu các phong trào tiêu biểu. - GV: Em hãy so sánh các giai đoạn của phong trào Cần Vương? - GV: Vì sao sau khi vua Hàm Nghi bị bắt mà phong trào Cần Vương vẫn tiếp tục phát triển. Từ đó em hãy rút ra tính chất của phong trào. - GV: Vì sao phong trào Cần Vương thất bại và ý nghĩa lịch sử? - HS: Trả lời. Hoạt động 3: cá nhân - GV: Giao cho HS tìm hiểu về cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy theo các nội dung:Lãnh đạo, Địa bàn, Hoạt động chủ yếu, Kết quả, ý nghĩa. - GV: Giới thiệu về Nguyễn Thiện Thuật. - HS: lắng nghe - GV: em hãy nêu địa bàn của cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy. - HS: trả lời - GV: hướng dẫn HS xác định địa bàn trên lược đồ và tường thuật các hoạt động của cuộc khởi nghĩa. - GV: vì sao gọi đây là một cuội khởi nghĩa tiêu biểu? I. PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG BÙNG NỔ: 1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế: * Hoàn cảnh: - Pháp thiết lập chế độ bảo hộ và các bộ máy chính quyền. - Nhân dân bất bình, kháng cự, đấu tranh quyết liệt. - Phe chủ chiến ngày càng mạnh và chuẩn bị tích cực cho kháng chiến. * Diễn biến: - Đêm mồng 4, rạng ngày 5-7-1885, Tôn Thất Thuyết chỉ huy tấn công đồn Mang cá và Tòa Khâm sứ. - 5-7-1885 quân Pháp phản công và cướp bóc, tàn sát nhân dân. Phe chủ chiến thất bại, rút lui về Quảng Trị. 2. Phong trào Cần Vương bùng nổ: * Nguyên nhân: - Mâu thuẫn sâu sắc: nhân dân >< Pháp - Cuộc phản công quân Pháp thất bại là tiền đề trực tiếp. * Diễn biến: - 13-7-1885: Tại Tân Sở, ban chiếu Cần Vương, kêu gọi nhân dân kháng chiến. Phong trào bùng nổ. Ý nghĩa: + Cổ vũ và thôi thúc nhân dân kháng chiến. + Tạo nên một phong trào khởi nghĩa sôi nổi và liên tục. 3. Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương: * Các giai đoạn của phong trào: - Giai đoạn 1885-1888: - Giai đoạn 1889-1896: Nội dung 1885-1888 1889-1896 Lãnh đạo Vua, văn thân sĩ phu Văn thân sĩ phu Địa bàn Chủ yếu là Bắc Kỳ và Trung Kỳ Chủ yếu là Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ Tiêu biểu Hương Khê, Ba Đình, Bãi Sậy Hùng Lĩnh (Hương Khê) Lực lượng Đông đảo nhân dân và dân tộc thiểu số Kết quả Thất bại Tính chất: dưới ngọn cờ phong kiến, yêu nước chống Pháp, tính dân tộc sâu sắc. Ý nghĩa: lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất. Nguyên nhân thất bại: + Pháp mạnh, phong trào lẻ tẻ, thiếu liên kết. + Lãnh đạo là hệ tư tưởng phong kiến lạc hậu lỗi thời. II. MỘT SỐ CUỘC KHỞI NGHĨA TIÊU BIỂU TRONG PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG VÀ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH TỰ VỆ CUỐI THẾ KỶ XIX. 1. Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892) - Lãnh đạo: Nguyễn Thiện Thuật. - Địa bàn: + Căn cứ: Bãi Sậy và Hai Sông. + Các tỉnh: Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Nam Định, Quảng Yên. - Các hoạt động chính: + Từ 1885-1887 xây dựng căn cứ Bãi Sậy, và khống chế các tuyến giao thông. + Từ năm 1888 bước vào chiến đấu quyết liệt, thắng lợi một số trận lớn. - Kết quả: + Lực lượng giảm sút, bao vây, cô lập và thất bại. + Nguyễn Thiện Thuật lánh sang Trung Quốc, Đốc Tít bị đày ở Angeri. - Ý nghĩa: là một trong những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong khuôn khổ phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX. IV. CỦNG CỐ: GV phải nhắc lại nguyên nhân sâu xa và trực tiếp dẫn đến sự bùng nổ của phong trào Cần Vương. GV nhắc lại ý nghĩa và tính chất của phong trào Cần Vương. GV nhắc lại nội dung của khởi nghĩa Bãi Sậy. V. