1. Mục tiêu bài học.
1.1.Kiến thức.
- Sự sụp đổ của triều Lê đã dẫn đến sự phát triển của các thế lực phong kiến.
- Nhà Mạc ra đời và tồn tại hơn nửa thế kỉ đã góp phần ổn định xã hội trong một thời gian.
- Chiến tranh phong kiến diễn ra trong đã dẫn đến sự chia cắt đất nước.
1. 2. Tư tưởng tình cảm.
- Bồi dưỡng ý thức xây dựng và bảo vệ đất nước thống nhất.
- Bồi dưỡng tinh thần dân tộc.
1.3. Kĩ năng.
- Phân tích, tổng hợp vấn đề.
- Khả năng nhận xét.
2. Thiết bị tài liệu dạy học.
2.1Học sinh: Đọc SGK, sưu tầm ảnh,
2.2 Giao viên: SGK, SGV, Tài liệu tham khảo,
- Bản đồ VN phân rõ ranh giới 2 miền.
- Một số tranh ảnh triều Lê -Trinh.
3/ Phương pháp: giới thiệu, trình bày, phân tích, so sánh,
3. Tiến trình tổ chức dạy – học.
3.1. Ổn định: kiêm diện
3.2. Kiểm tra bài cũ.thông qua, trong khi học bài mới GV có thể hỏi lại.
3.3. Bài mới.: từ thế kỉ XVI nhà nước phong kiến Đại Việt có những biến đổi lớn , biến đổi như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài 21.
3.4. Tổ chức dạy –học:
Hoạt động 1: cả lớp, Cá nhân
Phương pháp: Trình bày, phát vấn, liên hệ thực tế. Giới thiệu
Thời gian: 20 phút
7 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 621 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Tiêt 29 đến 30 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
III
VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII
Bài:21 NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TRONG CÁC THẾ KỈ XVI-XVIII
1. Mục tiêu bài học.
1.1.Kiến thức.
- Sự sụp đổ của triều Lê đã dẫn đến sự phát triển của các thế lực phong kiến.
- Nhà Mạc ra đời và tồn tại hơn nửa thế kỉ đã góp phần ổn định xã hội trong một thời gian.
- Chiến tranh phong kiến diễn ra trong đã dẫn đến sự chia cắt đất nước.
1. 2. Tư tưởng tình cảm.
- Bồi dưỡng ý thức xây dựng và bảo vệ đất nước thống nhất.
- Bồi dưỡng tinh thần dân tộc.
1.3. Kĩ năng.
- Phân tích, tổng hợp vấn đề.
- Khả năng nhận xét.
2. Thiết bị tài liệu dạy học.
2.1Học sinh: Đọc SGK, sưu tầm ảnh,
2.2 Giao viên: SGK, SGV, Tài liệu tham khảo,
- Bản đồ VN phân rõ ranh giới 2 miền.
- Một số tranh ảnh triều Lê -Trinh.
3/ Phương pháp: giới thiệu, trình bày, phân tích, so sánh,
3. Tiến trình tổ chức dạy – học.
3.1. Ổn định: kiêm diện
3.2. Kiểm tra bài cũ.thông qua, trong khi học bài mới GV có thể hỏi lại.
3.3. Bài mới.: từ thế kỉ XVI nhà nước phong kiến Đại Việt có những biến đổi lớn , biến đổi như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài 21.
3.4. Tổ chức dạy –học:
Hoạt động 1: cả lớp, Cá nhân
Phương pháp: Trình bày, phát vấn, liên hệ thực tế. Giới thiệu
Thời gian: 20 phút
- GV gợi lại kiến thức cũ cho học sinh.
Học sinh nhận xét triều đình nhà Lê.
- Bộ máy nhà nước hoàn chỉnh.
- Giáo dục thi cử đạt đến giai đoạn cực thịnh.
- KT khôi phục và phát triển.
Nguyên nhân của nhà Lê suy yếu ? biểu hiện.
Học sinh đọc SGK trả lời.
