1. Nguyên Nhân bùng nổ của phong trào Tây Sơn
Thế kỉ XVIII là thế kỉ mà có nhiều cuộc khởi nghĩa lớn nhất trong lịch sử Việt Nam cả về qui mô, số lượng, tính chất. Điều đó nó chứng tỏ các cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu, Nguyễn Danh Phương, Lê Duy Mật, anh em nhà Tây Sơn. đều có nguyên nhân của nó.
Về nguyên nhân của phong trào Tây Sơn cũng có khá nhiều ý kiến, phần lớn là các ý kiến thống nhất và đồng tình với nhau nhưng tựu chung lại phong trào Tây Sơn bùng nổ cũng có những nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp tác động khiến cho phong trào nhanh chóng dành được thắng lợi.
11 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 539 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Bài giảng Lịch sử Lớp 10 - Bài 2: Phong trào nông dân Tây Sơn - Nguyên nhân, niên biểu sự kiện chính, đặc điểm phong trào, nguyên nhân sụp đổ của vương triều Tây Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của một bộ phận lớn các địa chủ tại Nam Bộ. Do đó, khi lực lượng bố phòng của Tây Sơn ở lại không đủ mạnh, họ Nguyễn nhanh chóng lấy lại vùng này[44].
Thứ hai, các nhà lãnh đạo Tây Sơn đã từng có thời điểm đánh giá chưa đúng thực lực của Nguyễn Ánh. Sau khi nghe tin Ánh giết tướng Đỗ Thanh Nhơn (Nhân) vì uy tín của Nhơn có phần lấn át Ánh, Nguyễn Nhạc cho rằng tướng soái của Nguyễn Ánh không có ai đáng ngại nữa. Sau này, khi đánh bật được Ánh ra khỏi lãnh thổ, nhất là sau khi chớp nhoáng đập tan quân Xiêm, sự đánh giá ấy càng trở nên chủ quan hơn[44].
Thứ ba là sự chia rẽ trong nội bộ anh em Tây Sơn giữa Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ. “Nói về nguyên nhân sụp đổ của triều đại Tây Sơn thì ai chẳng kết luận vì sự chia rẽ trầm trọng tự trong gia đình để gây nên cảnh nồi da là cảnh thương tâm, chẳng những chỉ hại riêng cho họ Nguyễn Tây Sơn, và nó còn ảnh nhưởng bất hạnh cho cả quốc gia dân tộc” Tập san Sử Địa. Đặc khảo về Quang Trung. số 9-10. 1968. trang 184.
Chính cuộc xung đột năm 1787 đã tạo điều kiện cho Nguyễn Ánh trở về lấy lại Gia Định. Lực lượng Tây Sơn ở đây đơn độc tại Nam Bộ không được sự tiếp viện cần thiết từ phía bắc nên đã không thể giữ được đất này. Sau khi cuộc xung đột của hai anh em chấm dứt, Nguyễn Huệ lại bộn bề với những biến cố tại Bắc Hà, Nguyễn Nhạc thì đã suy yếu lực lượng và suy nhược về tinh thần, không còn khả năng một mình tiến hành Nam chinh nữa. Cái chết của Nguyễn Lữ dù không ảnh hưởng quá nhiều đến nhà Tây Sơn (vì ảnh hưởng của ông cũng là ít nhất trong ba người) nhưng có lẽ càng khiến tinh thần Nam chinh của Nguyễn Nhạc thêm mòn đi. Điều đó lý giải vì sao Nguyễn Ánh có thể chắc chân tại Nam Bộ tạo cơ sở cho ông Bắc tiến sau này[44].
Cùng với các nguyên nhân trên, còn những nguyên nhân khác dẫn đến sự sụp đổ của nhà Tây Sơn khiến lực lượng của Nguyễn Ánh chiến thắng lập nên nhà Nguyễn:
Cái chết quá sớm của vua Quang Trung, người làm nên gần như tất cả các thành tựu của nhà Tây Sơn kể từ năm 1777, mà không có người thay thế xứng đáng. Quang Toản quá nhỏ không có đủ uy tín và sự cứng cỏi nên không thể dành được sự ủng hộ của người dân ở Bắc Hà, mảnh đất vừa chính thức về tay nhà Tây Sơn không lâu. Việc sau này, lúc bị quân Nguyễn Ánh bắt, anh Toản là Quang Thùy đã tự vẫn nhưng Toản không dám chết cùng chứng tỏ Toản không bằng Đoan Nam vương Trịnh Tông.
