Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Tư tưởng, tôn giáo Việt Nam từ thế kì X-XVIII

Do đáp ứng được những yêu cầu khách quan của xã hội Việt Nam như trên đã nói, nên ngay từ thời Lý – Trần, Nho giáo đã đóng vai trò là cơ sở tư tưởng của việc xây dựng nhà nước quân chủ tập quyền, quản lý xã hội và hoạch định chính sách của triều đình phong kiến. Mặc dù xã hội thời Lý - Trần rất tôn sùng đạo Phật, nhưng căn cứ lý luận để xây dựng và phát triển hai triều đại này lại là những nguyên lý của Nho giáo. Từ những lời phát biểu của Đào Cam Mộc nhằm đưa Lý Công Uẩn lên ngôi đến Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn, Chiếu nhường ngôi cho Trần Cảnh của Lý Chiêu Hoàng đều lấy những nguyên lý trong kinh điển của Nho giáo làm căn cứ. Những văn kiện quan trọng có liên quan đến việc phát động chiến tranh giữ nước, như bài văn Lộ Bố khi đánh Tống của Lý Thường Kiệt, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, v.v. thường sử dụng một số khái niệm của Nho giáo

docx56 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 661 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Tư tưởng, tôn giáo Việt Nam từ thế kì X-XVIII, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h Tăng, kinh sách, pháp tượng, pháp khí sang Đàng Trong. Thiền sư Nguyên Thiều  thỉnh được một số danh Tăng sang Đàng Trong như : +Thiền sư Giác Phong khai sơn chùa Hàm Long (Báo Quốc)- Huế . +Thiền sư Từ Lâm khai sơn  chùa Từ Lâm- Phú Xuân (Huế) . + Thiền sư Minh Hoằng Tử Dung khai sơn chùa Từ Đàm (Huế) . + Hưng Liên- Quả Hoằng, trụ trì chùa Tam Thai trên núi Ngũ Hành ở Quảng Nam. Và một số thiền sư thuộc phái thiền Tào Động của Hoà thượng Thạch Liêm. Chúa Nguyễn Phúc Trăn cho mở giới đàn tại chùa Thiên Mụ và cử tổ sư  Nguyên Thiều làm Hoà thượng Đường Đầu. Kể từ khi giới đàn này hoàn mãn, phái thiền Lâm Tế bắt đầu được triều đình ưu ái và có thế đứng vững vàng. Trong giới đàn này, một số Thiền sư thuộc phái thiền Trúc Lâm trước đây, các Thiền sư từ Trung Quốc sang và những Tăng sĩ trẻ ở Đàng Trong tham dự rất đông đủ. Chính vì thế mà ở Đàng Trong lúc này không còn thấy bóng dáng của phái thiền Trúc Lâm, mà hầu hết là các thiền sư thuộc truyền thừa của Tổ sư Nguyên Thiều (Lâm Tế), và một số ít thuộc phái Tào Động. Vì sự sát nhập của những dòng thiền khác nhau nên  phái thiền Lâm Tế không còn là phái thiền Lâm Tế của Trung Hoa mà đã trở thành phái thiền Lâm Tế của Việt Nam. Bởi phái thiền Lâm tế ở Việt Nam kết hợp cả thiền- Tịnh- Mật chứ không như Trung Quốc, phái thiền này sử dụng “Yết bổng” . 1691 Chúa Nguyễn Phúc Trăn mất, con là Nguyễn Phúc Châu lên ngôi, tình hình đất nước lúc này hỗn loạn.  