Hoạt động 1: HS nắm được hoàn cnh Liên X" khi tiến hành kh"i phục kinh tế sau chiến tranh thếi giới 2
GV: Sử dụng bng phụ đưa giữ liệu về sự thiệt hại của Liên X":
- Hn 27 triệu người chết
- 1710 thành phố
- Hn 70.000 làng mạc bị tàn phá
- Gần 32000 nhà máy, xí
nghiệp
- Gần 65000 km đường sắt
? Em có nhận xét gì về sự thiệt hại của Liên X" trong chiến tranh thế giới 2.
- Thiệt hại nặng nề.
- HS : Nhận xét bổ sung ( nếu cần )
- GV: bổ sung, nhận xét: đây là sự thiệt hại rất lớn về người của nhân dân Liên X", những khó khăn tưởng chừng kh"ng vượt qua nổi. Các nước đồng minh mặc dù bị thua nhưng thiệt hại kh"ng đáng kể.
158 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 557 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lịch sử Khối 9 - Bản đẹp 2 cột, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tổ quốc.
3. Kỹ năng
Rèn luyện HS khả năng phân tích, hệ thống sự kiện, lựa chọn sự kiện lịch sử điển hình, đặc điểm lớn của từng giai đoạn
II. ChuÈn bÞ:
1.ThÇy:T liÖu lÞch sö ViÖt Nam tõ sau chiÕn tranh thÕ giíi thø nhÊt ®Õn n¨m 2000.
2. Trß : Xem l¹i bµi cò.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
1. giới thiệu bài mới
GV khái quát lại những nội dung lịch sử Việt Nam đã học rồi dẫn dắt các em vào học bài tổng kết.
2. Dạy và học bài mới
Mục 1: Các giai đoạn chính và đặc điểm của tiến trình lịch sử.
* Phương án 1: GV nêu câu hỏi: Hãy cho biết các giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam từ 1919 đến nay và nội dng của từng giai đoạn đó?
HS dựa vào kiến thức đã học để trả lời. GV nhận xét, bổ sung và chốt ý những những nội dung sau:
- Giai đoạn 1919 - 1930; Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp tại Việt Nam (1919 - 1929) đã tác động, làm biến đổi tình hình kinh tế xã hội Việt Nam, dẫn đến sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam, sự kiện mở đầu bước ngoặt của cách mạng Việt Nam.
- Giai đoạn 1930 - 1945: Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Hồ Chí Minh, cách mạng Việt Nam không ngừng phát triển qua các phong trào 1930 - 1931, 1936 - 1939, 1939 - 1945 dẫn tới Cách mạng tháng Tám thắng lợi, mở ra kỷ nguyên độc lập tự do.
- Giai đoạn 1945 - 1954: Nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến toàn diện chống thực dân Pháp xâm lược đã giành thắng lợi cuối cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, giải phóng hoàn toàn miền Bắc.
- Giai đoạn 1954 - 1975: Hai miền đất nước tiền hành hai chiến lược cách mạng khác nhau (cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam) và đã giành thắng lợi hoàn toàn với trận đại thắng Xuân 1975 mở ra kỷ nguyên độc lập, thống nhất, đi lên CNXH.
Giai đoạn 1975 đến nay: trong 10 năm đầu 1975 - 1985 chúng ta gặp nhiều khó khăn thử thách, từ Đại hội lần thứ V (12 - 1986) của Đảng, thực hiện đường lối đổi mới, cách mạng nước ta giành thắng lợi to lớn, khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, bước đi của công cuộc đổi mới là phù hợp.
* Phương án 2: GV tổ chức cho HS lập bảng thống kê theo nội dung sau:
Các giai đoạn của cách mạng
Việt Nam
Nội dung chủ yếu và đặc điểm của lịch sử Việt Nam
1919 - 1930
1930-1954
1954-1975
1975 đến nay
Để bài học sinh động, GV kết hợp với việc giới thiệu những tranh ảnh lịch sử tương ứng với các giai đoạn để học sinh hiểu sâu sắc hơn nội dung bài tổng kết.
Mục 2: Nguyên nhân thắng lợi, những bài học kinh nghiệm, phương hướng đi lên.
Về nguyên nhân thắng lợi; GV nêu câu hỏi HS thảo luận theo nhóm: hãy cho biết nguyên nhân thắng lợi của cách mạng Việt Nam?