Sự xung đột nghiêm trọng của hàng ngũ tướng lĩnh Tây Sơn. Tây Sơn có nhiều tướng tài, nhưng sau khi người lãnh đạo tối cao Nguyễn Huệ qua đời, dường như không ai chịu ai. Các tướng giỏi, ngoài Ngô Văn Sở, Lê Trung bị giết, còn có Ngô Thì Nhậm phải lánh đi ở ẩn và nguy hại hơn là Lê Chất chạy sang đầu hàng Nguyễn Ánh. Thực ra, việc ấu chúa lên ngôi mà triều đình vẫn phải thực hiện di mệnh đánh dẹp không phải là nhiệm vụ không thể thực hiện được, như trường hợp của vua Thuận Trị (Phúc Lâm) nhà Thanh. Khi Hoàng Thái Cực mất, Phúc Lâm còn nhỏ (và sau chết yểu) nhưng nhà Thanh vẫn tiến vào trung nguyên, hoàn thành việc chiếm Trung Quốc, diệt nhà Minh và Lý Tự Thành. Công việc nhờ vào tay nhiếp chính Đa Nhĩ Cổn. Bởi các tướng Tây Sơn không thể làm được như Chu công nhà Chu, lại bị người Pháp từ bên ngoài can thiệp giúp sức cho Nguyễn Ánh nên nhà Tây Sơn càng nhanh chóng sụp đổ.
Một nguyên nhân khác, dù không phải là quan trọng nhất nhưng không thể không nói đến. Đó là lòng kiên trì kèm thêm may mắn của Nguyễn Ánh. Rõ ràng Ánh đã gặp may khi nhiều lần thoát nạn trước sự truy đuổi của Tây Sơn. Nhưng phải thừa nhận ông cũng là một người có lòng dũng cảm và ý chí bền bỉ không sờn, dù bị thua hết lần này đến lần khác, gặp rất nhiều hiểm nguy. Có thể nói tài năng quân sự của ông không bằng Nguyễn Huệ nhưng sau khi Nguyễn Huệ chết, không còn ai là đối thủ của ông. Có ý kiến nuối tiếc cho sự ra đi sớm của Nguyễn Huệ cho rằng việc Nguyễn Ánh "có số mệnh dài hơn và chết sau Nguyễn Huệ" là một nhân tố giúp ông giành thắng lợi sau cùng.
Theo Cao Tự Thanh, với việc tàn phá Cù lao Phố, sát hại hàng loạt người Hoa (vốn khá đông đảo ở Nam Bộ) nên theo nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh thì trong suốt hơn 10 năm Tây Sơn vẫn không được đông đảo nhân dân miền Nam ủng hộ[45]. Tuy nhiên, đây là ý kiến trên cơ sở các tài liệu của sử sách nhà Nguyễn, triều đại đối địch với nhà Tây Sơn. Theo ý kiến của một nhà nghiên cứu phương Tây hiện đại là Georges Dutton[46] sự khốn khổ của người dân trong thời nội chiến là tình trạng chung, ở các vùng miền, dưới các chính thể khác nhau - bất kể là Tây Sơn hay Nguyễn - trong những thời điểm nhất định[47]:
"...Những người dân đang sống dưới quyền kiểm soát chính trị của chính thế lực nhà Nguyễn ở sâu trong miền nam ... mong đợi được giải thoát khỏi họ. Đến cả Pigneau de Behaine (Bá Đa Lộc), ủng hộ viên người Âu nhiệt tình nhất của Nguyễn Ánh, vào năm 1791, cũng đề cập đến điều này, khi ông viết về tình cảnh ngày càng không chịu đựng nổi của những người dân Việt sống trong vùng nhà Nguyễn kiểm soát"
"... sau đó (khi họ Nguyễn lại kiểm soát Nam Bộ), hoàn cảnh sống của người dân dưới chính thể nhà Nguyễn vẫn chẳng hề được cải thiện; điều này được mô tả trong thư của một nhà truyền giáo người Pháp khác, rằng "hai năm vừa qua, mọi người đều phải đi làm việc công ích, và [người ta] không bận tâm với bất kì điều gì khác ngoài việc tìm cách để sống sót, đau khổ đã trở nên đến cực điểm".
Cũng theo Georges Dutton thì "việc hào quang hóa phong trào Tây Sơn trong trí tưởng tượng của dân chúng vào thế kỷ 19... Khả năng cách nhìn ưu ái dành cho phong trào và chính thể Tây Sơn có thể là sản phẩm của mối ác cảm dân chúng dành cho nhà Nguyễn, cũng nhiều bằng khả năng đó chính là ký ức tập thể thật sự về nhà Tây Sơn"[48].
Dù sao đi nữa, tên tuổi Tây Sơn còn ghi mãi trong lịch sử, dù đây là một trong những triều đại ngắn nhất trong lịch sử Việt Nam” (nguon Wikipedia..).
KẾT LUẬN
Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào nông dân khởi nghĩa thế kỷ XVIII không chỉ ở tinh thần đấu tranh quyết liệt trực tiếp và không khoan nhượng của nông dân tấn công vào thành lũy đã mục ruỗng của nhà nước quân chủ chuyên chế mà còn mang rõ ý nghĩa xây dựng những nhân tố mới.
Từ ý nghĩa to lớn đó, phong trào nông dân thế kỷ XVIII mang đậm nét nội dung và sứ mạng dân tộc. Đây cũng là lý do giải thích bước phát triển của phong trào Tây Sơn từ một cuộc khởi nghĩa nổ ra ở địa phương đã nhanh chóng chuyển thành một cuộc đấu tranh quy mô của nông dân trong phạm vi toàn quốc và vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chống ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc ở cuối thế kỷ XIX.