Năm 1692-1694 một người Hoa tên Aban (Ngô Lãng) cùng một số tướng sĩ Chiêm Thành nổi lên chống Chúa Nguyễn ở Trấn Thuận Thành. Chúa Nguyễn sai Cai cơ Nguyễn Hữu Cảnh đánh dẹp. Cũng trong năm 1694, Chưởng Cơ Nguyễn Phước Thông và Nguyễn Phước Huệ âm mưu lật đổ Chúa Nguyễn nhưng thất bại và bị xử tử, cùng lúc đó  Quảng Phú (người Hoa ở Qui Nhơn) cùng với Linh (người Việt ở Quảng Ngãi) tự xưng là Linh Vương nổi loạn. Mãi đến năm 1695 triều đình mới dẹp yên. Sau cuộc nổi loạn ấy, Chúa không còn trọng dụng các Thiền sư thuộc phái thiền Lâm Tế nữa mà chuyển sang trọng dụng Thiền sư Hương Liên Quả Hoằng thuộc phái Tào Động. Đồng thời Chúa cho người sang Trung Quốc thỉnh Hoà thượng Thạch Liêm sang để hoằng hoá. Chính vì thế mà từ 1694-1728 là khoảng thời gian Tổ sư Nguyên Thiều rời chùa Hà Trung vào ẩn tránh ở vùng Đồng Nai. Từ đó các sử quan triều đình nhà Nguyễn không viết về Ngài Nguyên Thiều nữa cho đến khi Thiền sư viên tịch (1728). Tổ sư Nguyên Thiều cùng các đệ tử hoằng hoá ở chùa Kim Cang, Đại Giác, Long Thiền (Đồng Nai), chùa núi Châu Thới (Bình Dương) Sự hoằng hoá của Ngài rất thành công, số lượng tín đồ ngày càng đông, Phật giáo mỗi lúc một phát triển, dần dần rộng xuống đến Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh). Ngày 19-10-1728 (Mậu Thân),Tổ sư Nguyên Thiều cho triệu tập môn đồ tứ chúng, giảng dạy huyền cơ, di chúc mật ngữ, thọ 81 tuổi.                 “ Tịch tịch cảnh vô ảnh                    Minh minh châu bất dung                    Đường đường vật phi vật                    Liêu liêu không vật không ”.       Đồ chúng lập tháp thờ ở sân trước, phía trái chùa Kim Cang ở Đồng Nai Năm 1729, Chúa Nguyễn Phước Trú ban bài Ký minh: “ Sắc Tứ Hà Trung Tự, Hoán Bích Thiền Sư Tháp Ký Minh”.   Qua đó chúng ta thấy, Tổ sư Nguyên Thiều gốc người Trung Hoa nhưng suốt cuộc đời hành đạo thì lại ở Đàng Trong của Đại Việt. Tổ tạo được nhiều công đức và ảnh hưởng sâu rộng đối với Phật giáo Đàng Trong. Từ phái Thiền Lâm Tế của Trung Quốc, kết hợp với tinh hoa của phái thiền Trúc Lâm ở Việt Nam tạo thành một nét đặc trưng của Thiền tông Việt Nam. Vì thế phái thiền này với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa Thiền- Tịnh- Mật chứ không còn là thuần tuý “tham công án, hét, bổng” của Thiền Trung Quốc. Nên các thiền sư Việt Nam thường sớm có thần thông như dùng nước lạnh, bùa chú để trị bệnh giúp người. Mặt khác là có khuynh hướng “nhập thế”, vừa tu học vừa hành đạo, Đó chính là nét đặc sắc và khác biệt giữa thiền Việt Nam và thiền Trung Quốc .  Trước đây các Thiền sư Việt Nam là thuộc phái thiền Trúc Lâm của Việt Nam, nhưng vì những biến cố chính trị nên ngày nay hầu hết các Thiền sư đều mang danh dòng “Lâm Tế Chánh Tông”. Phật giáo Đàng Trong phát triển mạnh và còn ảnh hưởng sâu rộng đến ngày nay là nhờ các pháp tử, pháp tôn của sư Nguyên Thiều hoằng truyền Phật Pháp với sự có mặt của pháp môn tu tập thiền phái Trúc Lâm. Các vị này có mặt khắp nơi sau một thời gian tu học. Vì vậy Phật giáo thấm sâu vào từng tầng lớp, từng thời kỳ, đặc biệt ở vùng Đồng