GV nhận xét, bổ sung, kết luận.
Gv giới thiệu sơ lược về Mạc Đăng Dung.
Chính sách của nhà Mạc ?ý nghĩa
- Đối nội : tích cực
Em có nhận xét gì về sự thay thế của triều Mạc?
GV gợi ý thêm có phù hơp không, vì sao?
Những khó khăn của nhà Mạc ?
- Đối ngoại : hạn chế.
Năm 1540 cắt đất ĐB cho Minh. " triều đình bất bình – nhà Mạc cô lập.
- Áp lực : Minh
- Cựu thần nhà Lê chống đối.
1. Sự sụp đổ của nhà Lê, nhà Mạc thành lập.
- Đầu thế kỉ XVI nhà Lê sơ lâm vào khủng hoảng suy yếu.
+ Vua, quan không quan tâm đến triều chính.
+ Địa chủ chiếm ruộng đất, bóc lột nông dân.
+ Các thể lực phong kiến nổi dậy tranh chấp quyền lực mạnh nhất là thế lực Mạc Đăng Dung.
- Năm 1527 Mạc Đăng Dung phế truất vua Lê lập triều Mạc.
* Chính sách của nhà Mạc.
- Xây dựng chính quyền theo mô hình của nhà Lê.
- Tổ chức thi cử đều đặn.
- Xây dựng quân đội mạnh.
- Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
_Những chính sách trên đã bước đầu ổn định đất nước.
- Do sự chống đối của cưụ thần nhà Lê, cắt đất thần phục nhà Minh
_ Nhà Mạc không được nhân dân tin tưởng .
Hoạt động 2: Cá nhân ,cả lớp
Phương pháp: pv. Trình bày,giải thích
Thời gian: 20 phút
GV: Nguyên nhân đất nước bị chia cắt?
Gv giải thích rỏ vì sao có Nam triều, Bắc triều từ đó hỏi tiếp
Nguyên nhân chiến tranh Nam – Bắc triều ? Diễn biến, Kết quả
HS đọc sách trả lời
GV chốt ý.
HS ghi bài
Sau khi lật đổ triều Mạc đất nước hoàn toàn thống nhất?
HS trả lời
Gv chuyển ý
Nguyên nhân, diễn biến, hậu quả của cuộc chiến tranh Trịnh-Nguyễn?
HS trả lời.
GV bổ sung, chốt ý.
GV giới thiệu lược đồ phân ranh giữa 2 Đàng.
2. Đất nước bị chia cắt.
* Chiến tranh Nam – Bắc triều.
- Cựu thần nhà Lê đứng đầu là Nguyễn Kim chống Mạc " thành lập chính quyền ở Thanh Hoá gọi là Nam triều. Đối đầu với nhà Mạc ở Thăng Long – Bắc triều.
-Diễn biến:từ 1545-1592
-Kết quả: Triều Mạc bị lật đổ, đất nước thống nhất.
* Chiến tranh Trịnh – Nguyễn.
- Ở Thanh Hóa: quyền lực nằm trong tay họ Trịnh.
- Ở Mạn Nam Họ Nguyễn xây dựng chính quyền riêng.
- Diễn biến: 1627-1672
- Kết quả: hai bên giảng hoà lấy sông Gianh làm giới tuyến _đất nước bị chia cắt.
4.Tổng kết :
4.1.Củng cố
Sự khủng hoảng, sụp đổ của triều đại nhà Lê
Sự hình thành của triều Mạc, những chính sách đó có ý nghĩa gì?
Nguyên nhân đất nước bị chia cắt? .
4.2 Dặn dò:
Học bài, làm bài tập SGK, đọc bài 22
Tuần:25 Tiết : 30
Ngày soạn : 15/12/2013
Ngày dạy: 06-24/01/2014
Bài 22 TÌNH HÌNH KINH TẾ Ở CÁC THẾ KỈ XVI – XVIII
1. Mục tiêu bài học
1.1. Kiến thức
- Đất nước có nhiều biến động song tình hình kinh tế có nhiều biến đổi và phát triển.