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI: - Hệ thống lại, - Tìm hiểu nội dung bài 20 và trả lời các câu hỏi ở SGK VI. RÚT KINH NGHIỆM: Phụ lục Phụ lục 1: Hoàng đế Hàm Nghi (3 tháng 8 năm 1871 – 4 tháng 1 năm 1943) là vị Hoàng đế thứ 8 của nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ngày nay, Việt Nam xem ông, cùng với các vua chống Pháp Thành Thái, Duy Tân là ba vị vua yêu nước trong thời kỳ Pháp thuộc.Là em trai của vua Kiến Phúc, năm 1884 Hàm Nghi được các phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đưa lên ngôi ở tuổi 13. Sau khi cuộc phản công tại kinh thành Huế thất bại năm 1885, Tôn Thất Thuyết đưa ông ra ngoài và phát hịch Cần Vương chống thực dân Pháp.Nhân danh ông, Tôn Thất Thuyết đã phát động phong trào Cần Vương, kêu gọi văn thân, nghĩa sĩ giúp vua, giúp nước. Phong trào này kéo dài đến năm 1888 thì Hàm Nghi bị bắt. Sau đó, ông bị đem an trí ở Alger (thủ đô xứ Algérie). Ông qua đời tại đây năm 1943. Phụ lục 2: Tôn Thất Thuyết sinh ngày 29 tháng 3 năm Kỷ Hợi, tức 12 tháng 5 năm 1839 Ông là con thứ hai của Đề đốc Tôn Thất Đính ,cũng là cháu 5 đời của chúa Nguyễn Hiền vương (Nguyễn Phúc Tần). Từ lúc về Huế tham dự triều chính, đặc biệt là sau ngày vua Tự Đức mất, Tôn Thất Thuyết đã làm hết sức mình để biến triều đình Huế thành trung tâm đầu não của cuộc kháng Pháp. Song lực yếu thế cô, Tôn Thất Thuyết phải chịu cảnh đắng cay khi Hiệp Hoà ký hiệp ước Quý Mùi (25 tháng 8 năm 1883) và phải chấp nhận xuôi tay khi Kiến Phúc ký hiệp ước Giáp Thân (6 tháng 6 năm 1884). Đến lúc đưa Hàm Nghi lên ngôi (2 tháng 8 năm 1884), Tôn Thất Thuyết mới thực sự nắm được triều đình đã mất gần hết quyền lực và ông cố hết sức để đưa nó thoát khỏi những ràng buộc mà người Pháp đang thiết lập và Tôn Thất Thuyết trở thành đối tượng cần thanh toán hàng đầu của người Pháp. Ông đã tổ chức và lãnh đạo phong trào Cần vương, khi phong trào thất bại ông bị cấm túc, không được ra khỏi nơi cư trú. Trong những năm cuối đời, ông thường có cơn điên dại và thường múa gươm chém vào những tảng đá trong vườn. Có lẽ do lòng khát khao cứu nước và đánh thực dân Pháp vẫn còn trong ông cho đến phút lực tàn sức kiệt. Phụ lục 3: Khởi nghĩa Lãnh đạo Địa bàn Hoạt động chủ yếu Kết quả, ý nghĩa - Bãi Sậy( 1885-1892) Nguyễn Thiện Thuật - Căn cứ chính: Bãi Sậy(Hưng Yên) - Địa bàn hoạt động: Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Quảng Yên - Giai đoạn 1885-1887 xây dựng căn cứ Bãi Sậy, từ đây tỏa ra khống chế các vùng. - Giai đoạn từ năm 1888 chiến đấu quyết liệt, di chuyển linh hoạt, đa - Căn cứ Bãi Sậy và Căn cứ Hai Sông bị Pháp bao vây. - Năm 1892 những người còn lại gia nhập nghĩa quân Yên Thế. - Để lại những kinh nghiệm tác chiến ở đồng bằng. GVHD: GSTT: Trần Thị Loan Nguyễn Thị Thu Hiền

File đính kèm:

  • doctiet 27.doc
Giáo án liên quan