HS thảo luận theo nhóm và trình bày kết quả của mình. HS nhóm khác có thể bổ sung. Cuối cùng GV kết luận. Chú ý nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của đảng là nguyên nhân quyết định mọi sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Về phương hướng đi lên: GV trình bày: Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, đất nước độc lập và thống nhất đi lên CNXH theo đường lối đổi mới của Đảng là con đường phát triển hợp quy luật của cách mạng Việt Nam.
Về bài học kinh nghiệm: GV cho HS trao đổi, đàm thoại để trả lời câu hỏi: Nêu những bài học của cách mạng Việt Nam?
Sau khi HS trả lời, GV chốt ý:
- nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH
- Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, chính nhân dân là người làm nên thắng lợi lịch sử.
- Không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết.
- kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước và quốc tế.
- Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, nhân tố quyết định mọi sự thắng lợi.
3. Sơ kết bài học.
- Các giai đoạn phát triển và đặc điểm của tiến trình lịch sử Việt Nam.
- Nguyên nhân thắng lợi, những bài học kinh nghiệm, phương hướng đi lên của cách mạng Việt Nam.
4. Dặn dò, bài tập
Học theo các giai đoạn để nắm được những nội dung chủ yếu của cách mạng Việt Nam
Lập bảng thống kê các sự kiện chủ yếu của cách mạng việt Nam theo nội dung sau:
Thời gian
Sự kiện chủ yếu
Tác động của sự kiện đó đến lịch sử Việt Nam
Ngµy so¹n:
Ngµy gi¶ng:
Tiết 49 - BÀI 32:
VIỆT NAM XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC, ĐẤU TRANH
BẢO VỆ TỔ QUỐC (1976-1985)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Nắm được tình hình Việt Nam trong 10 năm đi lên CNXH, với việc thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm (1976-1980) và (1981-1985).
- Nắm và hiểu được cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc trong những năm 1975-1979.
2. Tư tưởng, tình cảm, thái độ
Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước, CNXH, tinh thần lao động xây dựng đất nước, đấu tranh để bảo vệ tổ quốc, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường đi lên CNXH.
3. Kĩ năng
Rèn cho HS kĩ năng phân tích, so sánh, nhận định, đánh giá tình hình đất nước, thấy được những thành tích và những hạn chế trong quá trình cả nước cùng đi lên xây dựng CNXH.
II. THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1.Thầy: - Tranh ảnh trong SGK
- Sưu tầm một số tranh ảnh về giai đoạn này.
2. Trò: Đọc bài cũ, trả lời câu hỏi SGK, sưu tầm tư liệu tham khảo.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1: hãy cho biết tình hình nước ta sau đại thắng mùa Xuân 1975?
Câu hỏi 2: Nêu những việc làm của ta trong việc thực hiện thống nhất lãnh thổ về mặt Nhà nước.
2. Giới thiệu bài mới
Trong những năm 1976-1980 ngay sau khi thống nhất Nhà nước về mặt lãnh thổ chúng ta vừa phải tiến hành xây dựng CNXH, vừa phải đấu tranh thống nhất đất nước. Thế thì việc thực hiện các kế hoạch Nhà nước 5 năm từ 1976-1985 diễn ra và kết quả ra sao? Cuộc đấu tranh thống nhất đất nước diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học.
3. Dạy và học bài mới
Hoạt động của thầy và trong
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt dộng 1: Cả lớp/Cá nhân
Trước hết GV giới thiệu cho HS biết sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước và hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước, cách mạng nước ta chuyển sang một giai đoạn mới: giai đoạn độc lập, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Tiếp đó GV hỏi: Đại hội lần V của Đảng đã đề ra đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội như thế nào?
HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi, HS khác có thể nhận xét bổ sung.
Cuối cùng GV kết luận.
Hoạt động 2: Nhóm
GV chia lớp thành các nhóm tổ chức cho HS thảo luận nhóm với câu hỏi: Hãy cho biết những thành tựu trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm 1976 - 1980?
kết luận.
GV giới thiệu cho HS hình 81 trong SGK "Tàu nước ngoài vào nhận than tại cảng Cửa ông (Quảng Ninh)"
Hoạt động 1: Cá nhân
GV nêu câu hỏi; Hãy cho biết phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch nhà nước 5 năm 1981 - 1985?
HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi.
Hoạt động 2: Cả lớp
GV yêu cầu HS đọc trình bày những kết quả thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm 1981 - 1985 đoạn chữ nhỏ SGK.