- Lãnh thổ đàng trong mở rộng tạo nên một vựa lúa lơn, góp phần quan trọng ổn định tình hình xã hội.
- Kinh tế hàng hóa phát triển mạnh mẽ tạo điều kiện cho sự hình thành và phồn vinh của một số đô thị.
- Từ nửa sau thế kỉ XVIII kinh tế hai đàng đều suy thoái. Song sự phát triển của kinh tế hàng hóa ở các thế kỉ trước đã ảnh hưởng quan trọng đến xã hội.
1.2. Tư tưởng tình cảm.
- Giáo dục ý thức về tính hai mặt của kinh tế thị trường từ đó biết định hướng về tác động tích cực.
- Bồi dưỡng những nhận thức về hạn chế tư tưởng phong kiến.
1.3. Kĩ năng.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích liên hệ thực tế.
2. Thiết bị – tài liệu dạy học.
2.1 Học sinh: Đọc SGK, sưu tầm ảnh,
2.2 Giao viên: SGK, SGV, Tài liệu tham khảo, Tranh ảnh, bản đồ VN Tranh ảnh,..
2.3 Phương pháp: giới thiệu, trình bày, phân tích, so sánh,
3 Tiến trình tổ chức dạy – học.
3.1. Ổn định
3.2. Kiểm tra bài cũ.
3.3. Bài mới.kinh tế từ thế kĩ XVI-XVIII?
3.4 Tổ chức dạy-học.
Hoạt động 1: cả lớp, Cá nhân
Phương pháp: phát vấn, Trình bày, giải thích
Thời gian: 10 phút
GV gợi lại kiến thức cũ.
- Tình hình ĐV thế kỉ XV – XVI, XVII ? ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế nói chung. Nông nghiệp nói riêng ?
HS trả lời
- Tình hình chính trị bất ổn " nông nghiệp sa sút
- GV trình bày : Sau chiến tranh Trịnh – Nguyễn chính trị ổn định " nông nghiệp phát triển.
Biểu hiện của sự phát triển?
Hs đọc SGK trả lời.
Gv chốt ý
Hs ghi bài.
Vậy qua đó HS nêu điểm tích cưc và hạn chế của sự phát triển nông nghiệp?
Hs trả lời
Gv chốt ý bổ sung đời sống nhân dân ...
Tuy nhiên ruộng đất tập trung vào tay địa chủ.
1. Tình hình nông nghiệp ở các thế kỉ XVI – XVIII.
- Từ cuối thế kỉ XV " nửa đầu thế kỉ XVI. nông nghiệp sa sút, mất mùa đói kém liên miên.
- Từ nửa sau thế kỉ XVII tình hình chính trị ổn định, nông nghiệp 2 đàng phát triển.
+ Ruộng đất 2 đàng mở rộng nhất là ở đàng trong.
+ Thuỷ lợi được củng cố.
+ Giống cây trồng ngày càng phong phú.
+ Kinh nghiệm sản xuất được đúc kết.
=> . Ruộng đất ngày càng tập trung trong tay địa chủ.
Hoạt động 2: Cá nhân cả lớp
Phương pháp: pv. Trình bày,giải thích
Thời gian: 10 phút
Gv : Tình hình TCN nước ta giai đoạn này phát triển.như thế nào?
Hs trả lời
Gv chốt ý
Gv: TCN mới?
Hs trả lời:
+ Nghề mới xuất hiện nhiều san phẩm mới:
+ Nét mới trong kinh doanh, sản xuất
Gv giới thiệu một vài ảnh.
- Kể tên một vài làng nghề truyền thống ?liên hệ hiện nay ở địa phương em?ý nghĩa?
Hs suy nghĩ trả lời
- Em có nhận xét gì về sự phát triển của TCN ? so sánh với giai đoạn trước.
Hs trả lời.
- TCN phát triển mạnh, hàng hoá nhiều, phong phú đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước.