Nai, Gia Định với những vị như :         (1). Thành Đẳng Nguyệt Ân (Minh Lượng) 1686-1679, sau khi theo học với tổ sư Nguyên Thiều, Ngài về trụ trì chùa Đại Giác ở Cù Lao Phố (Biên Hoà). Ngài cũng đi du hoá khắp nơi và đã khai sơn chùa Vạn Đức (Quảng nam), chùa Bảo Phong (Khánh Hoà). Ngài có đệ tử nổi danh là Phật ý Linh Nhạc. Ngài lập chùa Từ Ân ở huyện Tân Bình và quản trông chùa Khải Tường (quận 3- TP HCM, sau khi phong trào di dân ở phủ Gia Định của Chúa Nguyễn Phúc Khoát. Ngài Phật ý Linh Nhạc lại có đệ tử là Tổ Tông Viên Quang. Các đệ tử tổ tông Viên Quang là Tiên Giác Hải Tịnh, (Tế Giác Quảng Châu ),Tiên Tuệ Tịnh Nhãn, Tổ Đạt Trí Tâm, Tổ ấn Mật Hoằng. (2). Thiền sư Minh Vật Nhất Tri (?-1786). Ngài kế thế tổ sư Nguyên Thiều ở chùa Kim Cang. Ngài có những vị đệ tử xuất sắc hoằng hoá ở Đồng Nai như: Minh Vật Nhất Tri, Thiệt Thoại Tánh Tường, Phật Trí Đức Hạnh, Thiệt Thành Liễu Đạt, (Liên Hoa). Ngài Liễu Đạt có những đệ tử như: Tế Tín Chánh Trực, Tế Chánh Bổn Giác, Tế Bổn Viên Thường, Tế Triệt Giác Nguyên. (3). Thiền sư Thành Nhạc ẩn Sơn. Ngài hoằng hoá vùng núi Châu Thới (Bình Dương), Chùa Long Thiền (Biên Hoà). Ngài có những đệ tử như: Phật Chiếu Linh Quang, đã khai sơn chùa Phước Tường ở Thủ Đức .         (4). Thiền sư Thành Chí Pháp Thông. Ngài hoằng hoá chùa Hưng Long, Hoàng Long  và Bửu Long (trên núi Bửu Long) ở Biên Hoà .  Ngoài ra Tổ sư Nguyên Thiều còn có những pháp tử, pháp tôn hoằng hoá các nơi như :         + Thiền sư Minh Giác Kỳ Phương (1682-1744) với các đệ tử của mình là: Thiện Kiến Liễu Triệt (chùa Thập Tháp- Bình Định); Phật Tĩnh Từ Nghiêm  ( chùa Hưng Long ), và các đệ tử hoằng hoá ở miền Tây Nam bộ .         + Thiền sư Minh Hằng Định Nhiên, Thiệt Tánh Trí Hải hoằng hoá ở chùa Quốc Ân (Huế)         + Thiền sư Minh Hải Pháp Bảo (1670-1754) khai sơn chùa Chúc Thánh (Hội An- Quảng Nam), chùa Thiên Ấn (Quảng Ngãi).         + Hoà Thượng Hoàng Long hoằng hoá ở chùa Hà Tiên .          Nhìn chung, Tổ sư Nguyên Thiều đóng góp rất nhiều trong việc phục hưng và phát triển Phật giáo ở Đàng Trong . 4. Đạo giáo  Cùng với sự hưng khởi của đạo Phật là sự phát triển của đạo giáo. Khác với đạo Phật, đạo giáo phát triển khá mạnh ở thời Lê sơ. Thời kỳ này nhiều quán Đạo đã được xây dựng, thậm chí ông vua tiêu biểu của nhà Lê sơ: Lê Thánh Tông, người đưa vị trí Nho giáo lên tột đỉnh, vẫn “mơ” gặp Tiên và mong nhớ đến ,mức cho xây lầu Vọng Tiên. Nhiều vua nhà Lê cũng tin vào pháp thuật nên dùng thuật sĩ. Chính vì vậy, đến thời nhà Mạc, Đạo giáo lại càng phát triển. Có thể coi đây là thời kỳ hưng thịnh nhất của Đạo giáo Việt Nam. Sự xuất hiện của Tiên Chúa Liễu Hạnh – người được suy tôn lên hàng giáo chủ - “mẫu nghi thiên hạ”. theo Nguyễn Duy Hinh, Đạo giáo thế kỷ XVI không đứng đơn độc một mình mà “ chui vào Nho giáo và Phật giáo” thành hai nhánh: Đạo giáo sĩ tộc với đại diện là