- Hiểu được bản chất xâm lược của chủ nghĩa thực dân và sự tàn bạo của chúng.
- Tự hào về truyền thống chống xâm lược của cha ông.
- Có thái độ đúng mức khi tìm hiểu về nguyên nhân và trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước cuối thế kỉ XIX.
- Có nhận thức đúng với các nhân vật, sự kiện lịch sử cụ thể.
16 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 746 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Chương 1: Việt Nam từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a” đã thu hút nhiều nhân sĩ, nhà nho yêu nước và đông đảo nhân dân của 3 tỉnh bị chiếm. Những người này kiên quyết rời bỏ vùng đất đã bị giặc chiếm để chuyển sang Vĩnh Long, hoặc ra Bình Thuận. Đó là một biểu hiện mạnh mẽ của tinh thần yêu nước, căm thù giặc của nhân dân. Tiêu biểu cho phong trào này là thầy đồ Nguyễn Đình Chiểu. Khi thành Gia Định thất thủ (17-2-1859), Nguyễn Đình Chiểu bỏ Gia Định chạy về Cần Giuộc. Đến khi Cần Giuộc bị chiếm, Nguyễn Đình Chiểu lại một lần nữa rời nơi đây, về Ba Tri (Bến Tre) với ý thức quyết không sống chung với quân thù.
Tiêu biểu có khởi nghĩa của Trương Định.
-GV giới thiệu về nhân vật Trương Định
Trương Định là con của Lãnh binh Trương Cầm, quê ở Quãng Ngãi. Vì có công chiêu mộ dân khai hoang lập ấp nên được phong chức Phó Quản cơ. Năm 1959, Pháp chiếm thành Gia Định, ông đã đưa quân giúp triều đình chống Pháp. Đại đồn Chí Hòa thất thủ, ông đưa quân về Tân Hòa (Gò Công), quyết tâm chiến đấu lâu dài.
Sau Hiệp ước 1862, triều đình hạ lệnh bãi binh và điều ông đi nhận chức Lãnh binh ở An Giang, rồi Phú Yên. Nhưng ông đã chống lệnh triều đình, quyết tâm ở lại kháng chiến. Phất cao ngọn cờ “Bình Tây Đại Nguyên soái”
"...Bởi lòng chúng chẳng nghe Thiên tử chiếu, đón ngăn mấy dặm mã tiền,
Theo bụng dân phải chịu Tướng quân phù, gánh vác một vai khổn ngoại ..."., điều này khiến bọn cướp nước và bán nước phải run sợ. Pháp đã 4 lần gửi thư dụ hàng ông nhưng không thành.
Giáo viên sử dụng hình ảnh trong sách giáo khoa minh họa.
Nghĩa quân ra sức xây dựng công sự, rèn vũ khí, liên kết lực lượng, mua súng đạn nước ngoài. Nghĩa quân có quy mô rất lớn với hàng vạn quân đã tổ chức đánh địch ở nhiều nơi làm cho chúng thất điên bát đảo. Người Pháp phải thừa nhận nếu triều đình để Trương Định tự do hoạt động thì Pháp đã bị tiêu diệt.
Ngày 28/2/1863, Pháp mở cuộc tấn công quy mô lớn vào Tân Hòa. Nghĩa quân đã chiến đấu anh dũng suốt 3 ngày đêm và rút về Tân Phước. Ngày 20/8/1864, nhờ có tay sai dẫn đường, Pháp tấn công lớn vào Tân Phước. Nghĩa quân chống trả quyết liệt. Không may, Trương Định trúng đạn gãy xương sống. Ông rút gươm tự sát để bảo toàn khí tiết. Cuộc khởi nghĩa thất bại.
Hoạt động 2: cả lớp
GV phát vấn : Sau khi chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì, thực dân Pháp có hành động gì?
HS suy nghĩ trả lời
Gv nhận xét bổ sung :
Sau khi chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì, thực dân Pháp bắt tay ngay vào việc tổ chức bộ máy cai trị và chuẩn bị mở rộng phạm vi chiếm đóng. Trong khi triều đình Huế chỉ lo dốc lực lượng đàn áp phong trào nông dân Trung Kì, Bắc Kì và tìm cách phá hoại phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Nam Kì thì thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị chiếm nốt ba tỉnh miền Tây Nam Kì. Để dọn đường cho âm mưu này, năm 1863, Pháp dùng vũ lực áp đặt nền bảo hộ lên đất Cam-pu-chia. Như vậy, sau khi ba tỉnh miền Đông Nam Kì và Cao Miên lọt vào tay Pháp thì số phận ba tỉnh miền Tây Nam Kì đã được định đoạt.
GV phát vấn : Pháp đã chiếm ba tỉnh Tây Nam Kì như thế nào?