GV giới thiệu một số ảnh có liên quan
2. Sự phát triển của thủ công nghiệp.
- Nghề thủ công truyền thống tiếp tục phát triển đạt trình độ cao ( dệt, gốm )
- Một số nghề mới xuất hiện : khắc in bản gỗ, làm đường trắng, làm đồng hồ, tranh sơn mài.
- Làng nghề thủ công xuất hiện ngày càng nhiều:gốm sứ,dệt lụa,...
- Khai mỏ: một ngành quan trọng rất phát triển ở cả Đàng trong và Đàng ngoài.
Hoạt động 3: nhóm
Phương pháp: phát vấn. Trình bày,giải thích
Thời gian: 10 phút
GV chia 2 nhóm hoạt động.
Nhóm 1: nội thương phát triển như thế nào?
Nhóm 2: ngoại thương phát triển ra sao?
Thòi gian: 3 phút
Sau khi thảo luậ hs đại diện nhóm trình bày
Hs khác bổ sung.
GV bổ sung những biểu hiện của sự phát triển nội thương.
Nét mới của nội thương thế kỉ này
+ Xuất hiện hàng buôn.
+ Buôn bán lớn.rộng.
- Nguyên Nguyên nhân thúc đẩy thương nghiệp phát triển ?tác dụng?
- Do chính sách mở cửa của chính quyền Trịnh – Nguyễn.
- Do pk địa lí tạo điều kiện cho giao lưu Đông – Tây thuận lợi.
Đưa nền kinh tế nước ta tiếp cận với nền kinh tế thế giới
GV giới thiệu một số ảnh có liên quan.
3. Sự phát triển của thương nghiệp.
* Nội thương : Thế kỉ XVI – XVII buôn bán phát triển.
- Chợ làng, huyện mọc lên khắp nơi và họp theo phiên.
- xuất hiện làng buôn và là trung tâm buôn bán của vùng.
- Buôn bán lớn, Buôn bán giữa các vùng miền phát triển.
* Ngoại thương.phát triển nhanh chóng
- Thuyền buôn các nước : BĐN, HL, Anh, Pháp đến VN buôn bán ngày càng tấp nập.
+ Họ buôn bán vũ khí, thuốc súng, len dạ, bạc đồng. tơ lụa, đường, gốm, nông lâm sản.
- Thương nhân nhiều nứơc đã tụ hội lập phố xá cửa hàng buôn bán lâu dài.
.
- Giữa thế kỉ XVIII ngoại thương suy yếu dần do chế độ thuế khoá của nhà nước ngày càng phức tạp
Hoạt động 4: cả lớp,Cá nhân
Phương pháp: pv. Trình bày,giải thích
Thời gian: 10 phút
Nguyên nhân đô thị hưng khởi ?
Kể tên
HS đọc SGK.trả lời
Gv nhận xét, chốt ý.
Hs ghi bài
GV giới thiệu vị trí của một số đô thị.
4. Sự hưng khởi của các đô thị.
- Thế kỉ XVI " XVIII nhiều đô thị mới hình thành phát triển hưng thịnh.
- Thăng Long, Phố Hiến ( Hưng Yên ), Hội An ( Q. Nam ), Thanh Hà ( Phú Xuân ), ...
- Đầu thế kỉ XIX do chính sách hạn chế của ngoại thương, hạn chế giao lưu giữa các vùng của chính quyền phong kiến. Đô thị suy tàn dần.
4. Tổng kết
4.1: củng cố
- Thế kỉ XV – XVIII kinh tế có bước phát triển mới.
- TCN ,thương nghiệp có điều kiện phát triển
- Sự phát triển của NT đã đưa nước ta tiếp cận với kinh tế thế giới.
4.2. Dặn dò :
Học bài, trả lời câu hỏi SGK.chuẩn bị bài 23.
- Giữa thế kỉ XVIII ngoại thương suy yếu dần do chế độ thuế khoá của nhà nước ngày càng phức tạp
DUYỆT CỦA BGH
DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
File đính kèm:
- su 10tien.doc