HS đọc SGK và trả lời câu hỏi, HS khác có thể bổ sung cho bạn.
Cuối cùng GV kết luận.
GV giới thiệu hình 82 trong SGK "Công trình thuỷ điện Hoà Bình".
GV hỏi: Nêu những yếu kém của ta trong những năm từ 1976 - 1985?
HS trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung cho bạn GV nhận xét, bổ sung và kết luận.
Sau cùng GV trình bày nguyên nhân dẫn đến những khó khăn, yếu kém trong việc thực hiện hai kế hoạch Nhà nước: Do xuất phát điểm nền kinh tế nước ta nghèo nàn, lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá. Do chính sách cấm vận của Mĩ làm cản trở sự giao lưu kinh tế nước ta với các nước trên thế giới. Do sai lầm của ta trong chủ trương, biện pháp tổ chức thực hiện.
Hoạt động 1: Cá nhân
Sau thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ ở biên giới Tây Nam chúng ta phải đối phó với cuộc xâm lược nào?
Hoạt động 2: Cả lớp
GV trình bày cho HS cuộc chiến đấu bảo vệ ở biên giới Tây Nam: Thực hiện quyền tự vệ chính đáng, quân và dân ta tổ chức cuộc phản công đánh đuổi quân Pôn Pốt. Cuộc chiến đấu nhanh chóng chấm dứt, toàn bộ quan Pôn Pốt bị quét ra khỏi nước ta. Hoà bình được lập lại.
Hoạt động 1; Cá nhân
ở biên giới phía Bắc, Trung Quốc đã có hành động gì?
HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, bổ sung và kết luận. Đồng thời nhấn mạnh: từ 1978 Trung Quốc có những hành động làm tổn hại đến tình cảm hai nước như cho quân đội khiêu khích, cắt chuyên gia. Ngày 17 - 2 - 1979, trung Quốc cho quân đội với 32 sư đoàn mở cuộc tiến công nước ta dọc biên giới từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu)
Hoạt động 2: Cả lớp
GV trình bày cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc.
I. Việt Nam trong 10 năm đi lên chủ nghĩa xã hội (1976 - 1985)
1. Thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 - 1980)
- Nhiệm vụ: vừa xây dựng vừa cải tạo quan hệ sản xuất.
- Mục tiêu: xây dựng một bước cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH.
- Kết quả:
+ Các cơ sở công nghiệp, nông nghiệp, giao thông cơ bản được khôi phục, nhiều nhà máy được xây dựng, đường sắt Bắc - Nam được khôi phục.
+ Cải tạo XHCN ở vùng giải phóng được đẩy mạnh, giai cấp tư sản bị xoá bỏ.
+ Những biểu hiện văn hoá phản động bị xoá bỏ.
2. Thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1981 - 1985)
- Phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu: sắp xếp lại cơ cấu và đẩy mạnh cải tạo XHCN, ổn định tình hình kinh tế xã hội, giảm nhẹ mất cân đối nền kinh tế.
- Kết quả: Đất nước có chuyển biến tiến bộ đáng kể.
+ Công nghiệp, nông nghiệp chặn được đà giảm sút, có bước phát triển tiến bộ.
+ Xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật hoàn thành hàng trăm công trình lớn.
+ Khoa học - kĩ thuật được triển khai đẩy sản xuất phát triển.
II. Đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1975 - 1979)
1. Đấu tranh bảo vệ biên giới Tây Nam
- Tập đoàn Pôn Pốt mở cuộc chiến tranh xâm lược biên giới Tây - Nam (22 - 12 - 1978).
- Quân dân ta tổ chức phản công quét quân xâm lược Pôn Pốt khỏi nước ta.
2. Đấu tranh bảo vệ biên giới phía Bắc
- từ 1978 Trung Quốc cho quân đội khiêu khích, cắt viện trợ. Mở cuộc tiến công biên giới phía Bắc (17 - 2 - 1979)
Quân và dân ta chiến đấu ngoan cường buộc Trung Quốc phải rút quân (18 - 3 - 1979)
4. Sơ kết bài học
- thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm 1976 - 1985
- Cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc ở biên giới Tây - Nam và biên giới phía Bắc
5. Dặn dò, ra bài tập về nhà
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi bài tập SGK
- Đọc trước bài mới, sưu tầm tranh ảnh về thời kỳ đổi mới.
File đính kèm:
- giao an su 9 ca nam.doc