-HS tìm hiểu trả lời
-GV nhân xét bổ sung
- Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình, tháng 2/1867, Pháp yêu cầu triều đình giao nốt cho chúng quyền kiểm soát ba tỉnh miền Tây khiến triều đình vô cùng lúng túng. Thực ra, lúc này, tình hình nước Pháp cũng không thuận lợi cho việc mở rộng xâm lược Việt Nam. Tuy nhiên, sự nhu nhược của triều đình Huế lại tiếp thêm động lực cho cánh thực dân hiếu chiến ở Pháp.
Ngày 20/6/1867, Pháp kéo đến thành Vĩnh Long. Kinh lược sứ miền Tây là Phan Thanh Giản thương thuyết không thành, tình thế thân cô thế cô, cuối cùng ông phải nộp thành cho Pháp. Theo ý Pháp, ông viết thư cho quan quân hai tỉnh An Giang, Hà Tiên yêu cầu nộp thành để “tránh khỏi mọi sự đổ máu vô ích”. Sau đó ông nhịn ăn 17 ngày rồi uống thuốc độc tự tử.
Trong vòng 5 ngày (từ 20-24/6/1867), thực dân Pháp chiếm gọn ba tỉnh miền Tây Nam Kì (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) mà không tốn một viên đạn.
Hoạt động 3: Cả lớp
GV phát vấn: Sau khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì, Phong trào kháng chiến của nhân dân ta phát triển như thế nào?
-Hs suy nhgĩ trả lời
-GV nhận xét bổ sung
- Sau khi ba tỉnh miền Tây Nam kì rơi vào tay Pháp phong trào kháng chiến của nhân dân tavẫn tiếp tục dâng cao. Một số văn thân, sĩ phu yêu nước bất hợp tác với giặc, tìm cách vượt biển ra Bình Thuận (Nam Trung Kì) nhằm mưu cuộc kháng chiến lâu dài. Một số khác cương quyết ở lại bám đất, bám dân, quyết sống mãi vơi quân thù.
GV phát vấn : Trong cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân Miền tây có những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nào?
-HS suy nghĩ trả lời
-GV nhận xét bổ sung:
- một số cuộc khởi nghĩa: Trương Quyền, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân.
GV phát vấn: Tại sao các phong trào đều bị đàn áp thất bại? Ý nghĩa của các phong trào này?
-HS tìm hiểu trả lời câu hỏi
-GV nhận xét bổ sung
- Do tương quan lực lượng chênh lệch không có lợi cho ta, vũ khí còn thô sơ, triều đình không quan tâm nên tinh thần chiến đấu bị giảm sút.
- Cuộc kháng chiến của nhân dân Nam kì nói chung và Tây nam kì nói riêng là những biểu hiện cụ thể về lòng yêu nước nồng nàn, ý chí chống giặc ngoại xâm sâu sắc.
Đó là những người nông dân:
“Cui cút làm ăn
Toan lo nghèo khó,
.
Việc cuốc, việc cày, việc bùa, việc cấy, tay vốn quen làm;
Tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó”.
2. Kháng chiến lan rộng ra các tỉnh miền Đông Nam Kì. Hiệp ước 5-6-1862.
a. Kháng chiến lan rộng ra các tỉnh miền Đông Nam Kì
-25.10.1860 Pháp kéo quân về Gia Định mở rộng đánh chiếmnước ta.
-23.2.1861 pháp chiếm đại đồn Chí Hòa, sau đó chiếm Định Tường (12.4.1861) Biên Hòa ( 18.1.2.1861) vĩnh Long( 23.3.1962)
-Cuộc kháng chiến của nhân dân ta diễn ra mạnh mẽ : trương Định, Nguyễn Trung Trực, Lê Huy
b. Hiệp ước Nhâm Tuất 5.6.1862
-Giữa lúc phong trào kháng chiến của nhân dân đang lên cao thì triều đình kí với pháp hiệp ước nhâm tuất 1862
-Nội dung chính : Nhượng 3 tỉnh miềnĐông Nam Kì cho Pháp.
=>Triều đình không kiên quyết đánh giặc.
III. Cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Kì sau hiệp ước 1862.
1.Nhân dân ba tỉnh miền Đông Nam Kì tiếp tục kháng chiến sau hiệp ước 1862
-Thực hiện hiệp ước 1862, triều đình ra lệnh giải tán các đội nghĩa binh chống pháp ở Gia Định, Định Tường và Biên Hòa.
-Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân vẫn tiếp tục phát triển, nổi bật là khởi nghĩa của Trương Định.
- khi hiệp ước 1862 được kí kết, triều đình hạ lệnh cho Trương Định giải tán nghĩa quân nhưng ông kháng lệnh cùng ở lại cùng nhau chống giặc với nahn6 dân
- nửa sau năm 1862 cuộc khởi nghĩa phát triển mạnh mẽ, thực dân Pháp phải xin thêm viện binh.