Nguyễn Bỉnh Khiêm, đạo giáo dân gian với Liễu Hạnh và Nội Đạo Tràng (Trần Toàn)           Nội Đạo tràng là hiện tượng Đạo giáo trộn lẫn Phật giáo, Nho giáo. Giáo chủ của tôn giáo này – Trần Toàn xuất thân tù gia đình Nho giáo, thi cử đỗ đạt rồi theo Phật giáo. Nội Đạo Tràng tôn thờ Dược Sư Phật, Tứ kim cương, niệm A Di Đà (Phật giáo), dùng pháp thuật để chữa bệnh cho Lê Thần Tông (Đạo giáo). Có thể coi Nội Đạo Tràng là Đạo giáo thuộc phái Phù Trú – thứ tín ngưỡng rất được dân gian ưa thích trong hoàn cảnh nội chiến triền miên, đời sống bấp bênh. Chính vì thế, Nội Đạo Tràng chỉ phát triển mạnh ở vùng Thanh Hóa, Ninh Bình, nơi giáp ranh hai thế lực: Nhà Mạc phía Bắc và Lê – Trịnh phía Nam. Đây là nguyên nhân Đạo quán được xây dựng không nhiều và nếu có thì sau này cũng biến thành chùa.           Liễu Hạnh xuất hiện đưa đến sự ra đời của đạo Mẫu ở Việt Nam. Cho đến nay, tư liệu về người khai lập ra tín ngưỡng thờ Mẫu vẫn chỉ là truyền thuyết. Theo truyền thuyết, Liễu Hạnh vốn là tiên dáng trần 3 lần và trở thành Thánh Mẫu, đứng đầu đạo Mẫu. Ngày nay, Liễu Hạnh, một vị thần chủ không những có đền thờ riêng ở Vụ Bản (Nam Định), Sòng Sơn, Phố Cát (Thanh Hóa), Tây Hồ.mà còn có cung thờ (Nhà Mẫu, theo cách gọi của tín đồ) ở hầu khắp các chùa miền Bắc trừ chùa Quán Sứ (Hà Nội). Sự xuất hiện của thần chủ đạo Mẫu là tự do tín ngưỡng của thời nhà Mạc. Nếu nhà Mạc không tôn trọng phụ nữ và cho phép người dân tin vào Ai được thờ Người đó thì liệu có Liễu Hạnh được không? Bởi từ nhà Lê đến nhà Nguyễn sau này đều lấy Nho giáo làm tư tưởng chính thống, việc tôn vinh phụ nữ khó được chấp nhận.     Tôn vinh nữ thần Liễu Hạnh là một đòn giáng mạnh vào tư tưởng Nho giáo. Vì thế, có thể coi thần chủ Liễu Hạnh là biểu tượng cho sự vươn lên của dân tộc nhằm khẳng định nền độc lập của mình với sự khác biệt văn hóa trước quốc gia bá quyền Trung Quốc.            Có thể xem hiện tượng đạo Mẫu và Nội Đạo Tràng là sự trỗi dậy của tín ngưỡng dân tộc sau một thời gian dài bị đè nén bởi các triều đại phong kiến do sùng ngoại, đề cao tôn giáo ngoại nhập. Đây là đóng góp độc đáo của nhà Mạc trong lĩnh vực tinh thần: Tôn giáo tín ngưỡng. Cho nên, cần ghi nhận tư tưởng tự do tôn giáo của nhà Mạc là góp phần lấy lại và tô đậm bản sắc dân tộc Việt Nam. Vào thế kỷ 18, dưới đời vua Lê Thần Tông, xuất hiện một trường phái Đạo giáo Việt Nam có tên Nội Đạo. Người sáng lập là Trần Toàn quê ở Thanh Hóa, đạo có đến 10 vạn tín đồ và Trần Toàn được coi là Thượng sư. Tương truyền, vua Lê Thần Tông bị bệnh mọc lông cọp, Trần Toàn dùng thần chú mà chữa khỏi. Phái đạo này phát triển từ Thanh Hóa vào đến Nghệ An rồi lan ra Bắc đến tận Hà Nội. Khoảng đầu những năm 1920, hàng vạn tín đồ còn tập hợp ở Giảng Võ, Hà Nội để cúng lễ và chữa bệnh.

File đính kèm:

  • docxBai 20 24 Xay dung va phat trien van hoa dan toc trong TK XXVIII.docx