Kết luận
- Lịch sử đấu tranh của dân tộc Việt Nam ghi nhận người nông dân Việt Nam đã hun đúc truyền thống yêu nước nồng nàn, ý thức cách mạng mạnh mẽ. Họ đã từng lật nhào các triều đại phong kiến thối nát, thể hiện ý thức làm chủ vận mệnh dân tộc.
- Lịch sử phong trào nông dân Việt Nam phản ánh mối quan hệ gắn bó giữa hai mặt dân tộc và dân chủ trong đấu tranh chống thù trong giặc ngoài. Đồng thời toát lên nét đặc thù có tính dân tộc của phong trào đó là “đối với nông dân , quyền lợi ruộng đất và quyền lợi dân tộc là nhất trí” (Lê Duẩn – Giai cấp vô sản và vấn đề nông dân trong cách mạng Việt Nam – Sự Thật, HN 1965).
- Ở những thời điểm khác nhau của lịch sử, phong trào nông dân Việt Nam luôn đồng hành và giải quyết những vấn đề đặt ra của lịch sử dân tộc. Phong trào nông dân Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo đã kết hợp với phong trào của giai cấp công nhân – một sự kết hợp mang tính chất của thời đại.
Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào nông dân khởi nghĩa thế kỷ XVIII không chỉ ở tinh thần đấu tranh quyết liệt trực tiếp và không khoan nhượng của nông dân tấn công vào thành lũy đã mục ruỗng của nhà nước quân chủ chuyên chế mà còn mang rõ ý nghĩa xây dựng những nhân tố mới.
- Từ ý nghĩa to lớn đó, phong trào nông dân thế kỷ XVIII mang đậm nét nội dung và sứ mạng dân tộc. Đây cũng là lý do giải thích bước phát triển của phong trào Tây Sơn từ một cuộc khởi nghĩa nổ ra ở địa phương đã nhanh chóng chuyển thành một cuộc đấu tranh quy mô của nông dân trong phạm vi toàn quốc và vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chống ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc ở cuối thế kỷ XIX.
Tài liệu học tập .
Minh Tranh . Phong trào nông dân thế kỷ XVIII và phong trào nông dân Tây Sơn – NXB KHXH, Hà Nội 1978;
H.: Sự thật, 1958. - 47 tr.
Đăng ký cá biệt: VV-D/5138-VV-D/5140
Tây Sơn Nguyễn Huệ – Kỷ yếu hội thảo khoa học – Sở Văn hoá Thông tin Nghĩa Bình 1978;
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hoa Bằng (1974). Quang Trung anh hùng dân tộc 1788-1792. Nxb Hoa Tiên.
GS. Trương Hữu Quýnh (2005). Đại cương lịch sử Việt Nam, Tập I. Nxb Giáo Dục.
UBKHXHVN (1971). Lịch sử Việt Nam, tập I. Nxb KHXH.
Tạ Quang Phát (1970). Nhà Tây Sơn. Phủ Quốc vụ khanh đặc trách Văn hóa xuất bản.
Ký yếu Hội nghị nghiên cứu phong trào nông dân Tây Sơn (1978). Tây Sơn Nguyễn Huệ. Nxb Ty Văn hóa và Thông tin Nghĩa Bình.
Nguyễn Cảnh Minh, Đào Tố Uyên (2009). Một số chuyên đề lịch sử cổ trung đại Việt Nam. Nxb ĐHSP.
Văn Tân (1958). Cách mạng Tây Sơn. Nxb Văn-Sử-Địa.
Nguyễn Khắc Thuần(2006). Danh tướng trong chiến tranh nông dân và phong trào Tây Sơn. Nxb Giáo Dục.
PGS. Nguyễn Phan Quang. Phong trào khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài. Nxb
Nhóm Giáo sư, Sinh viên Đại học Sư phạm Sài Gòn. Tập san Sử Địa, số 9 và 10: Đặc khảo về Quang Trung. Nhà sách Khai trí xuất bản. 1968.
Nhóm Giáo sư, Sinh viên Đại học Sư phạm Sài Gòn. Tập san Sử Địa, số 13: Kỷ niệm chiến thắng xuân Kỷ Dậu (Đống Đa). Nhà sách Khai trí xuất bản. 1969.
Nhóm Giáo sư, Sinh viên Đại học Sư phạm Sài Gòn. Tập san Sử Địa, tập 21: 200 năm phong trào Tây Sơn. Nhà sách Khai trí xuất bản. 1971.
Nguyễn Lương Bích, Phạm Ngọc Phụng (1976), Tìm hiểu thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ. Nxb Quân đội nhân dân.
Nguyễn Phan Quang (2006), Một số công trình sử học Việt Nam, Nxb Tổng hợp TP Hồ Chí Minh.
Tạ Chí Đại Trường (2007). Lịch sử nội chiến Việt Nam. Nxb CAND.
PHỤ LỤC
CHÚ THÍCH
File đính kèm:
- Bai2 Phong trao nong dan Tk XVIII va Phong trao Tay Son(1).doc