- 28/ 2/ 1863, thực dân Pháp mở rộng cuộc tấn công vào căn cứ Tân Hòa, nghĩa quân chiến đấu dũng cảm sau đó phải rút khỏi căn cứ để bảo toàn lực lượng. Sau đó ông cho xây dựng căn cứ mới ở Tân Phước.
- Ngày 20/ 8/ 1863, Nhờ có tay sai dẫn đường, thực dân Pháp tìm được nơi ở của Trương Định, tập kích bất ngờ. Ông bị trúng đạn và tự sát giữ khí tiết
=> cuộc khởi nghĩa đã gây cho giặc nhiều khó khăn nhưng cuối cùng thất bại.
2.Thực dân Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì.
- sau khi chiếm 3 tỉnh miền Đong Nam Kì thực dân Pháp tổ chức bộ máy cai trị và mở rộng chiếm đóng.
-Năm 1863 Pháp dùng vũ lực áp đặt nền bảo hộ lên đất cam-phu-chia
-20/6/1867, Pháp dàn trận trước thành Vĩnh Long, Phan Thanh Giản phải nộp thành.
- Từ 20 đến 24/6/1867, Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì ( Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên không tốn một viên đạn.
3.Nhân dân ba tỉnh miền Tây Nam Kì chống Pháp.
a.Đặc điểm:
-Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ba tỉnh miền Tây tiếp tục dâng cao, dưới nhiều hình thức (bất hợp tác, khởi nghĩa vũ trang, liên minh với Campuchia)
- Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: khởi nghĩa của Trương Quyền, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân...
b. Nguyên nhân thất bại
- Tương quan lực lượng chênh lệch không có lợi cho ta.
-Vũ khí của ta còn thô sơ.
-Triều đình không quan tâm, tinh thần chiến đấu của nhân dân giảm sút.
c. Ý nghĩa
- Biểu hiện cụ thể, sinh động lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta.
Củng cố bài
Hãy ghép nội dung ở cột bên trái cho phù hợp với nội dung ở cột bên phải, bằng cách điền số thứ tự của nội dung ở cột nên trái vào chỗ trống (...) của nội dung ở cột bên phải.
Nguyễn Ánh
Pi – nhô – đờ Bê – hen
Tự Đức
Ri – gôn đơ Giơ – nuy – y
Phạm Văn Nghị
Nguyễn Tri Phương
Trương Định
Nguyễn Trung Trực
Nguyễn Hữu Huân
Phan Thanh Giản
Phan Tôn, Phan Liêm
Nguyễn Đình Chiểu
... Dùng thơ văn để vạch trần bộ mặt thật của bè lũ cướp nước và bán nước, cũng như cổ động nhân dân chống giặc.
... Ông từng chỉ huy quân sĩ chống Pháp ở Đà Nẵng, sau đó lại được triều đình cử vào Gia Định chống giặc.
... Người có công khôi phục quyền lực cho dòng họ Nguyễn và thiết lập 1 triều đại mới trong lịch sử dân tộc.
... Là con của Phan Thanh Giản, lập căn cứ chống Pháp ở Ba Tri ( Bến Tre).
... Người có câu nói nổi tiếng: “ Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.
...Người đại diện cho Nguyễn Ánh kí với Pháp hiệp ước Véc – xai và giúp đỡ Nguyễn Ánh trong việc đánh bại triều Tây Sơn.
...Người trị vì đất nước trong lúc thực dân Pháp xâm lược.
... Người chỉ huy quân Pháp tiến đánh Việt Nam tháng 9 / 1858.
... Ông là đốc học ở Nam Định, tự chiêu mộ nghĩa binh vào Huế xin vua được ra chiến trường.
... ông đã chống lệnh vua. Giương cao ngọn cờ “ Bình Tây đại nguyên soái” lãnh đạo nhân dân chống giặc.
... Ông đã từng ba lần bị Pháp bắt và chịu án lưu đày nhưng sau mỗi lần được thả ra ông lại cáng chống Pháp quyết liệt hơn.
- Cuộc kháng chiến của nhân dân ta đã diễn ra quyết liệt. Nhưng do triều đình nhà Nguyễn từ chố chống cự yếu ớt, đến thoả hiệp, cắt đất cầu hoà. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta, vì thế dần dần tách thành mặt trận riêng. Nhiều tấm gương chiến đấu dũng cảm xuất hiện... Mặc dù thất bại, cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Bộ là những biểu hiện cụ thể về lòng yêu nước, ý chí bất khuất chống ngoại xâm của nhân dân ta và đặt cơ sở cho cuộc kháng chiến tiếp tục về sau.
4. Hướng dẫn học bài
- Học bài cũ và tìm hiểu trước nội dung bài 20
File đính kèm:
- Bai 19 tiet 2.docx